Tinh dầu tràm là gì? Cách nhận biết nguyên chất và 15 công dụng tuyệt vời

Hiện nay mọi người  sử dụng nhiều các sản phẩm tinh dầu từ tự nhiên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, điều này sẽ giúp loại bỏ được những vấn đề phát sinh không đáng có và đem lại tính hiệu quả cao hơn. Dầu tràm gió là một trong số tình dầu tự nhiên đó. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ về tinh dầu tràm, trở thành người dùng thông minh.

Tinh dầu tràm là gì?

Chưng cất bằng hơi nước là cách người ta dùng để chiết xuất ra dầu tràm.  Các thành phần để chiết xuất là cành, lá và thân. Tinh dầu tràm giúp bảo vệ cơ xương khớp và hệ hô hấp rất tốt. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì ta phải tìm mua được sản phẩm nguyên chất không bị pha loãng hoặc kém chất lượng.

Tinh dầu tràm là gì?

Thành phần hóa học trong tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm nguyên chất đạt tiêu chuẩn chất lượng thì bên trong sẽ luôn chứa 2 thành phần quan trọng đó là : 1.8- Cineol (42 % đến 60 %) và α- Terpineol (5 % đến 12 % ), đây cũng chính là 2 thành phần quan trọng mang đến những tác dụng của tinh dầu tràm trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Mỗi thành phần sẽ có công dụng và tính năng riêng như:

  • α- Terpineol:
  • với khả năng tiêu diệt virus cảm cúm, nấm mốc, siêu vi…đây là thành phần có tính sát khuẩn mạnh mẽ và không độc hại ở liều lượng kháng khuẩn. Để đạt tiêu chuẩn nguyên chất từ tự nhiên, thì bên trong cần phải chứa tỉ lệ α- Terpineol từ 5% đến 12%.
  • 1.8- Cineol: có khả năng làm ấm cơ thể và đường hô hấp, cũng như có tác dụng làm sạch mũi, phế quản, kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các bụi bẩn và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, làm giảm đi tình trạng viêm nhiễm, phòng tránh và khắc phục tình trạng viêm mũi. Đối với tinh dầu tràm đạt tiêu chuẩn thì  1.8- Cineol luôn đạt từ 42% đến 60%.

Cách nhận biết tinh dầu tràm nguyên chất, đạt tiêu chuẩn

Người sử dụng thông thường sẽ rất khó để phân biệt tinh dầu tràm nào đạt chuẩn, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 2 cách đơn giản nhất có thể dễ dàng nhận biết:

  • Xem kỹ bảng phân tích thành phần sản phẩm: khi bạn mua tinh dầu tràm của những đơn vị uy tín thì chúng ta có thể kiểm tra bảng thành phần để biết được tỉ lệ % các hợp chất có đúng với những phân tích ở phần trên.
  • Màu sắc, mùi của tinh dầu tràm tự nhiên: Cách thứ 2 là nhận biết qua mùi và màu sắc, về mặt cảm quan bên ngoài thì tinh dầu  tràm gió đạt tiêu chuẩn sẽ có màu vàng nhạt,  mùi đặc trưng mạnh mẽ của Camphoraceous, giống mùi của long não.

Công dụng của tinh dầu tràm nguyên chất trong cuộc sống

Tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng tuyệt vời, chính vì thế mà nó đã được biết đến, được sử dụng từ rất lâu rồ. Chúng ta có thể kể đến các quốc gia như: Việt Nam, Australia (Tràm Trà), Indonesia, Malaysia đã sử dụng từ rất lâu. Đây cũng là những quốc gia có nguồn nguyên liệu phát triển rộng rãi và  chất lượng tinh dầu của cây tràm gió tốt nhất trên thế giới.

1. Hỗ trợ kháng khuẩn

tinh dầu tràm hỗ trợ kháng khuẩn

α-Terpineol có trong dầu tràm là thành phần có tính kháng khuẩn cao, thường được điều chế thành các loại thuốc đặc trị các bệnh do virus cúm gây ra, chính vì vậy công dụng chính của tràm trà là hỗ trợ kháng khuẩn.

Khi thấy người khó chịu, mệt mỏi bạn hãy sử dụng một chiếc máy xông tinh dầu hoặc một bát nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào để thay đổi không khí, tràm sẽ bốc lên theo hơi nước, đi vào hệ hô hấp theo cơ chế hít thở tự nhiên, từ đó tiêu diệt virus cảm cúm. Do đó người ta còn sử dụng tinh dầu tràm trà để phòng ngừa bệnh cúm.

2. Phòng và trị ho

Thành phần chính thứ hai của tràm trà là 1.8- Cineol, một thành phần thường thấy trong các loại thuốc trị ho, hợp chất này có khả năng diệt khuẩn, tan đờm chấm dứt các cơn ho lâu ngày, ho dai dẳng. Tràm trà có chứa Cinoel nên bạn có thể xông họng bằng tinh dầu tràm trà hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, hai tay xoa đều vào nhau, rồi tiếp đó dùng tay xoa lên ngực, cổ và lưng, sẽ giúp cơ thể được ấm hơn.

3. Tràm gió giúp hạ sốt nhanh

Công dụng của tinh dầu tràm gió là có khả năng làm cho cơ thể toát mồ hôi  và thoát được nhiệt giúp cơ thể trẻ hạ sốt nhanh chóng.

Để hạ nhiệt cho cơ thể bằng tràm gió, các bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm, nhỏ vào đó khoảng 20 giọt dầu tràm tùy lượng nước, sau đó khuấy đều nước và dùng khăn sạch nhúng vào đó thấm ướt, vắt nhẹ rồi đắp lên trán, lau chân và tay. Cơ thể sẽ nhanh chóng toát mồ hôi, cơn sốt sẽ từ đó mà giảm đi, trong giai đoạn bạn nên uống nhiều nước.

4. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt, phần khí dư bị đọng lại, không được thoát ra ngoài, bụng bị trướng lên, ảnh hưởng không tốt đến ăn uống. Các bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào trong lòng bàn tay, xoa đều hai tay rồi massage lên bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 5- 10 phút sẽ làm bụng ấm lên, kích thích hệ thông tiêu hóa hoạt động, sau đó bạn có thể tập tư thế đạp xe đạp, hơi ứ đọng trong bụng sẽ nhanh chóng được đẩy ra ngoài, làm giảm sự khó chịu.

5. Trị viêm xoang

Viêm xoang là căn bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân là do xoang mũi bị nhiễm trùng dẫn đến xuất hiện các cơn đau nhức dai dẳng cho người bệnh, nếu muốn trị khỏi thì phải mất một khoảng thời gian rất dài và cần sự kiên trì.

Y khoa đã tìm ra cách thuyên giảm và điều trị bệnh viêm xoang bằng dầu tràm trà. Tất cả những gì bạn cần là một chai tinh dầu tràm trà, một bát nước nóng và một chiếc khăn lông to. Cho vào bát nước nóng còn bốc hơi 2-3 giọt tinh dầu tràm trà rồi sau đó trùm khăn kín mặt để xông mũi trong thời gian là khoảng 20- 30 phút. Khi hơi nước bốc lên sẽ đưa tinh dầu vào khoang mũi để làm mềm dịch nhầy. khiến chúng dễ dàng đào thải mang lại sự thoải mái sạch sẽ cho khoang mũi.

Nên làm thường xuyên và hít thở trong môi trường trong lành, ít bụi bặm, giúp cho xoang không bị viêm nhiễm, tình trạng sẽ dần dần cải thiện và khỏi hẳn.

6. Điều trị suy hô hấp

Suy hô hấp gây ra bởi nhiều vấn đề khác nhau như hen suyễn, nhiễm khuẩn, dị ứng phấn hoa… dẫn đến lượng Oxy trong máu bị thiếu, tình trạng phù nề niêm mạc khiến cơ thể khó thở, đồng thời gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Tác dụng của tinh dầu tràm tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn, long đờm, đào thải dị vật … làm giảm phù nề niêm mạc, tạo điều kiện để hít thở được dễ dàng, từ đó mà đảm bảo lượng Oxy cung cấp cho máu. Khi các bạn gặp vấn đề khó thở hãy ngửi trực tiếp tràm từ lọ đựng, cùng với việc khuếch tán tràm trong không gian sinh hoạt.

7. Thanh lọc không khí

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao khiến cho việc nấm mốc sinh trưởng nhanh chóng, cùng với đó mà thời tiết giao mùa cũng trở nên khắc nghiệt hơn, chính vì thế mà người dân thường bị những căn bệnh về hô hấp.

Chúng ta cần thanh lọc không khí bằng tinh dầu tràm nguyên chất để phòng tránh. Cách thực hiện là sử dụng đèn xông, máy khuếch tán hoặc nước nóng. Tràm sẽ được lan tỏa đến mọi ngóc nghách trong không gian, ức chế và chống lại virus, tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn gây hại, giúp cơ thể khỏe mạnh, ổn định được môi trường.

Tác dụng của tinh dầu tràm

8. Giảm đau mỏi cơ bắp, vết bầm

Trong quá trình vận động, các nhóm cơ bị căng ra, hoặc bong gân hoặc va chạm gây ra bầm tím hoặc do quá trình lão hóa của cơ thể cũng gây ra tình trạng đau mỏi cơ bắp. Chúng ta chỉ cần dùng tinh dầu bôi và massage ngay vị trí đau nhức mỏi cơ bắp, tràm sẽ thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ tuần hoàn máu được tốt hơn, khiến cho cơ bắp bớt đau nhức, vết bầm nhanh tan. Ngoài ra, việc xoa bóp bằng tinh dầu tràm còn làm giảm phù nề phù cho phụ nữ mang thai và sau sinh.

9. Khắc phục đau nhức xương khớp

Bởi quá trình lão hóa, hệ thống trao đổi chất cũng giảm đi, khiến cho đau nhức mỏi xương khớp do chất lượng xương khớp bị ảnh hưởng. Xông tinh dầu tràm trà hoặc thoa trên da kết hợp xoa bóp sẽ tăng khả năng lưu thông của máu, giúp làm giảm đi vấn đề đau nhức xương khớp, giúp cho việc trao đổi chất từ đó mà tăng lên, đồng thời kết hợp với việc đi lại, luyện tập thể dục, giúp khắc phục đau nhức xương khớp hiệu quả.

10. Giảm đau răng

Có thể vì nguyên nhân nào đó mà vi khuẩn đã xuất hiện và phá vỡ lớp men răng của bạn. Khiến tủy răng bị tổn thương gây đau nhức khó chịu cho người bị. Xông tinh dầu tràm trà có thể thuyên giảm cơn đau mà không lo tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc giảm đau.

11. Đuổi côn trùng

Trong thời tiết giao mùa từ mùa khô sang mùa mưa cũng là lúc muỗi, ruồi … sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng. Nhỏ 1 đến 2 giọt vào nước rồi thoa lên chân, tay và những vị trí dễ bị muỗi đốt. Mùi tràm trà ngoài muỗi thì cũng có khả năng xua đuổi các loại côn trùng khác. Khi bị côn trùng đốt bôi dầu tràm trà sẽ giảm sưng tấy và hết ngứa.

12. Giúp giảm nhờn và trị mụn tốt

Tinh dầu tràm trà rất phổ biến trong giới chăm sóc sắc đẹp do có khả năng giảm dầu nhờn và se nhỏ lỗ chân lông. Nhỏ 2 giọt tinh dầu tràm trà ra tay, xoa đều rồi vỗ nhẹ lên trên mặt, có thể sử dụng sau bước toner. Nếu bạn mọc mụn đỏ thì dùng tăm bông chấm tea tree oil chấm vào vết mụn, sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ thấy mụn bớt sưng hơn. Sử dụng thường xuyên đến khi hết mụn nhé.

13. Chữa hôi miệng

Vi khuẩn trong khoang miệng gây ra mùi hôi miệng, vì thế chúng ta pha một vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, khuấy đều, rồi ngậm hỗn hợp  trong miệng khoảng 1 phút, súc miệng rồi nhổ ra ngoài.  Tràm sẽ giúp làm miệng hết mùi hoặc hạn chế mùi hôi miệng nhờ khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất và lấy lại tự tin cho hơi thở của bạn. 

14. Dầu tràm giúp vết thương nhanh lành

Với khả năng kháng khuẩn, dầu tràm trà có thể làm lành các vết trầy xước, các vết thương nhẹ của trẻ nhỏ. Hoặc sau khi bị sởi, thủy đậu hay mụn nhọt, bạn dùng dầu tràm trà thoa lên các vết sẹo để nhanh mờ.

Không chỉ bảo vệ trẻ nhỏ khỏi các vết nhiễm trùng mà nó còn có tác dụng tăng sự lưu thông của máu tại nơi có vết thương, nhờ đó vết thương mau lành.

15. Khử mùi

Ngoài việc khắc chế nấm mốc, virus, thì việc khuếch tán tinh dầu tràm trong phòng cũng giúp khử đi những mùi hôi khó chịu, mang lại không gian sạch sẽ và thơm tho, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, cũng như không gian khác nhau.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon