Tiêu điểm Bonsai: Tác phẩm Rừng Hỗn Hợp (The Mixed Forest) do cựu thủ tướng Nhật Nobusuke Kishi tặng NBF.

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (08/08/2021)
Tác phẩm trồng theo phong cách rừng tại Bảo tàng hiện nay.
Tác phẩm trồng theo phong cách rừng tại Bảo tàng hiện nay.

Thời gian không chắc chắn cung cấp nhiều lý do hướng về thiên nhiên để bình tĩnh và chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra môi trường tự nhiên, đặc biệt là cây cối, có thể mang lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của chúng ta.

Tiêu điểm Bonsai lần này sẽ chia sẻ về vấn đề này: Thiên nhiên cũng cung cấp một thực tế không thể chối cãi rằng sự đa dạng không chỉ quan trọng mà cần thiết yếu đối với cuộc sống. Trọng tâm của bài hôm nay là giới thiệu việc trồng Bonsai theo phong cách rừng không chính thống, thường được gọi là “Rừng hỗn giao” (The Mixed Forest), nằm trong Khu  triển lãm Nhật Bản (Japanese Pavilion)

Được quyên tặng bởi Nobusuke Kishi, cựu thủ tướng Nhật Bản, tác phẩm Rừng Hỗn Giao này đã được đào tạo từ năm 1935 và là một phần của nhóm tác phẩm đã tạo nên bộ sưu tập đầu tiên của Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia (National Bonsai & Penjing Museum) vào năm 1976.

Rừng Hỗn Giao bao gồm các loài cây khác nhau – bao gồm Cây Trăn Lá (Hornbeams, Carpinus betulus), Cây Thông Trắng Nhật Bản (Japanese white pines, Goyomatsu) và Cây Sồi Trắng Nhật Bản (Fagus crenata, Japanese beeches) – được thu thập làm cây non từ núi Phú Sĩ và núi Ishizuchi ở Nhật Bản. Giám tuyển Bảo tàng Michael James cho biết việc trồng nhiều loài là rất hiếm vì người trồng phải kết hợp tất cả các kỹ thuật chăm sóc riêng lẻ cần thiết cho từng loài, thay vì chăm sóc thống nhất một kiểu cho cả chậu.

Nhưng James cho biết Rừng Hỗn Giao thực sự rấtgần gũi thế giới tự nhiên – rừng không phải là rừng đơn canh mà là hệ thống phức tạp, nơi có nhiều loại thực vật và sinh vật phong phú.

Ông nói thêm rằng mặc dù nơi trồng là nhà của các loài khác nhau, nhưng mỗi cây đều có những nhu cầu giống nhau: Không khí, nước và chất dinh dưỡng.

James nói: “Chúng tôi chăm sóc Rừng Hỗn Giao này theo cách đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng loài và cho phép tất cả chúng khỏe mạnh trong cùng một môi trường.”

Rừng Hỗn Giao được lên bìa tạp chí xuất bản năm 1975.
Rừng Hỗn Giao được lên bìa tạp chí xuất bản năm 1975.

Giúp một khu Rừng Hỗn Giao phát triển mạnh mẽ

Chăm sóc các yêu cầu phát triển của từng cây là một hành động cân bằng. James cho biết chậu chứa hai loại đất ở các khu vực riêng biệt để đáp ứng nhu cầu tưới nước của khác nhau của từng loài.

Giữa chậu, nơi trồng thông, được lấp đầy bằng hỗn hợp đá bọt cao, giúp đất khô nhanh hơn vì thông có xu hướng phát triển mạnh ở đất khô. Những cây thông nằm trên đỉnh của một con dốc nhỏ, giúp đất thoát nước dễ dàng hơn, James nói.

Nhưng Cây Trăn Lá và Cây Sồi Trắng Nhật Bản – những cây rụng lá – cần nhiều nước hơn cây thông, vì vậy cây được trồng trong một hỗn hợp ẩm ướt hơn. James cho biết nhân viên Bảo tàng chủ yếu tưới nước xung quanh các mép chậu, nơi tập trung các rễ của hai loài cây rụng lá, giúp kiểm soát khu vực khô và ướt.

James nói thêm rằng việc chăm sóc cắt tỉa cũng khác nhau giữa các loài. Cây Thông Trắng là cây mọc thẳng và cần cắt ngắn cành mà không làm mất nến thông hoặc chồi mới.

James nói: “Chúng tôi cũng tuốt bớt kim để cân bằng độ bền của cây thông.”

Nhưng các ngọn và cành cao hơn của cây rụng lá phải được cắt và thường xuyên cắt tỉa để ánh sáng mặt trời lọt được xuống  các cành thấp hơn.

James nói: “Tất cả chúng đều đang cạnh tranh cho một lượng tài nguyên hạn chế như ánh nắng, chất dinh dưỡng và nước. Nếu không có quá trình tỉa thưa đó, các cành phía dưới sẽ yếu đi và những cây kém ưu thế hơn sẽ chết”.

Hình ảnh Rừng Hỗn Giao năm 1977.
Hình ảnh Rừng Hỗn Giao năm 1977.

Lợi ích của việc trồng hỗn hợp

James cho biết Rừng Hỗn Giao là một ví dụ về việc có thể đạt nhiều lợi ích từ sự đa dạng, cả trong các khu rừng tự nhiên và trong xã hội loài người, vì mỗi phần của hệ sinh thái nhỏ đều chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ.

Ông nói: “Tác phẩm Rừng này có rất nhiều ý nghĩa biểu tượng ngay bây giờ và là một phép ẩn dụ tốt cho tầm quan trọng của sự đa dạng không chỉ ở thực vật mà còn ở con người”.

Nấm rễ (Mycorrhizal fungi), được tìm thấy trong hệ thống rễ của thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây. Đổi lại, thực vật thải ra cacbohydrat được hình thành trong quá trình quang hợp.

James cho biết mạng lưới nấm cũng đóng vai trò như một phương thức liên lạc hóa học giữa các loài thực vật, tạo ra một liên kết xuyên suốt các cây trong Rừng Hỗn Giao này.

Ông nói: “Nếu một cây bị côn trùng tấn công, các cây ở phía bên kia của khu rừng thông qua mối liên hệ của nấm đó có thể cho biết rằng cây đang bị tấn công và có thể sản xuất ra các chất hóa học để bảo vệ chống lại cuộc tấn công trước khi côn trùng đến với nó.”

James nói thêm rằng những cây có tán phía trên cũng sử dụng mạng lưới nấm rễ để cung cấp dinh dưỡng đa lượng (carb) và chất dinh dưỡng (nutrients) cho những cây bên dưới bị thiếu ánh sáng mặt trời và đường. Ngoài ra, những cây thông vươn dài về phía mặt trời, mang lại bóng râm cần thiết cho những cây rụng lá – tương tự như một khu rừng tự nhiên.

James nói: “Các loài khác nhau, sinh vật nấm và động vật đều được hưởng lợi từ sự đa dạng.”

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon