Thủ pháp biểu hiện (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Nghệ thuật chậu cảnh liên hệ chặt chế với nghệ thuật hội hoạ Trung Quốc, tìm kiếm cái đẹp của bức họa ý sâu của cảnh, thủ pháp biểu hiện của nó phải theo quy luật nghệ thuật và nguyên tắc sáng tác.

1/- Học theo tự nhiên, cần được thần vận

Chậu cảnh là hình ảnh thu tóm cảnh vật tươi đẹp trong thiên nhiên. Sáng tác chậu cảnh, đầu tiên phải
thấm nhuần phong cảnh thiên nhiên, nắm vững tính tự nhiên của cây, là cái người xưa gọi “bậc thầy sáng tạo”. Dáng cây trong thiên nhiên do hoàn cảnh địa lý khác nhau, mùa tiết khác nhau, giống cây khác nhau, nên khác nhau rất xa, như cây Tùng kia sống trên núi cao, đo đó, thân thấp lùn mà uốn cong, cành như rồng lượn, rễ như móng chim ưng, cứng cáp tự nhiên, mũ cây ngay ngắn, thứ lớp phân minh hùng tráng. Lá kim túm ngắn, già giặn khỏe mạnh. Còn có Bách Cổ nghìn năm qua thời
gian lâu dài gội mưa giỡn tuyết, nắng gió sấm chớp mài dũa mà dáng dấp đặc biệt, thân cây uốn éo, bộ rễ lộ trần, lõi cây cứng cỏi, xanh rờn tươi tốt, cổ kính như tranh. Ngoài ra nét dịu dàng của Liễu, thanh thoát của Trúc, vươn cao của Sam, trong sáng tác chậu cảnh, đều có thể từ đó, hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, cho nên thiên nhiên là đỉnh cao của nghệ thuật. Thể nghiệm với Hoàng sơn của họa sĩ nổi tiếng Thạch Đào là

“Hoàng sơn thị ngã sư, ngà thị Hoàng sơn hữu”

(Hoàng sơn là thầy ta, ta là bạn Hoàng sơn),

“Sưu tận kỳ phong đả thảo cảo”

(sưu tầm hết núi lạ, vẽ phác thảo tranh).

Lão nhân Lâu Hải Lật, qua mười lần lên Hoàng sơn ngắm cảnh vẽ tranh. Cái đó đủ chứng minh sáng tác nghệ thuật cân “học theo tự nhiên”, sáng tác chậu cánh cũng theo lá ấy.

Tác phẩm chậu cảnh còn quý ở cái “thần vận” của nó, mô phỏng “trạng thái bình thường” của cây mà sáng tác, khó là cái “diệu” của nó. Không bị trói buộc bởi vẻ ngoài của cây, mới có thể đạt tới thần vận kia. Tùng có cao lùn cong thẳng, quý ở nét cứng cáp của nó; Bách có nét quái kỳ khô tươi, quý ở “cái vụng” của nó; cây rủ quý ở nét dịu dàng, cây treo quý ở cái hiểm lạ, cây hoa, quý ở cái diễm lệ, cây quả quý ở cái chắc thực; cây xuân, quý ở nét sinh động, cây hạ, quý ở cái tươi mướt, cây thu, quý phần lá đỏ, cây đông, quý được đáng phong sương. Biết được tinh thần các loài cây, ta mới mong thể hiện “thần vận”.. khó cầu!

2/- Hóa phồn lòm giản, lấy hình tả ý

Chế tác chậu cảnh không khó ở nét phồn tạp, mà khó ở cái giản dị. Cây có nghìn cành vạn lý, qúy là trong phồn tạp, cầu giản dị, cầu giống về hình (hình tự), trọng ý cảnh. Nghệ thuật chậu cảnh bắt nguồn từ tự nhiên, lại cao hơn tự nhiên, then chốt là ta khéo dùng thủ pháp lợi hóa. “Thu rồng thành tấc”, “trong nhỏ thấy lớn”, là thể hiện trong phồn tạp, cầu giản dị, trong giản dị cầu ý. Tề Bạch Thạch vẽ tôm, Từ Bi Hồng vẽ ngựa, không câu nệ chi tiết, khéo dùng thủ pháp “giản hoá” khoong cầu “hình toàn” mà cầu “giống hình”, chú trọng biểu hiện nội tại, lấy hình truyền thần, cầu lấy ý của nó. Cây ở đồng ruộng, hình thái của nó là tự nhiên, không phải do ý người lấy bỏ. Cho nên sáng tác cây cảnh, để cành nhiều thì loạn, ý cao gì giản. Cây không cầu to, cảnh không cầu nhiều, giống hình là được, ý đến mà viên. Hoà thượng Tố Nhân từng sác tác chậu cảnh kiểu Văn Nhân, hai thân vươn cao, đỡ mấy cành gầy, tác phẩm thể hiện ý cảnh thanh cao, hình giản đủ ý, siêu phàm thoát tục, mang lại cho người xem ấn tượng cao nhã, khoáng đạt, phiêu hốt.

Muốn hóa phồn làm giản, lấy hình tả ý, then chốt trong quá tình sáng tác chậu cảnh, không đòi hỏi tìm kiếm sự “thập toàn thập mỹ”, bề ngoài cây tự nhiên, mà là giỏi khác họa thần vận nội tại của cây. Thí dụ tác phẩm chậu cảnh Liễu Đỏ trước gió, vài cành nhỏ, hướng về một bên, như gió thổi phơ phất, giản dị sáng rỏ, ý cảnh siêu thoát, giúp người xem cảm thụ cái đẹp phong phú.

3/- Phát huy truyền thống, nổi bật cá tính

Chậu cảnh là nghệ thuật cổ xưa của Trung Quốc, trong quá trình phát triển lâu dài, hình thành trường
phái nghệ thuật đa dạng và kỹ thuật tinh ví đặc sắc. Bởi vậy, khi sáng tác chậu cảnh, chúng ta nên coi trọng và kế thừa nghệ thuật truyền thống bởi nó là nền móng phát triển chậu cảnh ngày nay. Đồng thời với việc kế thừa truyền thống, ta còn phải cải cách và sáng tạo mới cho thời đại chúng ta. Sáng tạo chậu cảnh, nên đề xướng, khuyến khích tác giả biểu hiện cá tính của họ qua chậu cảnh. Nghệ thuật thường kỵ giống nhau, tác phẩm ra mắt công chúng, sở dĩ không được hoan nghênh, là bởi
thiếu cá tính, vì vậy cá tính của tác phẩm càng rõ thì ý thức sáng tạo và sức hấp dẫn của nó càng mạnh.

Nhà điêu khắc Rodin từng nói: “Tác phẩm có cá tính là đẹp, tác phẩm thiếu cá tính là xấu”. Cái gọi là cá tính trong nghệ thuật chậu cảnh thể hiện qua tạo hình độc đáo, do nhà sáng tác bộc lộ để tải hiện cây cảnh có ý cảnh và thần vận sâu xa. Người nghệ sĩ nhờ tố chất văn hóa, nhờ sự từng trải trong cuộc sống và thế giới nội tâm của họ qua hình tượng nghệ thuật mà phát huy đầy đủ, thì có thể ra khỏi cái hình thức “nghìn người một mặt”, họ tự có ý thức sáng tạo phong phú, đó gọi là nghệ thuật
phát triển thành thục, có hơi thở thời đại.

Các nhà sáng tác chậu cảnh, do khí chất, tính cách, thẩm mỹ, hứng thú nên không bề giống nhau, vận dụng kỹ thuật mỗi người có mỗi cái hay, tác phẩm chậu cảnh của họ tất nhiên mang đặc tính cá nhân mà biểu hiện ra tác phẩm không giống nhau, cái hay đẹp, có ý mới, tất nhiên được quần chúng hoan nghênh, tán thưởng và sống mãi với đời.

4/- Đa biến thống nhất, tiết tấu hài hoà

Chậu cảnh đa dạng về chất liệu, hình thức thì thiên biến vạn hóa, nghệ sĩ sáng tác vận dụng cấu tứ bố cục, từ chất liệu mà sáng tạo tác phẩm nghệ thuật hay đẹp, giàu tình thơ ý họa, một trong những thủ pháp then chốt là nắm vững nguyên tắc sáng tác đa biến thống nhất, tiết tấu hài hòa. Mỗi tác giả đối với giống cây khác nhau, hình thức khác nhau mà cách xử lý và kỹ thuật tạo hình khác nhau, như chậu cảnh theo phong cách phái Trung châu (Trung Châu phái), lấy Liễu Đỏ làm chất liệu, đem dáng dấp mềm mại, đẹp đẽ của liễu, phô diễn đầy đủ; phái Lĩnh Nam, lấy cây hậu phác, Du, Trà Phúc Kiến làm nền nuôi cành, cắt thân, uốn nắn hình tượng lớn lao, mạnh mẽ, cổ kính. Trương Tôn Trung ở Từ
Châu sáng tạo chậu cảnh cây quả, mà cây cao không đẩy một xích (33cm), ra quả to chỉ chít, xán lạn như ráng ban mai, hài hòa đẹp mắt vô cùng.

Chậu cảnh chú trọng cảm giác tiết tấu, như sự biến hóa lớn nhỏ, cao thấp, thô tỉnh, ngay chếch, thưa rậm, cong thẳng, cứng mềm, hư thực.. của hình cây, đó là thủ pháp biến hóa của cây cảnh, thiếu những biến hóa này, nó chỉ còn lại sự cứng nhắc, lạt lẽo, vô cảm, cho nên sáng tác chậu cảnh, biến hóa càng tăng, tiết tấu càng hòa, thì chậu cảnh càng có sức truyền cảm.

 

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon