Tại sao cây Thường Xuân (English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?

Tại sao cây Thường Xuân (English Ivy) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?

Chắc hẳn nhiều bạn đã từng chơi cây Thường Xuân (English Ivy, Hedera helix) và cùng từng xót xa khi thấy cây còi cọc hoặc “ra đi”. Mình đã gặp tương đối nhiều câu hỏi như thế này khi lướt qua các group, diễn đàn chơi cây:

  • Tại sao lá cây Thường Xuân (English Ivy) chuyển sang nâu?
  • Tại sao lá cây Thường Xuân (English Ivy) lại rụng?
  • Tại sao lá cây Thường Xuân (English Ivy) lại cong cuống lại, rũ xuống?
  • Tại sao cây Thường Xuân cứ chết dần?
  • Tại sao cây Thường Xuân cứ thối từ trong thối ra?
  • Tại sao riềm lá cây Thường Xuân cứ nâu rồi cuống lá đen và cây chết dần?

Ở các nước ôn đới, hoặc ở những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Mộc Châu, Sapa, nơi có khí hậu mát mẻ, độ ẩm trong không khí luôn ở mức cao và không có dạng thời tiết cực đoan (quá lạnh vào mùa đông hoặc quá nóng vào mùa hè) thì cây Thường Xuân là một trong những cây dễ trồng, dễ chẳng khác gì cây Nhện (Cỏ Linh Lan, Spider Plants, Cây Mẫu Tử) trồng đầy đường ở Hà Nội. Ở một số quốc gia ôn đới, loài cây này thậm chí còn được liệt vào danh sách “Các loài cây xâm lấn”, số bài viết hướng dẫn làm cách nào để giết cây Thường Xuân còn nhiều hơn là số bài hướng dẫn làm sao để trồng cây thường xuân khoẻ và đẹp.

Để trả lời các câu hỏi ở trên, mình có tìm hiểu các bài viết, cộng với kinh nghiệm chơi Thường Xuân một thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn và đã tiêu diệt vô số cây theo nhiều cách khác nhau để tổng kết ra một số TIPs quan trọng ở dưới đây:

Một cây Thường Xuân sống khoẻ ở những điều kiện nào?

Thường Xuân (English Ivy) ƯA THÍCH ánh sáng chuẩn: Vừa phải và sáng

Thường Xuân ưa ánh sáng trung bình nhưng phải là ánh sáng đủ độ sáng. Tức là ánh sáng trong phòng với đèn dân dụng chắc chắn không đủ để cây phát triển. Cây cần có ánh sáng mặt trời, nhưng không phải ánh nắng trực tiếp. Ánh sáng mắt trời phải đủ sáng, chứ nếu bị che mờ quá nhiều thì cũng không có tác dụng giúp cây phát triển. Cách phù hợp là để nơi gần cửa sổ, không có ánh nắng trực tiếp giữa trưa rọi vào, cùng lắm là để cây ăn ánh nắng sáng sớm hoặc chiều muộn. (Cá biệt thì mình đã cho cây Thường Xuân ở ban công chếch hướng Tây ở Hà Nội, chịu nắng trực tiếp từ 12h trưa đến hết chiều tối mà cây vẫn sống ngon lành, ra chồi non chi chít).

  • Tips: Các loại Thường Xuân Cẩm Thạch (có màu trắng ở lá như ‘Ingrid Liz’, ‘Little Hermann’, ‘Nena’) sẽ chịu ánh nắng trực tiếp kém hơn rất nhiều so với các loại Thường Xuân Xanh (100%). Đây là một trong những lý do trả lời cho câu hỏi: “Tại sao cây Thường Xuân cẩm thạch khó trồng hơn cây Thường Xuân xanh?”, nắng trực tiếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu “kill” cây của bạn.
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” src=”https://i.pinimg.com/564x/83/ed/31/83ed311828f7e45ee196aa8610d7a53a.jpg” alt=” Ánh sáng lý tưởng cho Thường Xuân là ánh sáng mặt trời sáng nhưng không phải là nắng giữa trưa” width=”564″ height=”564″> Ánh sáng lý tưởng cho Thường Xuân là ánh sáng mặt trời sáng nhưng không phải là nắng giữa trưa

Thường Xuân (Ivies) KHÔNG THÍCH bị tưới nước quá nhiều (overwatered)

Đừng trở nên quá cuồng tín và suốt ngày tưới nước với ý nghĩ tưới nhiều cây mới phát triển nhanh, ra lá nhiều. Cây Thường Xuân không thích đất nền ẩm. Một nguyên nhân kill cây chủ yếu là cây các bạn mua ở hàng cây có thể là cây chuyển từ Đà Lạt, Mộc Châu đến, được trồng bằng hỗn hợp đất rất mịn (có chứa khoảng 30% xơ dừa). Đây là hỗn hợp đất rất ok ở miền Nam Việt Nam nhưng về miền Bắc là “sát thủ” giết cây. Do miền Bắc có mùa Hè nắng, mùa Đông lạnh nhưng lại hanh khô nên lúc nào mọi người cũng bị cảm giác thiếu nước (do độ ẩm không khí thấp). Mà cảm giác thiếu nước thì phải tưới nước. Và hỗn hợp đất chuyên dụng để “giữ ẩm” đã bị “tưới nước quá đà”.

  • Tips 1: Điều này đúng với đại đa số cây trồng trong nhà (Indoor plants), thà để đất trong chậu trồng cây của bạn quá khô còn hơn quá ẩm.
  • Tips 2: Công thức tưới nước kinh điển. Hãy luôn chuẩn bị 1 cái đũa gỗ hoặc 1 que tre đã chẻ nhỏ, hoặc giữ lại 1 que kem Tràng Tiền. Trước khi tưới cây hãy luôn cắm đũa (que kem, que tre) xuống đất tầm 5 phút. Nếu nhấc đũa lên mà thấy khô tầm 3cm từ bề mặt xuống dưới thì hãy nên tưới nước, còn lại cắm đến đâu ướt đến đó, chỉ có 1 tý bề mặt hơi khô thì đừng tưới, sẽ rất dễ dính lỗi “quá nhiều nước” (overwatered). Mà quá nhiều nước thì bí rễ, bí rễ thì rễ bị ủng, thối; các loại vi khuẩn, côn trùng cực thích cái trạng thái này sẽ bồi thêm combo, rễ chắc chắn sẽ chết rất nhanh và rồi cả cây sẽ cứ thế úa, ủng rồi chết.
  • Tips 3: Cây Thường Xuân khi bị khô thì thường có vài lá khô cong, các lá còn lại vẫn xanh, lúc đó tưới nước đẫm là cây hồi lại. Còn nếu cây Thường Xuân bị tưới quá nhiều nước thì hiện tượng sẽ kiểu thế này: Các lá đều trở nên mềm dần đi, thân cuống mềm dần, gần gốc thường có màu đen, đất vẫn ẩm mà cây nhìn rất yếu ớt.
  • Tips 4: Cây Thường Xuân treo dễ theo dõi độ thoát nước của chậu hơn là để bàn. Chậu nhựa trồng dễ hơn chậu sứ, gốm vì đồ sứ, gốm thường chỉ có 1 lỗ thoát nước duy nhất, vô cùng rủi ro vì có thể bị tắc không thoát được nước bất cứ lúc nào khiến rễ bị ngập nước và úng, thối.
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” class=”wp-image-24155 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/08/Cay-Thuong-Xuan-english-ivy-chet-dan-1.jpg” alt=”Đây là một cây Thường Xuân (English Ivy) dễ có khả năng là bị thiếu nước” width=”800″ height=”1067″> Đây là một cây Thường Xuân (English Ivy) dễ có khả năng là bị thiếu nước
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” class=”wp-image-24156 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/08/Cay-Thuong-Xuan-english-ivy-chet-dan-2.jpg” alt=”Đây là một cây Thường Xuân (English Ivy) có khả năng bị úng rễ do bị tưới quá nhiều nước” width=”800″ height=”1067″> Đây là một cây Thường Xuân (English Ivy) có khả năng bị úng rễ do bị tưới quá nhiều nước

3. Các bạn thường bỏ qua điều này, cây Thường Xuân CỰC KỲ ưa độ ẩm cao.

Chắc chắn rất nhiều bạn không sắm các thiết bị đo độ ẩm trong phòng. Hiện giờ các loại thiết bị đo độ ẩm có rất nhiều, từ có sẵn ở điều khiển hay trên mặt điều hoà cho đến các loại chạy pin siêu nhỏ giá chỉ từ vài chục đến hơn 100k Việt Nam đồng bán khắp nơi. Hãy sắm một cái để biết chính xác độ ẩm phòng của bạn là bao nhiêu nhé, nhất là phòng bật điều hoà thì độ ẩm sẽ giảm thê thảm.

  • Tips 1: Kinh nghiệm của mình thì độ ẩm cho cây Thường Xuân trồng trong nhà (indoor plants) phải >80%. Trong khi ở miền Bắc mùa hè khi bật điều hoà thì độ ẩm có thể xuống < 30%, còn không điều hoà thì chỉ tầm 60% (đồng hồ của mình đo tối ngày 31/08/2020 ở khu vực Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội lúc 21h tối ở phòng không bật điều hoà, mở toang cửa là 60%).
  • Tips 2: Thế nếu độ ẩm thấp thì phải làm sao? Nếu là cây để bàn thì có một cách là làm 1 khay cát hoặc sỏi ngập nước (nhưng không ngập sỏi và nước) để nước bốc hơi từ khay đó lên sẽ tăng độ ẩm đáng kể. Cũng có thể sử dụng các loại phun sương để tăng độ ẩm khu vực cây của bạn. Còn nếu là cây treo thì treo khu vực độ ẩm cao như nhà tắm vào buổi tối.
  • Tips 3: Cây Thường Xuân sống ở môi trường độ ẩm thấp không chết ngay mà chết từ từ. Cây cứ còi cọc, không đâm chồi mới, các lá teo tóp, quắt dần hoặc rụng dần, các cành gốc gãy, rễ chết dần rồi cuối cùng là cây cũng ra đi không lời từ biệt. Triệu chứng chung là còi cọc, không đâm chồi đẻ nhánh. Nếu bạn ở Hà Nội hoặc các vùng miền Bắc vào mùa hè mà có triệu chứng này thì hãy đo độ ẩm không khí khu vực trồng cây ngay để có cách xử lý nhé.

Cây Thường Xuân (English Ivy) KHÔNG THÍCH bị tưới thiếu nước, quá khô (vì đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm các loại trùng, sâu bệnh)

Một cây Thường Xuân quá khô sẽ là một cây bị stress. Và một cây bị stress thì rất dễ tổn thương do nhiễm trùng, sâu bệnh. Mùa hè có thể các bạn sẽ không quên tưới nước nhưng mùa đông thì các bạn thường hay quên do lạnh quá lười đụng chạm nước. Mùa hè thời tiết nóng, cây thiếu nước sẽ héo ngay, còn mùa đông sẽ không thể hiện nhanh, cây thường xuân thiếu nước mùa đông sẽ héo từ từ. Ánh sáng yếu vào mùa đông, không khí có độ ẩm thấp cộng với việc chủ nhân lười kiểm tra độ ẩm của đất để cung cấp nước kịp thời sẽ khiến cây stress nặng. Cây bị stress thu hút các loại sâu bệnh, các loại rầy, rệp và đặc biệt là loại ve nhện cực kỳ khó chịu với tên spider mites. Mặc dù chúng cực kỳ thích thời tiết khô nóng nhưng loài hút chích này có thể sống và tồn tại ở môi trường ẩm ướt. Mình (admin codai.net) đã từng nhúng nguyên 1 chậu cây Trầu Bà Cẩm Thạch xuống nước 100% (ngập cả chậu cả cây), ngâm 2 tiếng đồng hồ nhưng khi nhấc lên, bới đất ra Spider Mites vẫn sống khoẻ một cách đáng sợ. Hãy luôn kiểm tra gốc cây và mặt dưới lá, chú ý có những con nhỏ li ti bò khá nhanh màu trắng hoặc hơi đen thì hãy tìm kiếm ngay cụm từ “Cách diệt Spider Mites” và xử lý nhanh nhất có thể trước khi quá muộn vì chúng có khả năng sinh sôi nhanh một cách khủng khiếp. Nhiều người nói dùng dầu Neem hiệu quả, nhưng khi chúng quá đông thì Neem không còn tác dụng, mình phải dùng các loại thuộc đặc trị liều cao mới xử lý dứt điểm được.

  • Tips 1: Hãy luôn nhớ công thức dùng đũa, que kem cắm xuống đất trong chậu để biết độ ẩm của chậu và kịp thời cung cấp nước hoặc dừng tưới nước nếu như có hiện tượng “overwatered”
  • Tips 2: Các loại đất trồng ở miền Bắc thường giữ nước kém, khi khô hay đóng cục khiến chết rễ. Các loại đất ở Đà Lạt gửi ra hay là loại có khoảng 30% xơ dừa, giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém. Cần phải liên tục theo dõi để điều chỉnh đất. Mình dùng hỗn hợp đất 30% xơ dừa, 30% trấu, 15% đất trồng, 15% đất sét nung hoặc hỗn hợp 70% đất sét nung, 30% đất mùn thì thấy cân bằng khá ổn, giữ ẩm đủ và thoát nước cực tốt mỗi lần tưới.

Cây Thường Xuân là một cây bản địa của vùng ôn đới, nên nó ƯA nhiệt độ mát

Cây Thường Xuân là một cây bản địa của khu vực ôn đới, có nguồn gốc ở Trung Âu và Bắc Âu (Cây Thường Xuân sau đó được đưa vào Mỹ và nhân giống đại trà). Vì thế cây không ưa nhiệt độ quá nóng của vùng nhiệt đới, đặc biệt là mùa hè ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Thà ràng nóng quanh năm như Sài Gòn để cây nó thích nghi và thuần chứ cứ nóng thì siêu nóng, lạnh thì siêu lạnh thì người còn khó thích nghi đừng nói một cây có nguồn gốc ôn đới như Thường Xuân. Nhiệt độ đề xuất của cây là 10 – 21 độ C (50 – 70 độ F) nhưng ở Hà Nội có mấy khi được cái nhiệt độ lý tưởng đó đâu ngoài mùa xuân và 1 tý mùa thu.

  • Tips 1: Nếu nhiệt độ nơi bạn trồng Thường Xuân quá cao thì phải làm sao? Thì để cây ở chỗ thoáng mát, ít nắng, tưới nước nhiều, thoát nước nhanh. Giống như mình nóng thì tắm nhiều sẽ tạo ra cảm giác đỡ khó chịu. Cho cây vào phòng điều hoà cùng bạn cũng ổn, nhưng chú ý đặc biệt phần độ ẩm không khí, tốt nhất là nóng quá thì cho vào điều hoà, còn tối mát thì treo ra ngoài ban công.
  • Tips 2: Trồng Thường Xuân trong nhà (indoor plants) ở mùa hè Hà Nội thực sự là một thách thức vì nó bị loạn cân bằng giữa các yếu tố: Rất khó giữ nhiệt độ ổn định vì bật tắt điều hoà liên tục, rất khó đảm bảo ánh sáng mặt trời sáng nhưng lại không phải nắng trực tiếp (phòng phải có cửa sổ hướng có ánh sáng mà không có nắng), nhiệt độ mùa hè quá nóng dùng điều hoà có thể giảm nhiệt nhưng lại dễ làm tụt sâu độ ẩm không khí, trồng trong nhà thường là chậu chứ không treo nên tưới nước thường lúc thì quá khô, lúc thì quá đà gây bí rễ. Chậu gốm sứ trong nhà đẹp hơn chậu nhựa nhưng có 1 lỗ thoát nước, rất dễ tắc và gây ra hiện tượng úng rễ, nguyên nhân số 1 khiến Thường Xuân chết.

Một số thông tin tham khảo khác

  • Rễ Thường Xuân rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm. Loại thông dụng nhất là nhiễm nấm Rhizoctonia solani. Bệnh có tên là Lở Cổ Rễ. Nhiễm 2 loại này buộc phải dùng các chế phẩm phù hợp và chữa càng sớm càng tốt. Nguyên nhân thường dẫn đến là do môi trường, đất và chế độ tưới nước. (Rhizoctonia solani được biết là một loại nấm có hại, gây bệnh trên thực vật với phạm vi vật chủ rất rộng và phân bố trên toàn thế giới. Loài nấm này đã được phát hiện cách đây hơn 100 năm. R.solani thường tồn tại dưới dạng phát triển giống như các sợi trên cây hoặc trong nuôi cấy, và được tính là mầm bệnh từ đất.). Nấm có thể tấn công rễ, mầm và các lá ở sát gốc. Triệu chứng ở các lá bên dưới sát gốc rất rõ, lá và rễ càng gần đất càng dễ nhiễm và dễ nhìn thấy triệu chứng bệnh. Lá bị nhiễm có những khu vực nhìn như thể là bị ủng, đổi màu, bầm và lan rộng trong môi trường ẩm, mát. Đầu tiên, các lá sẽ chuyển sang màu xanh đậm, rồi héo và chuyển sang nâu đen. Chồi và rễ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các vùng bị nhiễm cũng có dấu hiệu như bị ngâm nước, sau đó héo và chuyển sang nâu hoặc đỏ sẫm màu. Khi cây bị nhiễm phải nhanh chóng cắt bỏ các phần chết, thay đất, để chỗ thoáng mát, nếu nặng thì dùng các chế phẩm diệt nấm Lở Cổ Rễ trong thực vật và nông nghiệp.
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” class=”wp-image-24161 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/09/Thuong-xuan-nhiem-nam-Rhizoctonia-solani-.jpg” alt=”Cây Thường Xuân bị bệnh Lở Cổ Rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra” width=”800″ height=”630″> Cây Thường Xuân bị bệnh Lở Cổ Rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra
  • Thường Xuân dễ nhiễm bệnh Thán Thư (anthracnose) do nấm Colletotrechum omnivorum gây ra. Bệnh Thán Thư có thể do nhiều loại nấm gây ra, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau. Các dấu hiệu sớm của Thán Thư khá tương đồng bệnh Đốm Lá Khuẩn (bacterial leaf spot). Các lá phát triển các vết bệnh màu nâu hoặc đen héo, đặc biệt là dọc theo mép hoặc mép lá. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ để ý thấy các đốm đen, thân cây còi cọc và mầm chồi teo tóp. Bệnh dễ phát sinh trong thời tiết nồm. Hãy cố gắng tối đa việc tưới nước quá nhiều hoặc để rễ, đất bị úng nước. Các lá bị nhiễm bệnh nên được cắt bỏ càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng các chế phẩm diệt nấm, khuẩn như Mancozeb, cách 7 10 ngày dùng 1 lần hoặc tăng tần suất khi triệu chứng cây ở dạng nặng. Chú ý đánh thuốc theo đúng liều lượng được ghi trên nhãn.
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” class=”wp-image-24159 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/09/Thuong-Xuan-bi-nhiem-anthracnose-than-thu.jpg” alt=”Cây Thường Xuân bị bệnh Thán Thư (anthracnose) do nấm Colletotrechum omnivorum” width=”800″ height=”535″> Cây Thường Xuân bị bệnh Thán Thư (anthracnose) do nấm Colletotrechum omnivorum gây ra
  • Lá cây rất dễ nhiễm bệnh Đốm Lá (bacterial leaf spot) gây ra bởi vi khuẩn Xanthomas bacteria. Triệu chứng ban đầu là các lá xanh có các vùng như bị ủng. Khi các vết ủng này lan dần, chúng đổi màu từ nâu đến nâu sẫm với riềm đỏ. Cuối cùng, phần trung tâm của đốm sẽ khô và rụng. Các chồi nhỏ và cành cũng bị tấn công. Sự lây nhiễm trên thân và cuống lá gây ra hiện tượng mô đen và teo lại. Màng đen hình thành và có thể bao quanh thân cây. Các phần đang phát triển của cây chuyển sang màu đen và màu đen này có thể kéo dài xuống phần gỗ già hơn. Cây bị nhiễm bệnh có thể không phát triển bình thường và có tán lá màu vàng xanh nhạt. Loại bỏ và tiêu hủy tất cả các mô thực vật bị nhiễm bệnh.  nhân chủ yếu là do nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao kết hợp việc tưới quá nhiều nước và thoát nước kém.
(English Ivy, Hedera helix) trồng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc cứ nâu, yếu rồi chết dần?” class=”wp-image-24160 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/09/Thuong-xuan-bi-benh-bacterial-leaf-spot.jpg” alt=”Cây Thường Xuân nhiễm bệnh Đốm Lá (bacterial leaf spot) gây ra bởi vi khuẩn Xanthomas bacteria” width=”800″ height=”600″> Cây Thường Xuân nhiễm bệnh Đốm Lá (bacterial leaf spot) gây ra bởi vi khuẩn Xanthomas bacteria

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon