[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu
Đánh giá

VII. Chăm sóc và nuôi trồng

3. Môi trường sinh trưởng

3.1. Lan trồng trong chậu

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

 

Có thể trồng lan bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào việc chúng sinh trưởng như thế nào ở nơi hoang dã. Chúng thích ứng với nhiều loại chậu khác nhau, cũng như có thể được trồng trong giỏ hoặc cho bám vào vỏ cây.

Lan có thể sinh trưởng tốt trong hầu hết các loại chậu, nhưng vì mục đích thực tiễn chúng thường được trồng trong các chậu nhựa (plastic) nhẹ nhàng và dễ sử dụng. Các chậu này cũng có thể được giữ sạch sẽ trong một môi trưởng ẩm ướt, được rửa sạch và tái sử dụng. Chậu gốm cũng phù hợp – và đã có giai đoạn nó được người ta thích sử dụng hơn chậu nhựa, vì chúng giữ mát cho bộ rễ khi nhiệt độ lên cao – nhưng giá cả đắt đỏ và khá nặng nề với những chậu có kích thước lớn. Ngoài ra vì có kết cấu xốp nên chúng khô rất nhanh và dễ duy trì một lớp đất trồng thưởng xuyên ẩm ướt hơn những chậu nhựa.

Cây lan cần được trồng trong những chậu càng nhỏ càng tốt. Người ta có thể dễ dàng thay chậu cho chúng, nơi nào có nhiều đất trồng xung quanh thi nơi đó đám rễ có thể gặp nguy hiểm là chúng sẽ không thoát ra đủ nhanh và như vậy rễ sẽ bị thối. Trồng vào một chậu quá lớn sẽ dẫn đến việc có quá nhiều nước, kèm theo những hậu quả rất tai hại. Theo mức trung bình, một cây Lan cần được thay chậu khoảng một hoặc hai năm. Những cây đã sống khá ổn định có thể để lâu hơn, nhất là khi chúng chưa mọc rễ lan ra khỏi chậu, trong khi những cây Lan nhỏ tuổi hơn cần phải được thay chậu 6 tháng một lằn hoặc trong một thời gian tương tự như vậy, để duy trì một mức tăng trưởng ổn định.

Thay chậu lan

Một khi cây Lan đã mọc đầy chậu và không còn chỗ để tạo ra những giả hành mới, đó là lúc cần phải thay cho nó một cái chậu mới lớn hơn. Một số loài Lan, đặc biệt là họ Cymbidium, vốn có một hệ thống rễ lớn và phát triển mạnh, thường sẽ đẩy thân cây lên với bộ rễ trước khi phát triển ra ở bề mặt những giả hành. Chúng cần phải được thay chậu ngay, vì rất khó để tưới nước khi chúng đã vượt cao hơn mép chậu. Cũng cần phải thay chậu cho cây Lan, khi môi trường sinh trưởng đã thoái hóa đến mức độ mà bạn có thể dễ dàng chọc ngón tay xuyên qua chúng.

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

  • 1. Cây lan Cymbidium này đã phát triển vượt quá khổ chiếc chậu và bộ rễ bắt đầu đẩy nó lên cao hơn
  • 2. Luồn cây Lan ra khỏi chậu và kiểm tra lại hệ thống rễ. Bộ rễ cây này mạnh khỏe và không cần phải cắt tỉa.
  • 3. Chọn một cái chậu có kích thước lớn hơn một bậc và lót đáy chậu với những hạt bọt nhựa (plastic).
  • 4. Đặt cây Lan vào chậu sao cho phần rễ cũ nằm sát một bên vách chậu. Việc này sẽ chửa chỗ trống cho phần rễ mới phát triển ở phía đối diện. Để một khoảng trống khoảng 2,5 cm ở phía trên cây Lan để tưới nước.
  • 5. Cho vào thêm một lớp đất trồng mới có độ nhuyễn phủ hợp và dùng ngón tay nén chặt chúng. (Nếu cây Lan có bộ rễ nhỏ mịn, bạn phải dùng đến một cây đũa nhỏ để làm việc này)
  • 6. Tưới nước cho ngập chậu để cây Lan nằm ổn định. Chú ý cho nước thoát ra nhanh chóng để bộ rễ không bị ngâm trong nước.

Thời gian tốt nhất để thay chậu là vào mùa xuân nhưng không thay khi cây Lan đang ra hoa. Đa số các cây Lan bắt đầu phát triển mới vào lúc này và thời gian lý tưởng để thay chậu là khi cây Lan mọc cao hơn được vài phân. Bạn có thể thay ngay trước khi những rễ cây mới được hình thành, vốn luôn xuất hiện sau khi có đợt phát triển mới. Khi những rễ cây mới bắt đầu mọc ra, chúng xâm nhập ngay vào lớp đất trồng tươi, điều đó sẽ loại bỏ các nguy cơ làm cho chúng bị hư hỏng. Điều này phù hợp với nhiều loại lan Cattleya, vốn thường mọc rễ mới vào thời gian này, cũng như những cây con cần phải được tiếp tục phát triển đến mùa đông. Những cây Lan thuộc dòng Odontoglossum và những loài khác vẫn tiếp tục phát triển đến mùa đông cũng có thể được thay chậu vào lúc này. Nhưng bạn không nên thay chậu cho những loài Lan nhu Coelogyne hay Encyclia, vốn sắp bắt đầu thời kỳ nghỉ ngơi.

Để thay chậu cho cây Lan, bạn cần có một chiếc kệ có đủ không gian để làm việc. Chuẩn bị sẵn một lượng đất trồng đã tạo ẩm, nhiều loại chầu có kích cỡ khác nhau và những vật liệu để cho vào đáy chậu. Bạn cũng cần có một bộ kéo tỉa, một con dao cắt thật bén, cùng hóa chất thanh trùng và một vài tờ báo.

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

Có hai phương pháp thay chậu cơ bản. Phương pháp thứ nhất: “sang chậu”, được thực hiện khi bộ rễ cây Lan không cần cắt tỉa và khi đất trồng vẫn còn tốt cũng như không cần phải thay đổi. Vì không gây xáo trộn cho cây Lan nên việc này có thể được thực hiện hầu như bất cứ lúc nào trong năm, nhưng nên tránh những tháng nóng và lạnh nhất khi cây Lan có thể bị căng thẳng hoặc chậm phát triển.

Phuong pháp thay chậu thứ hai là thay hoàn toàn, loại bỏ phần đất trồng củ, cắt bỏ bất cứ phần rễ nào hư hỏng, tỉa sạch những lá hay giả hành đã chết. Phương pháp này có thể đuợc sử dụng để tách cây Lan lớn ra thành những cây nhỏ, giảm bớt kích thước của nó khi cần thiết để cho nó có thể cắm lại vào chiếc chậu cũ

Sang chậu

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

Để sang chậu một cây Lan, bạn nên tháo chậu ra bằng cách lật úp nó xuống và gỡ nhẹ nó vào cạnh bàn làm việc. Nó sẽ trượt ra một cách dễ dàng và bạn sẽ thấy một chùm rễ trắng bám chặt lấy đám đất trồng. Chọn một chậu mới có kích thước lớn hơn khoảng 5 cm, để có đủ chỗ cho cây Lan phát triển trong thời gian 1 hoặc 2 năm. Nếu nó là một cây còn non cần phải được sang chậu trong một vài tháng sau, bạn chỉ cần một cái chậu lớn hơn khoảng 2,5 cm. Cho vào đáy chậu một lớp vật liệu làm nên cùng một ít đất trồng ở bên trên. Đặt cây Lan lên trên lớp đất nền này, chú ý sao cho bề mặt của phần cây mới phát triển nằm ngang với viền chậu. Nếu nó đứng cao hơn, bạn hãy lấy bớt phần đất trồng cũ ở dưới đáy cho đến khi cây Lan nằm sâu xuống chậu. Xoay cây Lan sao cho những giả hành già nằm sát với một cạnh chậu, để cho cây Lan có khoảng trống phát triển về phía cạnh kia. Nếu bạn thay chậu cho một cây Lan thuộc loại Phalaenopsis hay một loại lan thân đơn tương tự, hãy đặt cây Lan ngay giữa chậu, phải nhớ rằng chúng sẽ mọc theo hướng lên trên hơn là tỏa ra xung quanh.

Giữ thẳng cây Lan, đổ đất trồng vào xung quanh cây và ép chặt xuống cho đến khi đầy. Dùng đúng loại đất trồng mà cây đã sử dụng và đừng cố pha trộn vỏ cây hoặc than mục với đất Rockwool hay những vật liệu tổng hợp tương tự, vì cả hai loại đều có chế độ xử lý nước khác nhau. Nếu bạn đang sử dụng đất Rockwool thì nên đổ nó vào khoảng trống tương tự như trên, nhưng không ép chặt xuống giống như vỏ cây hay than mục. Cứ để cho đất Rockwool nằm rời rạc và thông thoáng nhưng chú ý sao cho cây được đứng vững.

Thay chậu và tách cây Lan ra thành nhiều cây nhỏ

Qua nhiều năm, những cây Lan có nhiều giả hành sẽ có một số giả hành không có lá. Nếu chúng còn xanh và đứng thẳng, tức chúng vẫn chưa chết. Lúc đó chúng đang hỗ trợ cho những giả hành có lá mới mọc ra, chuyển dưỡng chất cho những phần mới phát triển của cây. Tuy nhiên nếu số giả hành không lá nhiều hơn số giả hành có lá, chúng sẽ gây hại cho cây Lan và cần phải được cắt bỏ. Ở những cây có nhiều hơn một mầm mới, bạn có thể tách chúng ra thành nhiều cây với điều kiện mỗi cây đều có một mầm mới. Để cây mới có thể ra hoa, nó phải có ít nhất 3 giả hành có lá và một cái mới mọc.

Biết rõ điều đó, bạn có thể tách cây Lan của mình ra bao nhiêu cây mới nếu thấy chúng có đủ điều kiện an toàn để làm việc đó. Bất cứ những phần còn lại nào có ít hơn 3 giả hành tươi tốt sẽ không ra hoa trong 2 hay 3 năm tới.

Vi những cây Lan đó đã ở trong chiếc chậu cũ trong 2 hoặc 3 năm nên chúng bám theo chậu rất chặt và sẽ khó cho bạn lấy nó ra khỏi chậu. Bạn có thể tìm cách gỡ nó ra hoặc dùng dao tỉa xắn vào mép xung quanh chậu để tách rời phần rễ cây, nhưng nếu nó bám quá chặt bạn có thể phải cắt chậu ra thành nhiều mảnh, Điều này thưởng xảy ra với loại lan Cattleya, vốn có bộ rễ bám chặt lấy phần bên trong chậu. Trước khi bắt
đầu, nên trải một vải tờ báo trên bàn làm việc và đặt cây Lan lên đó. Như vậy bạn sẽ dễ dàng tách rời những phần cũ, các loại đất trồng cũ và mới sẽ không lẫn lộn với nhau.

THAY CHẬU VÀ TÁCH CÂY LAN RA THÀNH NHIÊU PHẦN

Phương pháp này bao gồm việc hoàn toàn thay chậu mới cho cây Lan, loại bỏ lớp đất trồng củ, cắt bỏ những rễ chết và giả hành không lá dư thừa hoặc các giả hành đã chết. Có thể dùng phương pháp này để tách những cây Lan lớn ra nhiều phần để chúng vào những chậu có kích thước giống như chậu cũ. Bạn có thể tách cây Lan ra thành nhiều cây mới, với điều kiện mỗi cây phải có ít nhất một mầm mới mọc. Tách cây Lan ra thành bao nhiêu cây tùy ý, nhưng phải nhớ rằng để cây Lan có thể ra hoa, mỗi cây mới phải có ít nhất 3 giả hành có lá và một mầm mới.

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

  • 1. Cây lan Cymbidium này đã nằm trong chậu cũ nhiều năm. Nó đã bị bộ rễ đẩy lên cao và sẵn sàng để được tách ra nhiều cây nhỏ. Chuẩn bị sẵn lớp đất trồng mới và những vật liệu để lót đáy chậu.
  • 2. Gỡ cây Lan ra khỏi chậu và dùng một con dao bén để xén vào giữa những thân chìm nằm sát nhau, xuyên qua chùm rễ.
  • 3. Hai phần cây Lan này, bao gồm số lượng giả hành và mầm non bằng nhau, đã sẵn sàng để được cắm vào chậu mới.
  • 4. Tỉa sạch những rễ cây đã chết và loại bỏ lớp đất trồng cũ, giữ lại một phần rễ cây vừa phải.
  • 5. Chọn một cái chậu có kích thước phủ hợp và lót đáy chậu với những hạt bọt nhựa (plastic).
  • 6. Đặt cây Lan vào chậu sao cho gốc các giả hành nằm thấp hơn mép chậu. Giữ nó đứng vững bằng một tay, tay kia cho đất trồng vào chậu.
  • 7. Sau khi cho cây Lan vào chậu, ghi vào nhãn ngày thay chậu và tên cây Lan. Không chạm gì đến cây Lan mới trong 2 hoặc 3 năm tới. Sau vài ngày, tưới nước cho nó.

Sau khi lấy cây Lan ra khỏi chậu, hãy kiểm tra phần rễ vốn phải có màu trắng và tươi tốt. Bất cú phần rễ nào bị đen đều đã chết và cần phải được cắt bỏ. Điều này có thể khó thực hiện khi bộ rễ nằm chụm lại thành một khối, trong trường hợp này bạn nên cắt rời bộ rễ ra ở những điểm mà bạn muốn tách cây Lan thành nhiều cây con. Cắt ngay phần ở giữa những giả hành và bạn sẽ tách rồi được bộ rễ. Ngay giữa cụm rễ sẽ là những phần đất trồng đã phân hủy và rễ cây đã chết. Tách các đất trồng và rễ cây cũ ra, sau đó cắt những rễ đã chết đến tận ngọn. Rễ chết thường rỗng và lớp vỏ bên ngoài sẽ bóc ra chừa lại một lối bên trong bị xoắn lại. Một số rễ còn sống có thể khá dài, chúng cần phải được tỉa lại chỉ còn 15 cm. Để lại cho mỗi cây mới đủ số lượng giả hành, bạn cần nhớ là chúng phải có những củ có lá nhiều hơn số không lá. Thông thưởng bạn chỉ
cần chừa lại một hoặc hai giả hành đang trong trạng thái ngủ đông, để hỗ trợ cho những giả hành khác. Tách những củ đó ra bằng cách cắt đứt qua phần rễ chìm – nhớ đừng cắt phạm vào phần gốc của giả hành – và đặt nó nằm qua một bên. Nếu bạn muốn có thêm một số cây Lan, bạn có thể trồng những giả hành đó vào chậu khác. Chúng thưởng sẽ mọc ra những mầm mới và có thể ra hoa trong một vài năm tới.

Ở những cây Lan trước đây trông có vẻ lộn xộn, giờ đây bạn sẽ có một hoặc hai cây Lan nhỏ và tươm tất hơn. Cắm chúng vào những chậu có kích thước bằng với chậu cũ, như vậy chúng sẽ có đủ khoảng trống để phát triển trong hai năm nữa. Đặt cây Lan sát vào một thành chậu, với những giả hành cũ nằm phía sau và các mầm mới hướng tới trước. Lót đáy chậu bằng những viên plastic và rải một ít đất trồng lên trên chúng, sao cho những phản mới phát triển của cây Lan nằm ngang hoặc thấp hơn mép chậu. Cho đất trồng vào chậu – chú ý chèn chúng xuống dưới và xung quanh để bảo đảm không có chỗ trống – cho đến khi cây Lan đứng vững và lớp đất trồng nằm thấp hơn mép chậu. Điều này sẽ bảo đảm cho đất trồng không bị trôi đi khi bạn tưới cây.

Không phải tất cả những cây Lan lớn đều cần phải được tách ra nhiều cây con, trừ trưởng hợp bạn muốn có thêm nhiều cây mới. Những giống lan trồng bằng cây nhỏ không khó trồng tỉa có thể được xem như là một cây mới với điều kiện đa số hay tất cả những giả hành đều có lá.

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

Nơi nào có một nhóm giả hành không lá ngay giữa cây Lan, những túi đó cần phải bị cắt bỏ hoặc giảm bớt số lượng trước khi chúng sẽ làm cho cây Lan bị suy yếu. Trường hợp ngoại lệ ở đây là với loài Lan Lycaste và Angulocaste dễ rụng lá, những loài mà chỉ các giả hành chính yếu mới có lá vào bất cứ lúc nào.

Khi đã tách cây Lan ra nhiều cây, bạn nên nhớ ghi những tấm nhãn mới cho mỗi cây Lan. Chuyển chúng vào khu vực nuôi trồng và phun lên trên chúng một lớp nước mỏng, để tránh hiện tượng mất nước qua lá cây sau khi tỉa rễ. Tưới nước cho chúng sau một vài ngày, để cho rễ cây Lan có thời gian lành lại một phần những vết cắt trước khi bị ẩm. Bạn cần phải tưới nước cẩn thận trong một thời gian, trừ khi chắc chắn rằng các rễ mới đã bắt đầu mọc ra từ các phản mới phát triển. Khi điều này xảy ra, bạn có thể tưới nước và cung cấp dường chất cho chúng bình thường như cũ. Sau khi thay chậu, bạn sẽ thấy cây Lan hơi xoăn lại hoặc rụng một vài lá đến khi rễ mới mọc ra. Đây là lý do tại sao nên thay chậu vào mùa xuân, ngay trước khi những rễ mới phát triển. Thay chậu cho một cây Lan không đúng thời điểm thích hợp có thể gây căng thẳng cho nó, đến khi những rễ mới thay thế cho những rễ bị cắt bỏ.

Sau thời gian khoảng 6 tuần, kéo một cây Lan mới ra và kiểm tra phản rễ mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nhũng rễ trắng mới mọc xuyên qua lớp đất. Nếu không thấy như vậy và cây Lan vẫn tiếp tục bị xoắn lại, có thể nó bị chậm phát triển và cần được cho vào một hộp ủ giống, nơi nó sẽ có điều kiện phát triển trong một môi trường ấm áp hơn.

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – VII. Chăm sóc và nuôi trồng – 3. Trồng vào chậu và cắm lan như thế nào? – 3.1. Lan trồng trong chậu

Trả lời

0988110300
chat-active-icon