Đặc trưng của nghệ thuật Bonsai là thể hiện lại hình ảnh của cây trong tự nhiên. Tuy nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hình ảnh cây Bonsai trước mất đó phải gợi lên một cảm giác cho người xem, như đang đứng trước một cây có thực ngoài tự nhiên, khung cảnh mà nó tạo ra như một phong cảnh của tự nhiên được thu nhỏ. Tự thân tác phẩm phải biểu đạt được điều này ở mức cao nhất, dưới lăng kính của nghệ thuật.
Nghệ thuật của Bonsai không phải là sự tưởng tượng, cho rằng cây Bonsai của mình có vẻ giống như cây trong tự nhiên, mà tự thân tác phẩm phải biểu đạt được điều này ở mức cao nhất. Các yếu tố được xem xét trong việc đánh giá vẻ đẹp của Bonsai cụ thể như sau:
Điều đầu tiên, một cây Bonsai đẹp phải có hình dáng, phong cách độc đáo và ít nhân tạo trong quá trình tạo dáng. Án tượng đầu tiên là tính thẩm mỹ tự nhiên của cây.
Đường nét của cây, không nên quá lạm dụng kỹ thuật uốn sửa, để tạo ra những chi tiết quá bất thường, cầu kỳ dẫn đến tính phi tự nhiên của cây.
I. Tính thẩm mỹ của Bonsai
Thời gian tính của cây
Đó là đặc điểm cổ lão của cây. Tính chất này có thể cảm nhận được thông qua các đặc tính thể hiện của cây, dựa trên hình dáng, cấu trúc của nó. Điều cơ bản là hình ảnh của cây bộc lộ được hình ảnh của một cổ thụ.
Nếu cây có hình ảnh của một cổ thụ, và tuổi thực của nó như một cây lâu năm thì giá trị càng cao.
Rễ
Bộ rễ có đẹp theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai không? Có lộ rõ trên mặt đất? Hình dạng bộ rễ, gốc cây có ấn tượng như một cổ thụ chưa? Sự phô bày của rễ có hợp lý, có biểu dạt dược tính tự nhiên?
Thân
Hình thái và đường nét của thân phô diễn đẹp mắt, hợp tự nhiên. Thân không nên có những nét quá nhân tạo. Cấu trúc, tỉ lệ của thân, gốc hài hòa, hợp lý theo tiêu chuẩn thẩm mỹ Bonsai.
Màu sắc cấu trúc lớp vỏ cây thể hiện được sự già nua, từng trải đẹp mắt (nhưng đó không phải là màu sắc do sự bám rêu, hay địa y ở trên thân cây).
Cành
Nét dáng của cành phải phù hợp với cấu trúc của rễ – thân, những cành đẹp cần có nhiều nhánh phụ và chỉ tiết, cấu trúc dày. Điều này chứng tổ, bộ cành cây cũng có dấu ấn thời gian rõ rệt. Cây già thường có bộ cành nằm ngang hay hướng xuống. Cây có cành hướng lên, cảm giác như cây còn non trẻ.
Thành phần, số lượng, hướng của cành được bố trí có hợp quy luật thẩm mỹ và tự nhiên không?
Lá
Kích thước lá phải nhỏ. Tỉ lệ khối tán lá phải hợp lý với thân cành. Sự phô điễn giữa cấu trúc cành nhánh và lá phải hài hoà. Màu sắc của lá phải tươi nhuận, biểu đạt sức khoẻ của cây. Nếu có hoa, quả sẽ làm tăng thêm giá trị cho việc thưởng thức.
Chậu
Hình dáng, kích thước của chậu có phù hợp với kiểu dáng cây không? Màu sắc có tương hợp với màu sắc cây? Tỉ lệ cây và chậu như thế nào?
Trình bày
Đó là sự hài hòa giữa các yếu tố rễ – thân – cành – lá cùng với chậu. Vị trí của cây trên chậu? Tính tỉ lệ của các yếu tố khi trưng bày như Cây, Chậu – Kệ – Phông nền. Sự trình diễn của lớp rêu, sỏi trên bể mặt chậu cũng được xem xét.
Tính thẩm mỹ
Ấn tượng của tác phẩm tác động ở mức độ nào? Nét độc đáo riêng biệt của cây? Mức độ tác động vào mỹ cảm của người xem ra sao?