Phần 11 – Chương I: Phân vô cơ (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Cây trồng trong tự nhiên lớn lên và phát triển tốt, chủ yếu nhờ nước, không khí và các chất khoáng có nhiều ở trong đất.

Nhưng cây Bonsai được trồng ở trong chậu, nó bị giới hạn về nhiều mặt: Khối lượng đất rất ít, rễ không có điều kiện vươn xa để âm các chất khoáng. Do đó, cần phải bón phân thường xuyên hơn để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh đó, việc tưới cây hàng ngày cũng làm cho lượng khoáng trong chậu bị mất đi nhanh hơn rất nhiều so với tự nhiên, do sự rửa trôi của nước tưới.

Với khối lượng đất hạn chế, trong quá trình sinh trưởng của cây, các chất khoáng sẽ cạn dân rất mau, do hoạt động sống. Vì vậy luôn phải bón phân bổ sung để bảo đảm yêu cầu lớn lên của cây.

Chúng ta biết rằng dù không bón phân cho cây, nó vẫn sống. Đó là khả năng tự dưỡng của cây. Nhưng thiếu dinh dưỡng sự sinh trưởng sẽ chậm lại và sự lão hóa sẽ xảy ra sớm hơn.

Bón phân thường xuyên sẽ giúp cho cây Bonsai thích nghi được với điều kiện nuôi trồng, trong môi trường chật hẹp.

Trước khi bón phân, cần phải hiểu rõ tập tính của chủng loại, các giai đoạn phát triển của cây, tuổi cây, thời tiết, cũng như đặc điểm của các loại phân bón, mới đạt được hiệu quả trong việc bón phân.

  • Cây còn nơn đang phát triển và cây có hoa, quả thì cần nhiều phân bóa hơn cây đã thành thục.
  • Cây có bộ lá xanh quanh năm cần phân thường xuyên hơn cây rụng lá.
  • Sau mùa thay lá, mùa hoa, quả cần bón phân cho cây để bổ sung lượng dinh dưỡng đã tiêu hao và chuẩn bị dinh dưỡng cho một chu kì mới.
  • Không phải tất cả lượng phân bón sử dụng, đều được cây hấp thụ hết, một phần lớn nó bị rửa trôi, bị phân giải và bị bốc hơi. Do đó cần phải biết cách sử dụng phân cho đúng.
  • Phân hóa học được hấp thụ nhanh hơn phân hữu cơ.

Phân bón có 2 loại, đó là phân vô cơ và phân hữu cơ. Cả 2 nhóm đều chứa các nguyên tố đại lượng và vi lượng.

A. Phân vô cơ

Còn gọi là phân hóa học có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì. Được phần chia thành các nhóm sau:

Nhóm đại lượng

Là nhóm nguyên tố được cây sử dụng nhiều trong quá trình sinh trưởng. Gồm có các nguyên tố chính sau:

  • Đạm (Nitơ – N): giúp cho cây tăng trưởng nhanh, xanh lá, phát triển chổi non, rễ … thiếu đạm cây phát triển yếu ớt màu lá vàng, cây còi cọc, sinh trưởng kém.
  • Lân (Phốt pho – P): Giúp cho cây nảy mắm, ra rễ, ra nụ, thân cứng cáp, lá dày chống được bệnh.
  • Kali (K): Giúp cho cây cứng cáp, già sinh lý, tạo điều kiện cho việc cây trổ hoa, trái. Chống được điều kiện bất lợi.

Nhóm trung lượng

Là những nguyên tố thường có nhiễu ở trong đất, gồm có:

  • Canci (Ca): Giúp cho cây chắc chắn, lá dày, xây dựng nên vách tế bào.
  • Manhê (Mg): tạo nên diệp lục tố cho lá, làm cho lá xanh.
  • Lưu Huỳnh (S): giúp cây tăng trưởng, thiếu S cây cần cỗi, lá nhỏ.

Nhóm vì lượng

Là những nguyên tố mà cây sử dụng ở lượng cực thấp, tuy nhiên nó lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Nếu thiếu các chất vi lượng cây sẽ phát triển không bình thường.

  • Sắt (Fe): tham gia vào quá trình tạo diệp lục. Thiếu sắt cây có lá màu xanh lợt, vàng lá, rễ kém phát triển.
  • Đồng (Cu): giúp chổi đỉnh phát triển, nếu thiếu ngọn bị khô, cây phát chỗi yếu.
  • Kẽm (Zn): thiếu kẽm thân lá phát triển không bình thường, lá bạc màu.
  • Mangan (Mn): thiếu Mangan lá bị vàng, rụng lá.
  • Bor(Bo): thiếu Bo lá mọc kém, rễ phát triển yếu.
  • Molypden (Mo): giúp cho sự điều hòa tăng trưởng cây.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon