Phần 05 – Chương III: Bộng thân, bể bộng (Sabamiki) (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai

Sabamiki là gì?

Sabamiki trong Bonsai là gì?

Sabamiki (Bể bộng, bộng thân): Là kỹ thuật làm cho thân cây bị khoét bộng rỗng ruột, hình ảnh cây có vẻ cố lão. Thân mang thương tích như bị sự tàn phá của tự nhiên, bị côn trùng tấn công, gỗ của thân cây hư hại, mục ruỗng, rỗng ruột.

Ở Bonsai thông thường các vết cắt, sẹo thường đặt giấu ở phiá sau. Đây là trường hợp ngoại lệ. Vết sẹo được xử lý khéo léo tạo ra hình ảnh của một cổ thụ bị tần phá đo tác động của tự nhiên một cách ngoạn mục.

Những vết cắt lớn, phần hư mục của thân cây, sẽ được lợi dụng đục khoét thêm, dựa trên phần gỗ cứng (lõi) còn lại, người ta loại bỏ phần giác gỗ mềm, cuối cùng sẽ được một phân bộng cây thật ấn tượng như trong tự nhiên.

Cách này thường được sử dụng cho cây rụng lá hay cây xanh thường niên, có cấu trúc thân lớn và thô.

Kỹ thuật này giống như đục chạm trong điêu khắc gỗ.

  • Nếu xử lý ngay trên cây còn sống, vết cắt còn tươi nến cẩn thận, cần thực hiện qua nhiều đợt để khỏi ảnh hưởng lớn đến cây. Bảo vệ các sẹo, bộng cây bằng thuốc chống thấm.
priv4
Khi cắt bỏ nhánh lớn, các vết sẹo lớn lâu ngày sẽ bị hư và mục ở phần bên ngoài. Dùng đục, đục rỗng các phần này. Nếu đã có ý định tạo ra kiểu bộng thân, nên để vết cắt tự nhiên, không bảo vệ bằng thuốc, nó sẽ mục dần, rất thuận tiện cho việc tạo dáng. Mũi đục chỉ cần nương theo lõi gỗ tự nhiên là có kết quả tốt nhất, sau khi đã lấy đi phần gỗ mềm,đường nét của lõi gỗ rất tự nhiên.
Wonderful old tree, with a massive sabamiki (hollow trunk)... #indoorbonsaitrees #OutdoorBonsai
Bộng cây hình thành, sau khi đã lấy đi phần giác gỗ. Cần lưu ý bảo vệ tốt phần gỗ lộ ra bên ngoài. Nó dễ bị mục ruỗng dần theo thời gian. Nên chống thấm cho nó, để hạn chết độ ẩm làm cho nó nhanh bị mục nát.

Ngoài những kỹ thuật tạo jin, shari còn có một số thủ pháp khác trong việc tạo tác, có thể hỗ trợ cho việc tạo ra một cây Bonsai có ấn tượng về thời gian tính trên cơ thể của nó.

Loại bỏ lá nhiều lẫn trong năm. sẽ làm cho cây mau già cỗi hơn so với bình thường.

Mỗi lần cây thay lá, là một lần tạo ra chu kỳ mới. đối với cây trong tự nhiên. Trên cây Bonsai có thể chủ động tạo ra chu kỳ mới này, với thời gian ngắn hơn bằng cách lãy lá.

Việc lấy lá còn làm hạn chế sự phát triển của cành nhánh chính và làm cho cành phân chia nhiều nhánh phụ thứ cấp hơn.

Việc bỏ lá kết hợp với việc cho cây trải nhiều nắng, sẽ làm cho bộ xương cành mau già, đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển chậm lại, các mất lá sẽ ngắn và già đi. Do đó đặc điểm hình dáng của cây như già cỗi hơn so với thực tế tuổi của nó.

Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này, cần phải lưu ý đến tập tính của loài, tình trạng sức khoẻ của cây như thế nào?

Không nên bỏ lá quá nhiều lần trong năm, dễ làm cho cây suy yến, bỏ cành nhánh và có thể bị chết. Ở một số loài cả y như Thông, Tùng, … không thể thực hiện việc bỏ lá triệt để như những cây thường xanh và cây rụng lá,

Ghép nhiều cây nhỏ thành một cây lớn là kỹ xảo tạo ra được một cấu trúc thân nhự cây có tiêu chuẩn “đâu voi đuôi chuột”. Sau một thời gian nuôi trồng dài, các cây nhỏ sẽ liên
kết lại như một thân cây độc lập.

Thời gian tạo tác trên cây sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Các loài cây dễ thực hiện thủ pháp này như Sanh, Si…

Dùng dây đồng cột thắt ở gốc thân, gốc cành sẽ tạo ra hiện tượng ứ nhựa, gây ra tác động phù gốc, chân cành nở ra. Điều này sẽ tạo ra cảm giác khi quan sát cấu trúc chi tiết của cây, như là một cây lâu năm, chứ không phải là một cây còn non trẻ,

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon