Là cách lột một phần vỏ thân, cành, rễ tạo hiệu ứng như cây bị phong hóa tự nhiên, một phần vỏ cây bị hư mục đi để lộ ra phân gỗ bên trong một cách ấn tượng.
Phần thân không xé vỏ còn lại phải còn sống và cành không bị chết như cách tạo jin. Không nên lột quá 1/3 chu vi phần vỏ cây trong một lần và chú ý cũng không nên lột
phía bên dưới của một chân cành sẽ làm cho cành bị chết vì mất nước.
Nên lột vỏ dẫn đà qua một thời gian dài, để tránh gây sốc đột ngột, tốt nhất là lột từng đoạn, chờ cho phân này lành sẹo rồi mới tiếp tục lột thêm ở phần khác.
Chỉ có một số loài cây có cấu trúc vỏ và thớ gỗ đặc biệt mới phù hợp với kỹ thuật này, như những loài cây lá kim, cây có gỗ cứng.
Bảo quản Jin và Shari
Jin và Shari cần được để khô vài tháng, mới bắt đầu bảo quản. Tốt nhất là mùa hè trời khô, nóng, nên làm ngoài ở trời vì chất bảo quản có mùi rất hôi khó chịu.
Khi Jin và Shari đã khô, dùng hỗn hợp CaS (Canxi và Lưu huỳnh) là một dạng thuốc trừ nấm bệnh, quét lên vết lột vỏ để thuốc ngấm vào gỗ khô. Chú ý không để thuốc rơi ra chậu.
Nên lặp lại một vài lần nữa cách nhau 1 tháng trong mùa hè. Sau đó mỗi năm phải bảo quản 2 – 3 lần trong năm, nên thực hiện trước mùa thu. Jin và Shari sẽ trắng ra sau khi bảo quản và nó sẽ bạc dần theo mưa nắng trông rất tự nhiên. Nếu bảo vệ tốt, trong nhiều năm vết Jin và Shari gần như hoá thạch.