Uốn sửa là một kỹ thuật cơ bản trong công việc tạo dáng cho Bonsai. Thông qua kỹ thuật này có thể tạo ra được một cây có kiểu dáng theo ý đồ đã định, hay có thể hiệu chỉnh lại những bộ phận chưa thật hợp lý.
Lợi điểm lớn nhất của việc uốn sửa là định hướng được thân, cành làm tăng cường các đường nét của cây một cách thẩm mỹ.
Bằng cách lợi dụng lực tác động của dây uốn có thể tạo ra những sót cong mềm mại, uyển chuyển trên cấu trúc của thân và cành. Từ một nét thẳng có thể biến đổi thành cong hay gãy gốc. Cành mọc vươn lên, lệch hướng sẽ được hiệu chỉnh lại đồng gốc độ trong bố cục không gian.
Đây là biện pháp tối ưa cho việc định hình, tạo dáng cho cây Bonsai khi nó hãy còn non trẻ. Thời gian tạo dáng cho nó được rút ngắn rất nhiều.
Dụng cụ và vật liệu
- Dây quấn: thường là dây đồng, dây nhôm là tốt nhất. Dây kẽm thường quá cứng và dễ làm thương tổn vỏ cây, dễ bị gỉ sét.
- Dây được sử dụng với nhiều loại kích thước từ 0,1mm-0,8mm.
- Kìm cắt dây.
- Đây bọc bảo vệ cành lớn: cao su, đệm nilong.
- Cảo: dùng để trợ lực cho việc uốn cong các cành và thân lớn.
Kỹ thuật quấn dây
Trước khi quấn dây uốn sửa cần chú ý:
- Xác định được kiểu dáng của thân, cành trước khi tiến hành.
- Loại bỏ bớt các nhánh phụ, rườm rà không hợp lý cho dễ thao tác, có thể loại bỏ bớt lá.
- Chọn dây có kích thước phù hợp với cành định uốn. Độ lớn của dây khoảng 1/3 kích thước của cành uốn.
- Độ dài dây quấn bằng chiểu dài của cành, cộng thêm 1/3 độ dài theo kích thước của cành. se ng
- Nên để chậu cây hơi khô, cành sẽ được dẻo hơn khi uốn.
* Cách uốn
- Đầu tiên phải biết quấn dây cho đúng cách.
- Khi quấn nên dùng ngón tay đỡ dưới phía cành, giữ dây đúng vị trí. Quấn cành chắc tay nhưng nhẹ nhàng.
- Khi uốn cành dùng ngón tay làm điểm tựa để tránh làm gãy, tét cành.
- Nếu cành lớn dễ gãy tét, trước khi uốn nên bọc nó lại bằng dây vải, nilông … dọc theo hướng cành và dùng dây kim loại lớn để trợ lực thêm.
- Khi quấn dây, chú ý hướng của cành uốn, nên hướng vào phía trước mặt. Đó là tư thế thuận lợi nhất cho thao tác quấn dây.
Các chú ý:
- Quấn không đúng cách, các vòng dây quấn quá xa và quá thưa, sẽ không đủ lực uốn. Khi uốn cành sẽ bị trả lại, góc uốn không được ổn định
- Quấn dây quá gần và dày cũng không có tác dụng nhiêu cho lực uốn, hiệu quả không cao
- Quấn dây không đềo, vừa không đẹp mắt vừa không có tác dụng khi uốn cành
- Không nên quấn dây quá lỏng, cành sẽ không định vị được hướng khi uốn
- Không nên quấn tréo dây ngược chiều nhau, sẽ không có tác dụng khi uống cành
- Có thể dùng 2 dây nhỏ để trợ lực chung. Nhưng hai dây phải được quấn cùng hướng và sát nhau
- Không nên quấn chồng lên lá
- Khôg nên quấn chồng lên các cành chon, nhánh con.
- Không nên quấn dây từ vị trí của một chạc nhỏ liền kề nhau trên cành, góc uốn sẽ không định vị được một cách dễ dàng
- Nên bắt đầu từ thân lớn và chia dây ra cho hay cành nhỏ
- Không nên từ một dây quấn cho hai cành gần đối nhau, sẽ khó uốn. Vì điểm trợ tựa không tốt và không ổn định
- Nên chia dây ra cho hai cành, lệch nhau, lực uốn và độ ổn định sẽ tốt hơn
- Không nên neo dây trên thân, sự ổn định của gốc dây quấn không được tốt
- Nên neo chặt ở vị trí ngã ba với một cành khác
- Khi uống cành hướng xuống phía dưới, nên quấn dây hướng lên phía trên của cành, để tránh làm tét cành khi uống xuống bên dưới
- Không nên quấn dây từ hướng phía dưới của cành lên trên, cành dễ bị tét khi uống hướng xuống
- QUấn dây lớn cho cành lớn, dây nhỏ cho cành nhỏ. Những dây nhỏ cũng được quấn song song cùng dây lớn.
* Chú ý
- Không nên quấn dây trên những cây bị yếu, hoặc cây mới thay chậu đễ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cây.
- Đối với cây lá kim nên quấn dây vào giai đoạn cây nghĩ. Cây thường xanh nên quấn vào mùa cây tăng trưởng.
- Nên xác định hướng của cành, nét của nhánh trước, để tránh trường hợp uốn cong rồi. lại uốn thẳng trở lại nhiều lần sẽ làm gãy dập vỏ cây nhiều hơn.
- Bảo quản cây trong mát và ít gió lùa trong thời gian uốn sửa để tránh sự mất nước.
- Tưới đủ nước cho cây, vì trước đó cây đã bị thiếu nước, do để khô cho đễ uốn.
Tháo đây
Khó xác định được thời điểm tháo dây vào khi nào một cách cụ thể, vì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sức tăng trưởng của cây, độ lớn và tuổi của cành,
Phải theo dõi thường xuyên, nếu thấy dây có dấu hiệu ăn khuyết vào vỏ cây nên tháo dây ngay. Thông thường thời gian này từ 6 tháng đến 1 năm.
Dây có thể được cắt tháo ra từng đoạn ngắn, bằng kìm cắt chuyên dụng để dễ tháo gỡ, ít làm hại thân, cành. Nên gỡ dây ngược theo hướng được quấn, từ ngoài vào trong.
Khi dây để quá lâu, sẽ tạo ra vết hằn sâu trên vỏ, nên gỡ dây một cách cẩn thận, không nên cố tháo nó ra, dễ làm tổn thương vỏ cây.
Nếu bị thương tổn nên sử dụng các chất bảo vệ bôi lên vết thương, để giúp vỏ cây mau hồi phục.
Nếu sau khi gỡ dây, cành có khả năng bị trả lại vị trí cũ, nên quấn dây theo hướng ngược lại, tiếp tục uốn sửa.
Cũng có thể tạo ra một vết sẹo ở vị trí uốn cong, sau một thời gian sẹo sẽ liền da, cành sẽ giữ được vị trí. Vết cất này sẽ làm giảm độ căng, độ đàn hồi của cành giúp cành định vị tốt hơn.
Một số kỹ thuật uốn sửa khác
Trong một số trường hợp do kích thước của thân, cành quá lớn, lực tác động của dây quấn không đủ sức để hiệu chỉnh, và định dạng được, cần phải dùng thêm một số biện pháp khác để trợ lực.
Một trong những cách sau cũng tạo được hiệu quả rất tốt, trong việc uốn sửa, định dáng cây
Có thể treo một vật nặng để làm hạ góc cành xuốg theo tác động của trọng lực. Cách này ít được sử dụng vì thiếu thẩm mỹ và cành luôn bị rung động.
Có thể dùng một đoạn gỗ chêm vào thân và cách để tách cành và thân ra
Dùng cảo để tạo đường cong cho cành. Cố định đảo chắc chắn trên thân ở vị trí cần uốn sửa. Xiết vòng gai cảo từ từ cho đến giới hạn chịu đựng của thân. Lặp lại quá trình này trong một thời gian từ 3 – 4 tháng cho đến khi đạt được độ cong mong muốn. Chú ý lót dày vải, cao su ở chỗ tiếp xúc cảo và thân để tránh làm dập da cây.
Có thể dùng thanh kim loại, hoặc trụ cứng buộc chặt vào thân để hiệu chỉnh lại hướng của thân. Có thể dùng thanh kim loại đã định dạng trước, để tạo dáng thân, cành. Đầu tiên cần pải quấn dây vải mềm, nilong, .. vào thân, cành định uốn sửa để đề phòng sự rách tét thân, cành. Buộc cố định thanh kim loại ở phần gốc cành cho thật chắc chắn. Từ từ uốn cong cành khít vào thanh kim loại, tiếp đến quấn dây mềm dần dần theo đoạn cành áp sát vào thanh kim loại cho đến khi hết và cố định lại cho thật chặt.