Những nhà sản xuất Bonsai đang bước vào giai đoạn mới với sự cạnh tranh mang tính cá nhân

Những nhà sản xuất Bonsai đang bước vào giai đoạn mới với sự canh tranh manh tính cá nhân

Nguồn: https://bonsai.shikoku-np.co.jp (04/02/2009)

Dịch và biên tập: Admin codai.net Dũng Cá Xinh (04/11/2019)

Thị trấn Kokubunji ở thành phố Takamatsu nằm trên một dải đất dài và hẹp chạy từ Bắc xuống Nam.

Nông dân trồng Bonsai ở khu vực này tập trung ở phía Bắc nơi Kokubunji và những ngôi đền Hokkeji toạ lạc.

Ngôi đền Kokubunji được biết đến là một trong những ngôi chùa Phật Giáo linh thinh đối với những người đi hành hương Shikoku, một cuộc hành hương nổi tiếng với 88 ngôi đền trên đảo.

Đền Hokkeji được biết đến với vườn Botan (Hoa mẫu đơn Nhật Bản, Japanese peony) và một dải đất rộng lớn ở phía Bắc của trường tiểu học Kokubunji-Hokubu, trông giống như một thiên đườg Bonsai.

Cành đồng toàn Bonsai tại thị trấn Kokubunji, thuộc tỉnh Takamatsu

Nơi khai sinh ra Nishikimatsu (Cây Thông Thổ Cẩm Nhật Bản, Japanese brocade pine)

Người tiên phong của cây cảnh Nishikimatsu, Kiichi Suezawa (1864-1931), đến từ thị trấn Kokubunji, cũng là nơi sinh ra nishikimatsu bonsai.

Không chỉ Suezawa mà một số người đàn ông khác cũng tận tuỵ trồng cây nishikimatsu trong hơn 120 năm, trải qua ba thời đại ở Nhật Bản, được gọi là Meiji (1868 – 1912), Taisho (1912 – 1926) và Showa (1926 – 1989)

Tất cả đều là những người đóng góp lớn cho ngành công nghiệp Bonsai của thị trấn Kokubunji. Trong số đó có Senji Hashimoto quá cố, người đã ghép thành công nishikimatsu vào cuối thời Taisho.

Cây Nishikimatsu vẫn còn tồn tại tại vườn Sensho-en Bonsai Garden được đặt tên theo ông. Cháu trai của ông Masahiro Hashimoto là một trong số ít các nhà sản xuất nishikimatsu chuyên nghiệp tại Nhật Bản.

Những người trồng trọt tại Kokubunji dành phần lớn thời gian để sản xuất cây nishikimatsu từ cuối những năm 1960 dến đầu những năm 1970. Nhưng giá nishikimatsu giảm mạnh do nhiều yếu tố khác nhau, đáng chú ý là việc sản xuất quá mức.

Hầu hết các nhà sản xuất sau đó chuyển sang Kuromatsu (Thông Đen Nhật Bản, Japanese Black Pine) và Goyomatsu (Thông Trắng Nhật Bản, Japanese white pine). Masahiro Hashimoto, người vẫn còn sản xuất cây nishikimatsu, cho biết giá của cây nishikimatsu, ngay cả đối với những cây lâu năm, cũng tương đối thấp so với các loại cây khác.

“Nhưng chúng dễ bị sâu và dẫn đến việc mất đi sự nổi tiếng”, Hashimoto nói. “Tôi muốn làm mọi cách để bảo vệ truyền thống (sản xuất nishikimatsu) của khu vực Kokubunji. Tôi đã bắt đầu sản xuất một loại nishikimatsu thân dày nhưng chiều cao thấp. Tôi tin rằng nishikimatsu sẽ lại thu hút người chơi nếu tôi có thể sản xuất chúng ở kích thước thuận tiện.”Một cây nishikimatsu trong chậu được tạo dáng vào năm 1920s và được đặt trong Sensho-en Bonsai Garden

 

Trung tâm Bonsai

Cổng vào trung tâm Bonsai JA Kokubunji

Hai hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực Kokubunji sát nhập ngày 1 tháng 4 năm 1966 để tạo ra hợp tác xã trang trại JA Kokubunji. Vào ngày 30 tháng 5 năm đó, hợp tác xã đã ra mắt bộ phận Bonsai của mình với nhiệm vụ chính là mở một trung tâm cây cảnh JA Kokubunji vào năm 1968.

Trung tâm cây cảnh trưng bày và bán khoảng 8000 vật phẩm cây cảnh matsu và zoki trong khuôn viên với diện tích khoảng 3300 mét vuông dọc theo quốc lộ 33. Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ cho một loạt các mặt hàng lớn với giá cả hợp lý, cung cấp cho những người yêu thích cây cảnh giống như một thiên đường vậy.

Số lượng người trồng thành viên của bộ phận Bonsai của hợp tác xã giảm từ 260 năm 1974 xuống còn 80, và ngành công nghiệp Bonsai của thị trấn đang gặp một số khó khăn, chẳng hạn làm thế nào người trồng có thể đảm nhiệm công việc của họ, cũng như điều kiện kinh doanh tồi tệ bắt nguồn từ sự sụt giảm giá cả.

Giám đốc bộ phận Bonsai Kiyoshi Hiramatsu chia sẻ “Từ giờ trở đi, các nhà sản xuất sẽ được yêu cầu phát triển một dòng sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia Bonsai, thay vì đơn giản dựa vào các sản phẩm truyền thống. Các nhà sản xuất Bonsai hiện phải đối mặt với một kỷ nguyên mới và phải thể hiện cá tính riêng của mình bằng cách đề xuất những cách mới để trình bày Bonsai một cách hợp thời hơn”

(Bài của Shigeo Hano
dịch sang tiếng Anh bởi Kyodo News)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon