- Kingdom (Giới): Thực vật
- Clade (Nhánh): Tracheophytes (Thực vật có mạch)
- Clade (Nhánh): Angiosperms (Thực vật có hoa)
- Clade (Nhánh): Monocotyledon (Thực vật một lá mầm)
- Order (Bộ): Alismatales (Bộ Trạch Tả)
- Family (Họ): Araceae (Họ Ráy)
- Genus (Chi): Monstera (Chi Quái Vật)
- Species (Loài): Monstera adansonii
Cũng như các bài hướng dẫn khác, trước khi bắt đầu với loài Monstera adansonii, anh chị em có thể tham khảo tên khoa học kèm hình ảnh của gần như tất cả các loài và giống thực vật thuộc chi Monstera được Codai.net tổng hợp tại link này ạ:
Cùng tham khảo một số loài thuần chủng và giống lai tạo (bao gồm cả đột biết – var) thuộc chi Quái Vật (Monstera) ở khung dưới đây, anh chị em click vào để xem ảnh to hơn nhé:
Giới thiệu
Monstera adansonii, hay cây Năm Lỗ là một loài thực vật có hoa thuộc họ Araceae và có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Loài cây này nổi tiếng với các lỗ tự nhiên trên lá. Đó là lý do vì sao nó còn được gọi là Swiss Cheese Plant. Các lỗ trên lá có tác dụng tối đa hóa khả năng bắt nắng bằng cách tăng độ xòe của lá, đồng thời giảm đáng kể số lượng tế bào hỗ trợ.
TÊN
Tên phổ biến của nó khi trồng trong nhà là “Swiss cheese plant”, hoặc “Swiss cheese vine”, liên quan đến các “mắt” hoặc các lỗ phát triển trên lá, tương tự như các lỗ trên một số loại Swiss-type cheeses khác như Emmental cheese.
Các tên thông dụng khác bao bồm: Adanson’s monstera, Five holes plant, Monstera pertusa, Dracontium pertusum, Calla dracontium, Calla pertusa, Philodendron pertusum, Trầu Bà Lỗ, Quái Vật Lỗ, Cây Mons, Trầu Bà Lá Rách, Trầu Bà Cửa Sổ.
MÔ TẢ
Thành viên của họ arum Araceae này là thực vật biểu sinh với rễ trên không, có thể mọc cao tới 20 m (66 ft) trong tự nhiên, với những chiếc lá hình trái tim lớn, có lỗ, dày, bóng, dài 25–90 cm (10–35,5 in) và rộng 25–75 cm (10–29,5 in). Mặc dù nó có thể phát triển rất cao trong tự nhiên, nhưng nó chỉ cao được từ 2 đến 3 m (6,6 và 9,8 ft) khi trồng trong nhà. Các lá lớn có thể dài tới 1 m hoặc 3,3 ft. Cây càng già, lá càng được bao phủ bởi những lỗ thủng lớn hơn.
Cây con dại mọc ở khu vực tối nhất mà chúng có thể phát triển, cho đến khi chúng tìm thấy một thân cây để leo lên và sau đó bắt đầu mọc hướng về phía ánh sáng.
PHÂN BỔ VÀ PHÁT TRIỂN
Monstera adansonii rất phổ biến tại Nam và Trung Mỹ. Nó cũng được trồng nhiều tại khu vực Tây Ấn, trên các hòn đảo như Antigua, Grenada, Saba, St. Kitts, Guadeloupe, Marie Galante, Dominica, Martinique, St. Lucia, St. Vincent, Tobago và Trinidad, đặc biệt gần các thung lũng thấp ven sông.
Bên cạnh đó, Monstera adansonii ngày càng được trồng rộng rãi tại các vùng ôn đới như một cây trồng trong nhà.
NUÔI TRỒNG
Monstera adansonii thường được trồng ngoài trời làm cây cảnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây cần nhiều không gian và đất tơi xốp (có nhiều công thức trộn đất và giá thể đã được chia sẻ). Nếu nó mọc dưới đất, tốt hơn là nên trồng gần một cây lớn, giúp nó có thể leo lên, nếu không thì phải làm trụ hoặc giàn. Chỉ cần tưới nước vừa phải để giữ cho đất hơi ẩm. Độ cứng của cây là 11 (có nghĩa là cây có thể chịu lạnh ở nhiệt độ tối thiểu là −1°C hoặc 30°F). Tuy cây không thể chịu được nhiệt độ này trong vài giờ, nhưng vẫn có thể sống bên ngoài ở một số vùng nhất định (bờ biển Địa Trung Hải, Brittany). Tốt hơn là nhiệt độ tối thiểu ổn định ít nhất là 13 – 15°C (55 – 59°F) để cho phép cây sinh trưởng liên tục. Sự tăng trưởng bị gián đoạn khi nhiệt độ dưới 10°C (50°F) và cây dễ bị chết bởi sương giá. Nó cần tiếp xúc ánh sáng mạnh, nhưng không nên là nắng trực tiếp quá lâu trong ngày.
Buộc loài Monstera adansonii ra hoa ở nơi không phải môi trường sống nhiệt đới điển hình của nó là một điều khó khăn. Bởi vì cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể thì cây mới ra hoa được. Tuy nhiên, trong môi trường sống nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây ra hoa dễ dàng hơn. Trong điều kiện lý tưởng, nó ra hoa khoảng ba năm sau khi trồng. Cây có thể được nhân giống bằng cách giâm cành (cutiings) một cây trưởng thành hoặc bằng cách chiết cành (air layering).
Đặc tính kiến trúc, dễ trồng và chịu được nhiều điều kiện khắc nghiệt khiến cho Monstera adansonii trở thành một loại cây lý tưởng để trồng trong nhà. Vì lý do này, nó là một loại cây phổ biến dành cho các gia đình hoặc không gian văn phòng trên khắp bán cầu Bắc ôn đới. Loài cây này thích ánh sáng gián tiếp sáng và nhiệt độ từ 20–30°C (68–86°F). Tuy nhiên, cây hiếm khi có hoa khi được trồng trong nhà.
Chăm sóc
- Ánh sáng: Từ trung bình đến cao (tránh ánh nắng trực tiếp quá dài trong ngày)
- Tưới nước: Luôn duy trì đất ẩm nhưng không bị sũng.
- Nhiệt độ: 18 – 28 độ C
- Độ ẩm: Cao thường xuyên
- Đất, giá thể: Giữ ẩm tốt, thoát nước tốt
- Cắt tỉa: Nên cắt tỉa các lá bị cháy, hỏng
- Sang chậu: Nên thay chậu to hơn vào mùa xuân
- Phân bón: Nên bón các loại phân lá vào mùa xuân
- Sâu, bệnh: Côn trùng gặm nhấm (Fungus gnats), bọ trĩ (thrips), rệp (aphids), …
- Các vấn đề thường gặp: Cháy lá; Quăn lá; Nâu đầu lá; Úng rễ
Ánh sáng
Monstera adansonii có thể sống được trong môi trường ánh sáng thấp, nhưng nếu được trồng trong môi trường ánh sáng trung bình đến cao, cây sẽ phát triển nhanh và khoẻ hơn. Chú ý là ánh sáng quá mạnh khi cây chưa thuần có thể làm cháy lá (ví dụ cây đang quen sống trong nhà mà để ra nắng to với thời gian quá dài ngay lập tức sẽ gây cháy lá, nhưng nếu đưa ra nắng từ từ với cường độ và thời gian tăng dần, lá mới của cây mọc ra sẽ chịu được nắng và không bị cháy).
Dù trồng trong nhà hay ngoài ban công, ngoài vườn, hãy cố gắng để lá hưởng một chút nắng đã được lọc (nắng sáng sớm hoặc chiều muộn). Ánh sáng cao vừa đủ sẽ khiến cho lá cây căng, không bị quăn và tránh các bệnh liên quan đến úng rễ và sâu bệnh do dư thừa nước gây ra.
Nắng trực tiếp quá nhiều sẽ khiến lá bị cháy hoặc đầu lá chuyển sang màu nâu. Nếu lá có dấu hiệu chuyển nâu một số chỗ, hãy đưa cây tránh xa ánh nắng mặt trời. Những lá bị hỏng nên được cắt bỏ để cây dồn năng lượng ra lá mới đẹp đẽ và nguyên vẹn hơn.
CÁC GIỐNG ĐỘT BIẾN
Hiện có nhiều giống Monstera adansonii đột biến, mọi người có thể tham khảo thêm ở bài dưới này (Update)
Tưới nước
Kinh nghiệm cá nhân mình vẫn tuân thủ cách tưới nước của các vườn ươm Trung Quốc: “Bất Can Bất Kiêu, Kiêu Tắc Kiêu Thấu“. Theo kinh nghiệm cá nhân, đối với Monstera adansonii , chỉ nên tưới nước khi đất khô tầm 2cm từ bề mặt trở xuống. Đã tưới là phải tưới đẫm (100% đất phải được thấm nước), cách dễ nhất là nhúng cả chậu cây vào đất để nước thấm dần lên từ lỗ của chậu cây từ từ lên bề mặt). Và điều quan trọng nhất là sau khi tưới thì nước phải thoát hết ra khỏi lỗ của chậu cây. Tuyệt đối không để cây “ngồi trong nước” trong thời gian dài với phần rễ bị “ngồi trong nước” quá nhiều vì rất dễ gây úng rễ.
Sai lầm chết người nhưng lại rất thường gặp trong việc tưới nước các loài cây cây trong nhà nói chung và cây Quái Vật Monstera adansonii là: Tưới nước theo lịch trình cố định, ví dụ: 5 ngày 1 lần hay 1 tuần 3 lần. Việc bất chấp đất còn khô hay ẩm mà vẫn cứ tưới là một điều nguy hiểm vô cùng. Đất chưa khô mà vẫn liên tục tưới sẽ dẫn đến thối rễ, nấm mốc và một loạt các vấn đề khác. Hãy kiểm tra đất trước khi tưới, chỉ tưới khi khô (Bất Can Bất Kiêu) và đã tưới là phải thấm hết và thoát hết nước (Kiêu Tắc Kiêu Thấu).
Đối với các loài Monstera nói chung, việc để cây hơi khô 1 tý sẽ an toàn hơn là đất hơi sũng. Khô có thể chữa được chứ úng thường gây thối rễ và không thể cứu được cây.
Một số tips (mẹo) khi tưới nước cho Monstera adansonii:
- Hãy tưới nước đẫm 100% để làm ẩm toàn bộ đất và rễ.
- Nên để nước trong xô qua đêm để nước thoát bớt hoặc hết các hoá chất có hại.
- Luôn tưới nước có cùng nhiệt độ với môi trường để tránh gây stress rễ (do sốc nhiệt độ).
- Không bao giờ được để cây ngồi trong nước (tức là phần đáy chậu ngập nước)
- Mùa đông luôn tưới ít nước hơn.
- Luôn kiểm tra đất trước khi tưới và chỉ tưới khi đất khô 2cm từ bề mặt trở xuống.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho các loài Monstera theo nhiều tài liệu là từ 65°F cho đến 80°F (18° – 27°C), nhưng theo kinh nghiệm cá nhân mình thấy có lẽ 18° – 28°C là khung nhiệt độ tuyệt vời nhất. Nhiệt độ trung bình trong phòng rất thích hợp để các loài Quái Vật Monstera phát triển. Cố gắng đặt cây ở vị trí nhiệt độ ổn định. Điều này có nghĩa là nên để Monstera adansonii của bạn tránh xa những khu vực hấp thụ nắng gắt, gần bộ tản nhiệt hoặc nơi có gió lùa cũng như luồng không khí thổi ra từ điều hoà. Việc này sẽ tránh việc cây bị căng thẳng.
Monstera adansonii rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu cây gặp nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh một cách bất ngờ, lá sẽ có xu hướng quăn lại. Trường hợp gặp phải gió lạnh, lá của chúng có thể bắt đầu héo hoặc rũ xuống.
Nhiệt độ tối thiểu cho các loài Monstera thường chỉ là 10°C. Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, cây có thể chịu những tổn thương vĩnh viễn và chết nếu tiếp tục bị bỏ quên ngoài giá rét. Kinh nghiệm cá nhân là nên mang cây vào trong nhà hoặc che chắn cho cây khi nhiệt độ xuống dưới 60°F (15°C).
Ngoài ra, một lần nữa cần lưu ý về nhu cầu ánh sáng của các loài Monstera khi được trồng ở ban công, hiên nhà. Đặt ở nơi có ánh sáng tốt, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sân vườn quay về hướng Đông là lý tưởng nhất. Nếu vườn nhà anh chị em quay về hướng Nam, hãy đảm bảo Monstera adansonii chỉ nhận được ánh sáng mặt trời le lói, lốm đốm xuyên qua các vạt cây, mái che hoặc ánh sáng mặt trời qua tôn, kính mờ trong khoản thời gian từ 11h sáng đến 3 chiều. Nếu vườn quay về hướng Tây hoặc Bắc thì nhất định phải che bằng các loại lưới cản sáng.
Độ ẩm
Luôn giữ độ ẩm cao khi trồng các loại Monstera trong nhà. Một cách tăng độ ẩm không khí quanh cây kinh điển là phun sương cho lá, sử dụng máy làm ẩm phòng hoặc đặt cây trên các loại khay giữ ẩm. Nhóm các cây Monstera gần nhau cũng giúp giữ ẩm cho cả cụm cây khi trồng trong nhà.
Không khí trong nhà thường có xu hướng quá khô đối với các loài cây nhiệt đới ưa ẩm. Vào mùa đông khi mọi người hay bật điều hoà nóng hoặc sưởi, việc duy trì độ ẩm phù hợp có thể là một thách thức rất lớn. Vào mùa hè nóng nực, không khí trong phòng cũng có thể bị khô một cách nhah chóng. Việc duy trì độ ẩm thích hợp sẽ giúp cho các giống cây Monstera adansonii không bị quăn lá hoặc rũ xuống.
Một số mẹo để đảm bảo độ ẩm cao:
- Phun sương (Misting): Đổ đầy nước vào bình xịt. Nên phun sương càng mịn càng tốt và phun xung quanh cây. Cố gắng tránh phun trực tiếp lên lá, nước đọng trên lá có thể gây ra các vết sẹo trên lá sau này (do các khoáng chất thừa trong nước sẽ làm tổn thương lá tạo thành các vết bỏng, sẹo).
- Máy tạo độ ẩm (Humidifier): Nếu bạn có nhiều cây trong nhà trong một phòng, sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ dễ dàng đạt được độ ẩm phù hợp. Thiết bị nên tự động giữ cho độ ẩm không khí luôn ở mức lớn hơn 50%.
- Khay giữ ẩm (Humidifying tray): Đặt một lớp sỏi hoặc đá vụn vào khay sâu. Đổ đầy nước sao cho ngập gần hết viên sỏi (không ngập quá chiều cao của sỏi). Đặt các chậu Monstera adansonii lên khay, đảm bảo đáy chậu không ngập trong nước. Sự thoát hơi nước từ khay sẽ làm độ ẩm quanh cây tăng một cách tự nhiên.
- Nhóm các cây đứng gần nhau (Grouping plants): Thực vật sẽ tạo ra độ ẩm khi chúng “thở”. Việc nhóm các cây đứng sát nhau sẽ tăng độ ẩm của cả khu vực và giúp cây phát triển.
Đất, giá thể
Hãy trồng Monstera adansonii trong hỗn hợp giá thể thoát nước tốt. Điều tồi tệ nhất đối với các cây trồng trong nhà là để chúng trồng trog đất bị úng nước. Có nhiều công thức đất trồng khác nhau, nhưng nên chọn các loại giá thể thoát nước tốt như: Mụn dừa, peating moss, đá perlite, trấu hun,… Kết hợp những loại giá thể này sẽ tạo ra hỗn hợp thoát nước tốt mà vẫn giữ được độ ẩm cao.
Những thành phần khác để tạo ra hỗn hợp giá thể hoàn hảo là: Charcoal, coco coir hoặc orchid bark. Bên nước ngoài họ hay mua giá thể trộn sẵn, ví dụ sản phẩm African Violet Mix. Điều quan trọng là hỗn hợp đất phải đảm bảo: Màu mỡ (fertile), giữ ẩm tốt (moisture) và thoát nước tốt (drain well).
Có một số mẹo có thể hữu ích trong việc cải thiện chất lượng đất:
- Đảm bảo chậu có nhiều lỗ thoát nước hoặc dùng chậu đất nung (loại vật liệu có khả năng thẩm thấu nước qua thành chậu thông qua hiện tượng mao dẫn)
- Đặt một lớp đá cuội ở dưới đáy chậu để cải thiện khả năng thoát nước và thoáng khí.
- Đất trong chậu đất nung sẽ thoát nước tốt hơn và khô nhanh hơn so với các loại chậu nhựa và gốm.
Dưới đây là một ví dụ trộn giá thể để trồng Monstera adansonii đáp ứng 3 tiêu chí (Màu mỡ – Giữ ẩm tốt – Thoát nước tốt):
- Vỏ gỗ thông vụn
- Xơ dừa vụn
- Các loạn hỗn hợp đất trồng cây Indoors (như mình hay dùng tribat + trấu hun)
- Phân tan chậm
- Xác rêu (peating moss)
- Đá perlite
Cắt tỉa
Là một trong những loài cây houseplants tương đối dễ chăm khi đặt trong nhà, Monstera adansonii hiếm khi cần cắt tỉa. Các lá hình trái tim hoặc thủng lỗ hoặc xẻ chân chim mọc trên thân đơn, ít phải can thiệp cắt tỉa (pruning). Thời điểm duy nhất cần xuống tay là khi anh chị em muốn loại bỏ lá hỏng, lá vàng và nâu. Công việc khá đơn giản: Cắt lá ở vị trí cuống lá nối với thân. Hãy sử dụng kéo sắc và đã được vô trùng để đảm bảo vết cắt không bị dập hoặc nhiễm trùng gây thối thân.
Sang chậu
Monstera adansonii nên được sang chậu (repotted) khi bạn cảm giác cây và bầu rễ bắt đầu to hơn chậu. Thông thường, nếu chậu đủ lớn, một cây thuộc loài Monstera sẽ phát triển tốt trong vòng 1 năm, thậm chí hơn. Nên sang chậu cho cây vào mùa xuân. Bạn nên thay giá thể mới để rễ cây có thêm không gian phát triển và xử lý các vấn đề nấm mốc trong đất cũ.
Thời điểm tốt nhất để sang chậu Monstera adansonii là vào mùa phát triển của chúng: Đầu xuân đến cuối hè.
Cách sang chậu cây [acf field=”loai”]:
- Nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu
- Lắc để cho đất rụng ra khỏi rễ và dùng vòi nước để phun đến khi rễ không còn dính đất.
- Kiểm tra rễ xem có bất kỳ dấu hiệu nào của nấm, bệnh hoặc côn trùng có hại không. Nếu có hãy loại bỏ phần rễ hòng.
- Chọn bầu mới to hơn 5cm so với chậu hiện tại.
- Lấp đầy đáy bằng một lớp sỏi to.
- Đổ giá thể đầy 1/3 chậu.
- Đặt cây vào chậu.
- Lấp đầy các khoảng trống với hỗn hợp đất mới.
- Tưới đẫm nước và đặt ở nơi có ánh sáng tốt (không có nắng trực tiếp)
- Nếu bạn sang chậu mà vẫn dùng chậu cũ, hãy rửa sạch chậu cũ bằng nước xà phòng và cắt tỉa 1/3 độ dài của rễ. Cách sang chậu này sẽ ngăn không cho Monstera adansonii phát triển lớn hơn và giúp rễ có đủ không gian phát triển.
Phân bón
Hãy bón phân cho các cây Monstera adansonii mỗi 4 tuần một lần trong suốt mùa sinh trưởng – từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Nên sử dụng các loại phân bón cân bằng phù hợp với các loại cây trong nhà và theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì nên pha loãng theo 1/4 liều lượng trên nhãn chỉ dẫn. Tuyệt đối tránh bón phân quá liều, nếu không cây có thể bị lêu ngêu (thân dài nhanh, lá thưa) (leggy), cháy rễ (root burn) hoặc thậm chí là tử vong.
Một điều rất cần lưu ý là tuyệt đối không bón phân cho cây trồng trong nhà (houseplants) trong suốt mùa đông. Hều hết các cây indoor bản địa của vùng nhiệt đới đều sẽ ngủ đông (dormant) trong suốt mùa lạnh và không cần bất cứ loại phân bón nào.
Một mẹo nhỏ cần nhớ khi trồng các giống Monstera adansonii trong nhà là thỉnh thoảng nên rửa sạch đất. Cây trồng trong chậu thường có xu hướng tích tụ muối khoáng (buildup of minerals salts). Ngay cả khi bạn bón cây đúng cách, lượng phân dư thừa vẫn có thể tích tụ. Để cây mọc một cách khoẻ mạnh, hãy rửa trôi (flush) đất theo cách này:
- Đặt chậu cây vào bồn rửa mặt hoặc bồn tắm, hoặc xô, chậu.
- Nhẹ nhàng phun nước đẫm chậu liên tục từ 2 cho đến 3 phút để rửa trôi bớt muối.
- Để cho chậu thoát hết nước hoàn toàn.
- Sau khi rửa trôi đất, hãy đợi cho giá thể khô 1cm từ trên bề mặt xuống rồi mới tưới tiếp. Sau đó vài tuần hẵn tiếp tục bón phân.
Sâu, bệnh
- Sâu, bệnh ở Monstera adansonii rất giống ở cây Rosemary: Tham khảo thêm TẠI ĐÂY ạ!
Độc tố
[ultimate_fancytext fancytext_prefix=”Monstera adansonii AN TOÀN với” strings_textspeed=”35″ strings_backspeed=”0″ fancytext_strings=”Người lớnTrẻ em (nếu không ăn lá)
Vật nuôi (nếu không ăn lá)
Các loại cây khác” strings_font_style=”font-weight:bold;” strings_font_size=”desktop:16px;” fancytext_color=”#f9f9f9″ ticker_background=”#78c93e” prefix_suffix_font_size=”desktop:16px;”]
Câu hỏi thường gặp
- Trả lời: Có 3 lý do chính dẫn đến việc đầu và mép lá Monstera adansonii xuất hiện các đốm màu nâu. Lý do thường gặp nhất là cây chịu quá nhiều ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Trong trường hợp này bạn nên để cây tránh xa cửa sổ một chút. Lý do thứ hai là cây bị thừa nước hoặc thiếu nước. Cách khắc phục dễ dàng nhất là đợi đất khô hoàn toàn và tưới nước kỹ cho cây. Lý do thứ ba là cây không đủ độ ẩm, cách khắc phục là phun sương cho cây thường xuyên hơn.
- Trả lời: Lá ngả sang vàng lại là một vấn đề phổ biến khác thường gặp ở Monstera adansonii. Đây cũng là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều hoặc bị thiếu nước. Cách khắc phục là đợi cho đến khi phần trên cùng của đất khô lại và tưới đẫm. Nếu cây của bạn đang được trồng trong chậu nhựa, hãy thay bằng chậu đất nung.
- Trả lời: Điều này là bình thường. Đây chính là các rễ không khí (aerial roots) của loài Monstera adansonii. Trong tự nhiên, các rễ khí này hỗ trợ cây trong việc bám và leo lên các loại cây to, vách đá để vươn lên tìm ánh sáng. Loại rễ này hoàn toàn có thể loại bỏ nếu chúng làm cho tổng thể của cây không được gọn gàng.
- Trả lời: Hãy mạnh dạn cắt tỉa. Monstera adansonii chịu được cắt tỉa rất tốt, miễn là còn gốc chính thì dù cắt bao nhiêu cành, lá, cuttings, … cây vẫn sống và sẽ ra các chồi mới. Bạn có thể dùng cột để cố định và định hướng cách mọc của cây.
- Trả lời: Nói chung, cây trong nhà sẽ phát triển mạnh khi chúng được bón phân từ mùa xuân đến mùa thu. Bón phân mỗi tháng một lần bằng phân bón hữu cơ cho cây trồng theo hướng dẫn trên bao bì (thường là nên pha loãng rồi mới sử dụng). Codai.net thường sử dụng hỗn hợp phân hữu cơ với phân bón tan chậm trong đất, vì vậy Monstera adansonii có thể không cần phân bón trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi được trồng.
- Trả lời: Đối với những cây bắt đầu trưởng thành, Codai.net cho rằng nên thay chậu sau mỗi 18-24 tháng. Thông thường nên chọn một bình bầu có đường kính lớn hơn từ 7 – 15cm để cho phép cây phát triển. Không chọn chậu lớn hơn chậu trước quá nhiều vì điều này có thể làm chết rễ cây. Nếu bạn muốn duy trì kích thước hiện tại của cây, hãy thay chậu vào chậu mới cùng kích thước, cung cấp đất mới và cắt bớt rễ cũng như tán lá. Mùa xuân hoặc mùa hè là thời điểm lý tưởng để thay chậu khi cây đang ở thời kỳ sung sức nhất.
Nhân giống
Có nhiều cách để nhân giống loài Monstera adansonii:
- Nhân giống bằng hạt.
- Nhân giống bằng cách cắm cành cuttings vào nước.
- Nhân giống bằng cách cắm cành cuttings vào hỗn hợp giá thể.
- Nhân giống bằng cách chiết cành.
- Nhân giống bằng cách tách các cụm cây con (divisions) và trồng thành cây độc lập.
Thời điểm nhân giống rất quan trọng. Cũng giống như đa số các loại cây trong nhà khác, Monstera adansonii tốt nhất nên được nhân giống trong mùa sinh trưởng (mùa xuân, mùa hè và mùa đông). Theo kinh nghiệm của Codai.net thì nhân giống vào mùa hè là tốt nhất.
Do là cây bản địa của vùng nhiệt đới, Monstera adansonii ưa thích cái nóng của mùa hè và độ ẩm cao. Để tránh cây bị cháy nắng, đừng để chúng chịu nắng trực tiếp nguyên ngày. Ánh sáng mạnh và gián tiếp là tốt nhất. Hãy mô phỏng môi trường của rừng mưa nhiệt đới để cây ổn định trước khi tiến hành nhân giống.
Nhân giống bằng hạt
Đây là cách khó, lâu và tỷ lệ thành công tương đối thấp. Tuy nhiên nếu anh chị em vẫn muốn thử thì cũng rất đáng để “vọc”. Hiện đã có rất nhiều vườn, website, trang thương mại điện tử bán hạt cây Monstera adansonii với giá hợp lý (dĩ nhiên quá trình chuyển về hạt hỏng hoặc chết thường xuyên diễn ra do nhiều nguyên nhân). Hạt Monstera adansonii sẽ có hình dạng như bên dưới:
Đầu tiên, hãy ngâm hạt khoảng 12 giờ trong nước ấm. Hạt sẽ phồng lên một chút. Sau đó gieo hạt vào một ít đất và giữ ẩm cho đất. Sẽ hữu ích nếu bạn làm điều này trong một căn phòng ấm áp và không cần quá nhiều ánh sáng (vì vậy đừng đặt nó dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp). Một cây con Monstera chưa thành niên dù sao cũng bắt đầu phát triển trong bóng tối. Sau 10 ngày đến ba tuần, một cây non nhỏ sẽ trồi lên khỏi đất. Sẽ mất khá nhiều thời gian trước khi nó có được những chiếc lá đặc trưng!
Nhân giống bằng cách cắm cành cuttings vào nước
Dưới đây là một số hình ảnh hướng dẫn cách nhân giống Monstera adansonii bằng các cách cắt cuttings (cành giâm chứa nodes – mắt, mấu) vào nước.
Khi nhân giống bằng cách này, không đơn giản chỉ là cắt ngọn cây rồi cắm xuống nước. Ngọn sẽ không ra rễ nếu không có nodes (mắt, mấu). Các rễ không khí cực kỳ hữu ích trong cách nhân giống này. Một cành cuttings có nodes mang sẵn rễ không khí dài sẽ giúp cho cành cuttings tăng tốc trong việc ra rễ rất nhiều.
Thời gian để cành cuttings ra rễ nhanh chậm tuỳ nhiều yếu tố: Sức khoẻ của cành cuttings, các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thoáng gió, thay nước mới khi nước cũ đục, có hay không sử dụng thêm các loại hóc môn kích rễ, … Codai.net thường sử dụng hóc môn kích rễ và để cây ở môi trường nắng nhẹ được che một phần vào mùa hè, các điều kiện khác được đáp ứng ở mức cơ bản và thường chỉ sau 1 tuần là cành cuttings ra rễ mới trong nước dàii tầm 1 – 3cm như ảnh bên dưới.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 3″ heading_tag=”span”]Trồng cành cuttings đã ra rễ vào hỗn hợp giá thể và đất trồng. Bạn có thể để cành cuttings trong nước bao lâu tuỳ thích, tuy nhiên cây sẽ không lớn mà hầu như chỉ ra rễ mới, rất hiếm khi cao lên hoặc ra cây con. Khi cuttings trong nước đã ra rễ, nếu bạn muốn trồng ra đất thì nên chọn hỗn hợp nhẹ, thoát nước nhanh (xem công thức trộn hỗn hợp ở phần bên trên).
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 4″ heading_tag=”span”]Chăm sóc chậu cây Monstera adansonii như phần hướng dẫn bên trên, sau vài lần thay chậu to hơn và chăm sóc đúng cách, cành cuttings sẽ trở thành một cây to đẹp với nhiều cành, nhánh chứa nodes, sẵn sàng để được nhân giống tiếp cho thế hệ tiếp theo.[/icon_timeline_item][icon_timeline_feat time_title=”Chúc cả nhà may mắn ạ!!!!” heading_tag=”span”]Chăm sóc các cụm cây con như các cây trưởng thành theo các thông số ở phần trên và bạn sẽ rất nhanh có các cây trưởng thành tuyệt đẹp!!!! Chúc anh chị em thành công ạ!!!!
[/icon_timeline_feat][/icon_timeline]Nhân giống bằng cách cắm cành cuttings vào hỗn hợp giá thể (đất)
[icon_timeline timeline_style=”jstime” timeline_line_style=”solid”][icon_timeline_item time_title=”Bước 1″ heading_tag=”span”]Đầu tiên, bạn kiếm 1 cái chậu nhỏ và cho hỗn hợp giá thể (đất) vào. Sau đó, dùng kéo sắc vô trùng và keo liền sẹo để xử lý các cuttings như cách bên trên.Với cách này, có thể loại bỏ toàn bộ lá, chỉ giữ duy nhất đoạn cuttings chứa nodes. Nên chọn các đoạn nodes có rễ không khí.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 2″ heading_tag=”span”]Cắm cuttings xuống giá thể nhẹ và thoát nước tốt. Để chậu ra chỗ có ánh sáng tốt (nên là nắng gián tiếp), cung cấp độ ẩm vừa phải tránh để đất sũng khiến phần cuttings bị thối ủng. Và đây là hành trình cuttings đâm rễ và ra lá mới. Sau khoảng 1 tháng thì chúng ta sẽ có được cây Monstera adansonii như hình dưới đây.[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 3″ heading_tag=”span”]Sang chậu sang chậu to hơn và trồng như một cây độc lập.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 4″ heading_tag=”span”]Chăm sóc chậu cây Monstera adansonii như phần hướng dẫn bên trên, sau vài lần thay chậu to hơn và chăm sóc đúng cách, cành cuttings sẽ trở thành một cây to đẹp với nhiều cành, nhánh chứa nodes, sẵn sàng để được nhân giống tiếp cho thế hệ tiếp theo.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_feat time_title=”Chúc cả nhà may mắn ạ!!!!” heading_tag=”span”]Chăm sóc các cụm cây con như các cây trưởng thành theo các thông số ở phần trên và bạn sẽ rất nhanh có các cây trưởng thành tuyệt đẹp!!!! Chúc anh chị em thành công ạ!!!!
[/icon_timeline_feat][/icon_timeline]Nhân giống bằng cách chiết cành
Cách này tương tự như cách nhân giống cây Đa Cẩm Thạch, anh chị xem có thể tham khảo TẠI ĐÂY ạ.
Codai.net xin tóm tắt nhanh mấy bước của phương pháp này:
- Chuẩn bị một ít xác rêu (sphagnum moss), màng bọc thực phẩm và dây thít để cố định màng bọc.
- Trên cây Monstera adansonii, tìm đoạn có nodes khoẻ và có rễ không khí giống như cách làm cuttings ở các cách bên trên
- Thay vì cắt rời như cách trên, chỉ tạo ra một vết cắt nhỏ ở bên dưới nodes. Nên cắt bằng dao sắc vô trùng.
- Chiết cành Monstera adansonii – Tạo một vết cắt ở gần nodes
- Bọc toàn bộ vết cắt, nodes và rễ không khí bằng xác rêu và màng bọc thực phẩm. Dùng thít hoặc dây đồng, dây thép để cố định 2 đầu phần bọc. Xác rêu có để ẩm và có thể trộn hóc môn kích rễ.
- Nếu xác rêu bị khô thì cần mở bọc ra để phun ẩm và bọc lại.
- Khoảng vài tuần sau rễ sẽ đâm ra và có thể nhìn thấy qua màng bọc trong suốt.
- Lúc này chúng ta có thể tháo bọc, dùng kéo sắc vô trùng cắt rời phần cành chiết đã ra rễ và trồng vào giá thể đất nhẹ thoát nước tốt như một cây độc lập.
Nhân giống bằng cách tách cây con
Nhân giống bằng cách tách cây con rất đơn giản. Nếu trồng trong chậu nhỏ, Monstera adansonii có xu hướng nảy cây con chung gốc với cây mẹ, bạn nhìn nhiều sẽ quen. Cách chắc chắn nhất là rũ đất một phần ở rễ để nhìn, nếu phần lá nhỏ có rễ độc lập thì có thể dễ dàng tách ra trồng riêng. Nếu lá nhỏ nhưng không có rễ độc lập thì rất khó tách, thường thì nên mặc kệ để nó lớn lên.
Chúc cả nhà thành công với tất cả các cách nhân giống cây Monstera adansonii nhé!!!