Lược sử chậu cảnh (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Tổng Luận (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc có lịch sử hơn 1300 năm, trải qua bao biến đối thàng trắm, còn lưu truyền đến hôm nay.

Căn cứ vào phát hiện khảo cổ, trên bích họa mộ đời Đông Hán (năm 2B – 220 công nguyên) ở Vọng độ, Hà Bắc, về một chậu tròn, trong trồng năm cành hoa đỏ, đặt trên kỷ vuông, bát chậu và giá ký tạo thành tam vị nhất thể, đó là mô hình đầu tiên của chậu cây cảnh.

Đời Đường (618-905) là thời kỳ cực thịnh của Trung Quốc, các bộ môn văn hóa nghệ thuật đều có những thành quả rực rỡ, nghệ thuật chậu cảnh cũng tiến bộ tương tự. Mộ Chương Hoài thái tử (xây năm 706) đào lên ô Cân Lãng Thiểm Tây năm 1972, trên vách đông Dũng Đạo, vẽ thị nữ bưng một chậu cảnh, trong có giả sơn và cây nhỏ. “Chức cống đồ” do họa gia đời Đường, Diêm Lập Bản vẽ, tàng trữ ở Cố cung, trong đó vẽ người bưng chậu, trong có một táng đá tỉnh xảo đặc sắc, điều đó chứng minh đời Bường đã hình thành bồn cảnh đích thực. Nhà thơ nổi tiếng đời Đường, Lý Hạ từng làm bài thơ “Ngũ lạp tiểu cùng ca”, trong có câu thơ

“Lục ba tẩm điệp mãn nùng quang, Tế thúc long nhiêm giảo dao tiễn”
(sóng biếc ngâm lá sáng tô đậm, Bó nhỏ râu rồng lưỡi kéo đưa)

Có thể thấy chậu cây thời ấy đã tạo hình cắt sửa. Đời  Đường đã hình thành nghệ thuật khá cao, không chỉ lưu truyền rộng rãi trong dân gian, mà còn truyền vào cung đình phủ đệ.

Đời Tống (960 – 1279), nghệ thuật hội họa phát triển chưa từng thấy, ứng dụng hội họa vào chế tác chậu cảnh, sáng tạo ý cảnh, đưa nghệ thuật chậu cảnh đạt tới tầm cao. Bất luận cung đình hay dân gian, việc thưởng thức cây kỳ, đá lạ đã thành thói quen đáng yêu.
Đến thời Tống, đã hình thành chậu cây cảnh và chậu cảnh sơn thủy.

Bốn bức “Thập bác học sĩ đồ” vẽ từ đời Tống – hiện tàng trữ trong Viện bảo tàng Cố cung, trong đó hai bức vẽ đều vẽ chậu cảnh cây tùng, “hình dạng nó như lọng ngửa lên, cành xúm quanh, rấn như sắt uốn, rễ lộ trên đất, gốc già mọc vẩy, nghiễm nhiên là cây vài trăm năm”. Vương Thập Bằng đời Tống trong “Nham tùng ký” tả chậu cây tùng: “Rễ ngậm hòn đá, tươi mà không khô, rậm mà không cao, lá bách thân tùng, khí tưởng vút cao chống trời”, hết sức linh động.

Đời Nguyên (1271 – 1368) ưa chậu cảnh cỡ nhỏ. Cao tăng Uẩn thượng nhân, vân du bốn phương, ra vào giữa núi cao sông lớn, chế tác chậu cảnh, theo phép tự nhiên, tình thơ ý họa, sở trường làm “ta tử cảnh” (“ta tử” ý là nhỏ). Nhà thơ Hải tộc cuối đời nguyên Định Hạc Niên có thơ

“Khí thôn Bột Giải ba doanh cúc, Thế áp Không Đồng thạch nhất quyền

Phảng phất yên hà sinh khích địa, Phân minh nhật nguyệt tại hổ thiên”

(Khí nuốt biển Bột Giải sóng đầy vốc tay, Thế đè núi Không Đồng đá bằng nắm tay.

Phảng phất khói ráng sinh luồn khe hở, rõ ràng Trời, Trăng chứa trong hồ)

Chỉ chậu cảnh của Uấn thượng nhân chế tác, đặc sắc vì  “trong nhỏ thấy lớn”.

Đời Minh (1368 – 1644) sáng tác liên quan đến chậu cảnh bắt đầu ra đời, Văn: Chấn Đình người Tô
Châu trong ” Trường vật chí – Bồn ngoạn” viết : “Chậu cảnh bày kỷ án là nhất, bày trong hoa viên là thứ”. Đồ long trong “Khảo bàn dư sự” còn chỉ hình thức trồng cây làm cảnh: “Một cành hai ba cọng, hoặc trồng hốc kết rừng núi, vòng cao thấp so le, măng đá rỏ nước thánh thót, bố trí đắc thể, đặt ở trong sân. Nhìn cây một gốc, như ngồi núi đồi, tùng lẻ bàng hoàng. Nhìn hai gốc cây, vào rừng tùng, mà tháng sáu quên nắng”. Tiếp đó còn giới thiệu kỹ xảo tạo hình vít bó cây cảnh: “.. Thứ đến câu kỷ, gốc già uốn cong, gốc lớn nắm tay, rễ như long xà, như kết vòng quanh, thân nhánh già giặn, không chút gò bó, không vết nhân tạo, dáng dấp tự nhiên, giống như trời sinh”

Lục Đình Kiệt trong “Nam thôn tùy bút” viết: “Phương pháp của Chu Tam Tùng, không chỉ tạo thân cành to nhỏ, trên dưới tương xứng, chăm chút bộ rễ, quanh co lộ hết, như cây già nghìn năm, không phải người sành, không hiểu hết vi diệu của nó”

Đời Thanh (1644 – 1911) nghệ thuật chậu cảnh có tiến một bước, hình thành nhiều loại. Trần Hao trong
“Hoa kính”, bàn về “Phép trắng chậu lấy cảnh”. Tô Linh ở Ngũ khê viết “Bổn ngoãn ngẫu lục”, hai quyển, nói nhiều về chậu cảnh, phân làm “tứ đại gia”, “thất hiển”, “thập bát học sĩ” và “hoa thảo tứ nhã”, đủ thấy chậu cảnh ngày càng đa dạng.

Khoảng niên hiệu Quang Tự đời Thanh (1875 – 1808), nghệ nhân chậu cảnh  Tô châu là Hồ Bính Chương giỏi về chế tác chậu cây cảnh, cây cổ thân khô, cành uốn đẹp mắt, mai già không khô, cất một đoạn rễ, trồng vào trong chậu, điêu khắc thân cây, biến làm thân khô, cất bỏ nhiều cành, để rễ lưa thưa, sinh trưởng tự nhiên, không buộc không bó. Đó là mẫu mực tạo hình kết hợp với tự nhiên của chậu cảnh Tô phái.

Năm 1949, khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, nghệ thuật chậu cảnh “có bước nhảy vọt”. Năm 1579 trong cuộc triển lãm nghệ thuật chậu cảnh toàn quốc, tổ chức ở Bắc Kinh, có 54 đơn vị của 13 tỉnh, thành, trưng bày hơn 1.100 chậu cảnh các loại. Các cuộc triển lãm những năm 1985, 1986, 1987 cho thấy tác phẩm triễn lãm phong phú, đẹp quý phái. Năm 1988 thành lập Hội liên hiệp nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc. Năm 1991, hội này tổ chức hội nghị chậu cảnh quốc tế tại Bắc Kinh, giao lưu nghệ thuật. Mới đây Trung Quốc lại tổ chức đại hội hoa cảnh (tháng 4 năm 2003). Một chuỗi hoạt động, khiến nghệ thuật chậu cảnh Trung Quốc tiến vào thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon