Lan Hoàng thảo sừng – Dendrobium longicornu

Đánh giá

Lan Dendrobium longicornu

Tên Việt: Theo Phạm Hoàng Hộ (PHH), tên Việt là Đại giác, nhưng theo Trần Hợp (TH) thì tên của loài này là Hoàng thảo sừng. Khi tra tên trong vuonlanvietnam.net thì lại có tên là Long tu (theo sách đỏ VN). Tôi nghĩ đây không phải là lan Long tu.

Giả hành hẹp, đứng thẳng, đôi khi rủ xuống, dài 20-40 cm. Lá có màu xanh ngả vàng, lá rụng theo mùa, dài 7 cm, rộng 3 cm, phần vỏ lụa của lá có lớp lông màu đen. Vòi hoa phát xuất gần đỉnh của thân, có 1-3 hoa, hoa màu trắng khi nở không mở rộng, to 6,5 cm. Các lá đài và cánh hoa hẹp, Viền môi có tua ở phía trước và một cái cựa dài ở phần gốc.

Lan biểu sinh, sống trên cây trong rừng và nếu là thạch lan thì sông trên đá trong thung lũng, trên độ cao 1.150-2.300 m, trải dài từ Ấn độ và Nepal tới Sikkim, Myanmar và Trung quốc

Sinh học và sinh thái: Lan tái sinh bằng chồi và hạt. Ra hoa vào tháng 9 – 10.  Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 1200 – 2200 m.

Giá trị: Cây dùng trị bệnh thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, bị hư nhiệt sau khi khỏi bệnh. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng sau ngả sang vàng nhạt, cựa dài, môi vàng có sọc và các đường sống nổi màu da cam đẹp.

Tình trạng:  Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Biện pháp bảo vệ: . Đề nghị nhân giống và xây dựng khu bảo tồn Lan trong vườn quốc gia, di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon