Lan Disperis

Lan Disperis

Tên Việt: Chưa tìm thấy.

Tông: Diseae

Tông phụ: Coriciinae

Phân bố: Khoảng 100 loài ở Nam Phi, miền nhiệt đới châu Phi, Madagascar và quần đảo Mascarenne, ở châu Á có 1 loài.

Loài Địa Lan thân thảo, một vài trường hợp là lan biểu sinh. thân ống nhỏ, hình trứng. Có một vài lá, mọc đối nhau hoặc mọc liền nhau, đôi khi trở thành lớp vỏ lụa, lá hình mũi mác đến hình trứng, mặt trên của lá thỉnh thoảng thấy có những đường vân như mắt lưới màu bạc hoặc màu hồng trông rất hấp dẫn. Mặt dưới của lá màu đỏ tía. Vòi hoa không phân nhánh, có 1 đến một vài hoa, lá bắc của hoa trông giống chiếc lá. Hoa nhỏ, thường dưới 2 cm, màu xanh lục, trắng, vàng hoặc hồng pha tím hoa cà. Lá đài sau cùng với cánh hoa tạo thành cái mũ chụp sâu, hình lòng chảo hoặc hình cái cựa. Lá đài bên phẳng hoặc đối xứng nhau với một cái cựa trông giống cái túi. Cấu tạo của môi khá phức tạp, phần chân môi gắn liền với trụ hoa, phiến môi mang một cái môi phụ đơn hoặc có phân thùy. Nắp phấn dựng đứng. Khối phấn như có hột, sắp xếp thành 2 dẫy.

CÁCH TRỒNG

Có ít loài được nuôi trồng, một số khác thì đem về trồng nó trở nên èo uột. Ở trong rừng chúng mọc trên các thảm lá mục, một số khác thì lại được tìm thấy trên các cánh đồng cỏ, thường là các thảm cỏ trên núi. Những loài sống trong rừng có thể đem về trồng như Stenoglottis, trong điều kiện đất ẩm ướt, nhưng lại phải thoát nước tốt, nhiệt độ mát mẻ. Khi cây đã trưởng thành thì có thể để khô, nhưng khi đã xuất hiện chồi non thì việc tưới nước phải cẩn thận.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon