Bonsai, cây trong tác phẩm Saikei được coi là những phiên bản thu nhỏ của các cây trưởng thành, và chúng đang trở nên ngày càng phổ biến trong những những năm gần đây. Những cây bonsai, cây trong saikei có thể là những tác phẩm trang trí trong nhà hoặc trong một vườn Zen, chúng đều đòi hỏi những yếu tố môi trường cũng như chất dinh dưỡng giống như các cây phiên bản lớn trong thực tế.
Nếu cây bonsai, saikei không được chăm sóc chu đáo, lá của chúng có thể héo, chuyển sang màu vàng, nâu hoặc toàn cây sẽ chết hoàn toàn. Những chiếc là màu nâu là dấu hiện thể hiện cây bonsai của bạn đang có vấn đề.
Một cây bonsai hoặc cây trong saikei có lá hoặc thân chuyển sang màu nâu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bất kể lý do nào gây ra việc lá chuyển sang màu nâu, nó cần được chú ý ngay lập tức.
Trong hướng dẫn toàn diện này, chúng tôi sẽ chia sẻ sự thật, lý do đằng sau, và các bước quan trọng bạn có thể làm để có thể cứu cây bonsai của mình khỏi bị héo và chết.
Sự thật Bonsai, cây trong Saikei
Các cây Bonsai hoặc cây trong Saikei đang mang đến vẻ đẹp tuyệt vời trong những khu vườn nhỏ và không gian hạn chế. Chúng cũng cung cấp sự thoả mãn tối đa cho những người chơi, những người đã biến những cây nhỏ và đẹp thành những hình dạng khác nhau mô phỏng nhữg người anh em với kích thước thật ngoài tự nhiên.
Cây Bonsai và các cây trong Saikei thường cần thời gian và sự chăm sóc chu đáo, bao gồm cả những cây bonsai từ Juniper, trồng outdoors hoặc những cây trong quãng độ từ 2 đến 11 theo bảng Department of Agriculture’s plant hardiness zones của Hoa Kỳ.
Một khi bạn nhìn thấy những đốm nâu trên cây bonsai hoặc cây trong hệ saikei, hãy hành động ngay lập tức để cứu nó. Nếu chỉ một phần nhỏ của những cây lá kim bonsai chuyển sang màu nâu, ví dụ trên Juniper, đây có thể là một quá trình tự nhiên và hết sức bình thường.
Vào mùa thu, tán lá già phía bên trong của hầu hết các loài cây lá kim thường xanh cuối cùng sẽ chết và được thay thế bởi những lá mới. Nhưng nếu mầu nâu quá rộng, điều đó chứng tỏ bạn đang phải đối mặt một vấn đề tương đối nghiêm trọng.
Những lý do tại sao lá cây Bonsai, Saikei chuyển nâu
Ảnh hưởng của lịch tưới nước
Cây bonsai của bạn cần một lượng nước cụ thể để tồn tại và sống khoẻ. Việc tưới nước quá ít hoặc quá nhiều sẽ có thể dẫn đến lá cây chuyển sang màu nâu và thân cây trở nên khô héo. Việc tưới nước quá nhiều có thể lại là cái bẫy, khiến cho rễ cây thối và cũng khiến lá cây chuyển nâu.
Xử lý sự cố
- Hãy nhớ rằng nước không phải là chìa khoá duy nhất để giữ cây Bonsai và cây trong Saikei ngậm nước. Nước cũng là môi trường trong đó các chất dinh dưỡng, phân bón và đất được truyền đến rễ của cây. Việc tưới nước cho cây thường xuyên là nhằm đảm bảo nó sẽ không bị khô khi tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Hãy lưu ý rằng các loài cây khác nhau sẽ cần lượng nước khác nhau.
- Bạn cần tưới nước cho cây thường xuyên để đảm bảo cây không bị khô khi tiếp xúc anh nắng mặt trời. Hãy lưu ý về chỉ số tưới nước của từng loại cây bằng cách đọc tài liệu về loài cây đó.
Tầm quan trọng của các yếu tố môi trường
Môi trường thích hợp là điều cần thiết cho cây Bonsai. Có nhiều loài cây Bonsai khác nhau dựa vào nhiều điều kiện môi trường khác nhau để có thể tồn tại và phát triển. Phần lớn các cây Bonsai và cây trong Saikei không sống và rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng không có nghĩa chúng là các cây indoors. Tuy nhiên, khá nhiều loại lại là cây outdoors hoặc để ở cửa sổ có ánh nắng mặt trời là hợp lý nhất.
Hãy nhớ rằng việc thiếu ánh sáng mặt trời không tốt cho cây Bonsai và các cây Saikei của bạn, đặc biệt là đối với các cây được giữ trong nhà dạng indoors. Nếu cây bonsai của bạn thiếu ánh sáng mặt trời, hiện tượng xuất hiện màu nâu sẽ xảy ra.
Cây Bonsai hoặc cây trong Saikei thuộc nhiều danh mục khác nhau và chúng phụ thuộc vào nguồn gốc của từng loài. Một cânh cảnh có thể là một cây cứng, cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Những cây Bonsai cứng (hardy) đòi hỏi phần lớn thời gian ở ngoài trời và lá của chúng có thể chuyển màu nâu nếu để trong nhà quá lâu.
Có một số cây Bonsai và cây trong Saikei thuộc danh mục cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, và chúng có thể sống dưới điều kiện ánh sáng một phần. Tất cả các cây trong Bonsai cần tiếp xúc với ánh mắt tời trong ít nhất một vài tiếng trong ngày, cây trong Saikei thì không nhất thiết.
Việc tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá mức, cũng giống như phân bón quá nhiều, cũng có thể gây ra các vấn đề với cây bonsai hoặc các cây saikei. Những cây bị để dưới ánh mặt trời quá lâu có thể bị khô, gây ra sự co rút và dẫn đến nâu lá.
Chấn thương mùa đông là một vấn đề tiềm tàng khi mùa xuân đến, khi một hoặc vài nhánh của cây Bonsai, như hoa Đỗ Quyên, sẽ bắt đầu có những lá chuyển nâu và cuối cùng có thể chết cây do gió mùa đông đã lấy hết nước của cây, đặc biệt là nó được trồng ở một nơi bản địa dưới ánh sáng mặt trời cả ngày.
Nếu tác hại gây ra chỉ liên quan đến một phần nhỏ của cây Bonsai, nó có thể tồn tại và thúc đẩy sự phát triển khi mùa mới đến.
Xử lý vấn đề
- Như một quy tắc tốt, nếu bạn không biết chính xác thông số loài của cây Bonsai hoặc các cây Saikei bạn đang trồng, cũng như thông số ánh sáng, hãy giữ cây ở ngoài trờ nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hãy chú ý rằng bóng râm quá dày đặc sẽ có thể giết cây. Hãy đảm bảo cây Bonsai của bạn ở gần cửa sổ nơi mặt trời ở hầu hết thời gian đều không chiếu trực tiếp vào cây.
- Bạn cần giảm bớt căng thẳng của cây bằng cách tưới cây Bonsai và các cây Saikei đúng cách và tránh bón phân vào cuối mùa hè, để tránh chồi mới phát triển vào mùa hè bị tổn thương khi mùa đông đến.
- Bạn cũng có thể phun dung dịch chống hút ẩm vào mùa thu để tránh cho các cây, ví dụ Đỗ Quyên không bị mất quá nhiều độ ẩm và có thể duy trì thể trạng không bị tổn thương khi mùa đông đến.
Sâu và bệnh ảnh hưởng đến cây Bonsai và các cây Saikei
Sâu bệnh được coi là một vấn đề phiền toái thường không được chú ý và có thể làm cho lá cây chuyển sang màu nâu. Nếu bạn lo ngại về ảnh hưởng của sâu bệnh, bạn có thể phun một loại thuốc trừ sâu nhẹ lên các cây, nhổ bất kỳ lá màu nâu hoặc chết nào để thúc đẩy sự phát triển mới.
Ngoài ra, các loài côn trùng gây gại giống như rệp và ve nhện đặc biệt thích hút chất dinh dưỡng lỏng trong thân và lá cây, ngăn chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau của cây và làm cho lá cây chuyển sang màu nâu.
Bóng ma sâu bệnh là không đổi giữa các loài thực vật, ngay cả với cây Bonsai hay cây trong các tác phẩm Saikei. Chúng có thể phát triển bệnh hoặc nhiễm trùng khi cây được giữ outdoors, chẳng hạn như lá bị đốm nâu, rồi chuyển sang nâu rồi thối rễ.
Dù ở ngoài trời hay trong nhà, cây Bonsai Juniper không tránh khỏi các loại sâu hại khác nhau. Chúng đặc biết hấp dẫn với ve nhện – spider mites. Những sinh vật nhỏ này rất thích ẩn dưới của thân và cảnh.
Thông thường rất khó phát hiện ve nhện đến khi bạn thực sự thấy lá cây bị đổi sang màu nâu. Ve nhện hút hơi ẩm ra khỏi tán lá. Chúng cũng quay tơ, giữ trứng và những vùng bên trong tơ có thể chuyển sang màu nâu và cuối cùng là chết.
Bọ xít hoa Đỗ Quyên là loài côn trùng nhỏ bé có cánh, hút nhựa cây từ các lá cây bonsai hoặc cây trong Saikei. Chúng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Những con ve siêu nhỏ khác cũng có thể tạo ra mạng nhìn thấy được và chúng cũng ăn lá cây. Côn trùng cánh vẩy cũng hút nhựa từ cành cây.
Xử lý sự cố
- Cắt tỉa lá bị nhiễm trùng do dính nấm là cách hữu ích khi màu nâu chỉ xảy ra trên một vùng nhỏ. Nhưng nếu sự lây nhiễm là nặng nền và cây cảnh không thể hồi sinh, tốt nhất là phá huỷ cây Bonsai và khử trùng đất.
- Rửa sâu bệnh bằng nước là một cách hay, phủ lên cây Bonsai hoặc các cây Saikei xà phòng diệt côn trùng có thể ngăn được sự phá hoại.
- Để kiểm soát ve nhện – spider mites, bạn cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trộn xà phòng diệt côn trùng thương mại được thiết kế đặc biệt để loại bỏ ve nhện. Nói chung, trộn một dung dịch 5 muỗng xà phòng trong một gallon nước sẽ hữu ích. Bạn có thể đổ hỗn hợp vào một bình xịt, sau đó phun toàn bộ cây bonsai, nhẹ nhàng phủ lên mặt dưới của thân và cành cây.
- Để tiêu diệt các loại ve, côn trùng cách vẩy và các loại trứng bọ xít, bạn hãy xịt cây bonsai hoặc cây saikei bằng dầu làm vườn để bão hoà các bộ phận trên cây, do đó xoa dịu các loài gây hại. Bạn có thể pha loãng một lượng lớn dầu làm vườn là 7 oz mỗi gallon. Hãy chắc chắn kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Để quản lý bọ xít, bạn có thể mua các loài săn mồi hữu cơ như bọ săn mồi và bọ sát thủ tại các cửa hàng nhà vườn và sau đó thả chúng vào cây của các bạn.
Vấn đề dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây Bonsai, cây trong Saikei
Cây Bonsai, Saikei cần dinh dưỡng thích hợp để phát triển và khoẻ đẹp. Việc thiếu chất dinh dưỡng có thể làm cho lá cây Bonsai có màu nâu do thiếu sắt, nitơ hoặc magiê.
Giống như bất kỳ loài cây nào khác, cây Bonsai cũng cần phân bón, bao gồm nitơ, phốt pho và kali (NPK). Quá ít các chất dinh dưỡng chính này có thể dẫn đến chu kỳ năng lượng không đủ. Màu nâu của thân và lá là một biểu hiện cho thấy một cây bonsai đang thiếu phân bón.
Sự co lại của lá và sự tàn lụi đột ngột của thân và cành cũng là những chỉ báo tích cực. Bón phân quá mức có thể làm hỏng cây Bonsai và cây trong Saikei của bạn.
Hãy nhớ rằng lượng phân bón không phù hợp có thể làm cháy rễ cây. Đây cũng là một điều kiện gây ra việc ngăn chặn cây Bonsai hấp thụ chất dinh đưỡng đúng cách thông qua hệ thống rễ.
Xử lý sự cố
- Điều quan trọng là sử dụng phân bón hỗn hợp một cách phù hợp cho cây Bonsai của bạn tuỳ thuộc vào từng loài.
- Cung cấp lượng phân bón phù hợp cho cây Bonsai của bạn.
Cắt tỉa và các hiệu ứng xảy ra trên Bonsai và cây Saikei
Có những loài Bonsai như Juniper không phải là Fan của dao kéo, nhưng chúng lại cần phải được cắt tỉa thường xuyên trong thời tiết khí hậu ấm. Cắt hoặc tỉa những chồi mới thường làm cho những tán lá xung quanh của Bonsai chuyển sang màu nâu, bắt đầu từ ngon cây.
Xử lý sự cố
- Thay vì cắt tỉa và gây nguy cơ làm hư hại cây Bonsai, bạn có thể dùng ngón tay kẹp lấy những chồi mới.
- Bạn có thể lên kế hoạch trước cho hình dạng bạn muốn cho cây Bonsai của mình.
- Hãy nhớ rằng nếu bạn đổi ý về hình dáng cây và loại bỏ đi những chồi lớn, việc này vẫn có thể dẫn đến sự đổi màu của tán lá.
Thay chậu cũng ảnh hưởng đến các lá cây Bonsai, Saikei
Mỗi năm một lần, nhiều loài cây Bonsai cần được trồng lại. Hầu hết các cây Bonsai được trồng trong các chậu nhỏ, trong đó lượng đất sẵn có có thể không đủ cho mọi rễ của cây. Ngay cả khi cây Bonsai đạt kích thước bạn mong muốn và bạn không cần tất cả các rễ cây hoạt động, vẫn nên thay đất.
Rễ cây bị thiếu chất dinh dưỡng thích hợp trong đất có thể bị héo theo thời gian. Đất cuối cùng có thể thay đổi kết cẩu và trở nên dày đặc, khó có thể giúp cây bonsai của bạn khoẻ mạnh.
Xử lý sự cố
- Thay đổi đất hoặc thay chậu cây Bonsai của bạn ít nhất một lần một năm có thể giúp cây được nuôi dưỡng tốt và không bắt đầu chuyển sang vàng hoặc nâu
- Khi nhận thấy những tán lá màu nâu đang xuất hiện ở các cành dưới thân cây, có lẽ đây là thời điểm tốt nhất để thay đất.
Kết luận
Cây Bonsai hoặc các cây trong Saikei tinh tế đến mức chỉ cần không đủ nước cũng có thể chuyển nâu lá và bắt đầu chết. Nếu bạn thấy cành cây màu nâu, bạn có thể tỉa chúng ngay lập tức và để cây Bonsai tập trung vào việc phát triển. Giữ cho cây Bonsai của bạn trong điều kiện nước tưới tốt.
Phun sương tán lá vài ngày một lần. Các loài cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng, nước, dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ, cây Bonsai Juniper rất thích ánh sáng mặt trời đầy đủ, nhưng cũng sống tốt trong môi trường che nắng một phần.
Các dấu hiệu kèm theo lá hiện tượng lá nâu
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cây Bonsai hoặc Saikei là có quá nhiều nước (chết đuối) hoặc quá ít nước (mất nước). Quá nhiều nước hoặc quá ít nước có thể gây ra màu nâu của lá cây Bonsai hoặc Saikei. Điều quan trọng là phải hiểu các dấu hiệu đi kèm của việc quá nhiều hay quá ít nước.
Dấu hiệu quá thiếu nước
- Các nếp nhăn nhỏ trên thân cây cho thấy sự co lại
- Đất có cảm giác khô và cứng
- Một hệ thống rễ rộng khắp có thể chỉ ra rằng cây Bonsai đang cố gắng tìm nước, buộc phải mạo hiểm đâm rễ rộng và xa
Dấu hiệu của quá nhiều nước
- Rễ của cây Bonsai hoặc Saikei thối rữa
- Phần thân cây cảm giác bị ủng và mềm
- Có hệ thống rễ rất nông chứng tỏ rễ cây không thể tìm thấy nước
- Những thứ nhỏ nhỏ màu trắng hiện diện trong đất là dấu hiệu của ấu trùng Fungus Gnat. Chúng làm cho đất quá ẩm, do đó ăn rễ cây nhỏ của cây dễ hơn.
- Cây Bonsai và Saikei nhìn mệt mỏi và không khoẻ mạnh, rực rỡ
- Nhiều lá chuyển sang màu vàng, nâu và cuối cùng là rụng
- Các nhánh nhỏ hơn của cây có thể co lại và sau đó chết đi.
Mẹo tưới ước phòng ngừa giữ cho cây Bonsai luôn khoẻ mạnh
Đừng tưới quá nhiều hay quá ít. Điều quan trọng là kiểm tra đất cẩn thận chỉ bằng cách chọc ngón tay của bạn vào đó, nếu cảm thấy khô hoặc gần khô, bạn hãy tăng cường tưới nước. Bạn có thể cần tưới nước cho cây cảnh cứ sau 1 đến 3 ngày.
Một cách hiệu quả để tưới cây Bonsai là đặt chậu Bonsai trong một bồn chứa nước có bề mặt nước thấp. Chúng cho phép cây hấp thụ độ ẩm và bạn chỉ cần loại bỏ phần bên trên khi thấy chũng đã quá ẩm.
Làm sao để tưới cây Bonsai và Saikei đúng cách
Tưới nước cho cây nên được thực hiện một cách chính xác. Nó được coi là kỹ năng quan trọng nhất bạn cần nắm vững để đảm bảo cây Bonsai khoẻ mạnh. Đây là các chú ý:
- Bước #1: Mỗi ngày nhẹ nhàng dính đầu ngón tay của bạn vào bụi bẩn gần mép chậu cây. Một khi bạn cảm nhận đất ở đây gần như khô hoàn toàn thì đó là thời điểm hoàn hảo để tưới nước cho cây của bạn. Không bao giờ tuân theo một lịch trình tưới nước thường xuyên nghiêm ngặt bởi vì bạn phải xem xét những thay đổi trong điều kiện thực vật và môi trường cụ thể. Một bậc thầy cây cảnh thực thụ biết rằng chỉ cần quan sát điều kiện đất Bonsai có thể đánh giá chính xác nhu cầu của cây.
- Bước #2: Tưới nước cho cây Bonsai, cây Saikei của bạn từ trên cao bằng cách sử dụng vòi tưới có vòi chia tia để tránh trôi đất. Tối nhất là sử dụng nước mưa vì nó không có chứa bất kỳ hoá chất gì. Nếu nước mưa không có sẵn, thì không có vấn đề gì trong việc sử dụng nước máy thông thường. Bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nước tự đông, nhưng nên cân nhắc chi phí.
- Bước #3: Khi nói đến việc tưới nước cho cây Bonsai hoặc Saikei, nếu bạn thấy nước chảy ra từ đáy chậu, thì có nghĩa việc tưới nước đã khá đầy đủ.
Kết luận
Như bạn có thể nhận ra, việc xác định dấu hiệu của việt tưới nước quá nhiều sẽ dễ dàng hơn là tưới thiếu nước. Vi khuẩn gây thối rễ chỉ thích sống và phát triển trong môi trường ẩm ướt và chúng ăn rễ cây chết. Vi khuẩn có thể lây lan khi rễ của chúng chết do bị ngập nước. Bằng cách tưới nước cho cây Bonsai, Saikei của bạn một cách chính xác, bạn sẽ ngăn được việc ngập hoặc thiếu nước, việc này sẽ giúp cây khoẻ mạnh hơn.
Các mẹo và thủ thuật phòng ngừa lá nâu
- Mẹo số #1: Cây Bonsai hoặc Saikei có thể cần nước mỗi ngày và thậm chí 2 lần 1 ngày, đặc biệt là nếu nó nằm ở điểm nóng hoặc sáng quắc trong mùa hè và mùa xuâ. Nhưng bạn cần chắc chắn kiểm tra đất nếu cây Bonsai của bạn cần tưới nước.
- Mẹo số #2: Điều quan trọng là giữ cây bonsai của bạn ở khu vực nhiều nắng hoặc nơi có bóng râm một phần nhưng không phải dưới ánh sáng trực tiếp nhiều giờ trong ngày.
Làm sao để cứu sống cây Bonsai hoặc Saikei
Bước #1: Xác định vấn đề
Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ và theo dõi cây bonsai của bạn để xác định chính xác vấn đề nằm ở đâu hoặc nguyên nhân khiến lá cây chuyển sang màu nâu. Tìm kiếm các dấu hiệu của sâu bệnh phá hoại như héo, mạng hoặc ve. Những con côn trùng này có thể khó phát hiện, đặc biệt là trên cây Bonsai trong nhà.
Cũng rất quan trọng để kiểm tra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, tưới quá ít hoặc quá nhiều nước Các đốm lá, lá màu nâu, rễ hoặc thân mềm hoặc các nếp nhăn trong cành, thân đều là những dấu hiệu rõ ràng của bệnh.
Bước #2: Cắt tỉa các điểm chết
Bạn có thể loại bỏ những phần bị chết của cây Bonsai hoặc Saikei để khuyến khích và nuôi dưỡng sự tăng trưởng trong tương lai. Xử lý các lá màu nâu và héu ra khỏi thân cây, sử dụng kéo cắt tỉa để cắt tỉa bất kỳ thân lá, cành chết nào là hữu ích cho sự sống sót và hồi sinh của cây Bonsai của bạn.
Bước #3: Xử lý cây Bonsai của bạn bằng thuốc trừ sâu nhẹ hoặc hữu cơ
Một khi bạn đã xác định rằng cây Bonsai của bạn nhiễm nấm hoặc bất kỳ loại sâu bệnh nào, bạn có thể phun nó bằng thuốc diệt nấm hoặc thuốc trừ sâu nhẹ. Xác định các triệu chứng của cây Bonsai của bạn trước chọn loại để phun, để đảm bảo rằng bạn sẽ mua đúng loại thuốc điều trị. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ các khu vực của cây được phủ nhẹ bởi hoá chất, hãy phun nhẹ vào lá cây Bonsai hoặc Saikei.
Bước #4: Kiểm tra mức độ ẩm
Trước khi bạn thực hiện bất cứ hành động nào, điều quan trọng là phải kiểm tra mức độ ẩm của đất. Để kiểm tra điều này, bạn có chọc ngón tay sâu 1 vài cm sâu xuống lòng đất như đề cập ở trên. Nếu đất khô, lá bonsai và saikei chuyển nâu có thể do mất nước nghiêm trọng.
Bước #5: Chăm sóc rễ cây Bonsai
Hãy đem cây Bonsai ra khỏi chậu và xem xét kỹ hệ thống gốc. Với việc sử dụng kéo cắt tỉa, bạn có thể căt sbor bất kỳ rễ thối hoặc chết nào. Những rễ này có thể ngăn cây Bonsai của bạ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Tiếp theo, cắt rễ sát đến khối rỗ, tránh cắt rễ khoẻ mạnh.
Bước #6: Hãy đặt cây Bonsai ở một thùng chứa tạm thời sạch sẽ
Hãy để cây Bonsai hoặc Saikei của bạn nghỉ ngơi ở một chậu cây tạm với nước ấm và trong khi nó nghỉ ngơi, bạn có thể làm sạch chậu cây cũ. Sau đó bạn hãy bắt đầu xử lý hỗn hợp đất cho dự án Bonsai mới.
Đất mới cần đủ lỏng và có khả năng giữ nước hiệ quả. Hỗn hợp đất tốt nhất phụ thuộc với từng loài cây Bonsai hoặc Saikei, đó là lý do bạn phải chọn rất cẩn thận. Tiếp theo, tạo hỗn hợp đất bầu chứa đầy chất dinh dưỡng và phân bón tốt, sau đó đặt lưới thép xung quanh các lỗ thoát nước, lấp đầy 1/3 chậu bằng đất.
Bước #7: Hãy ngâm cây Bonsai hoặc Saikei của bạn
Hãy đem cây Bonsai ra khỏi nước, đặt vào vị trí chính giữa của chậu. Đắp nốt bằng đất còn lại. Sau đó, đặt chậu Bonsai vào một chậu nước lớn. Nước cao hơn bề mặt chậu cây khoảng vài cm, để cho cả chậu cây ngồi trong nước vài phú cho đến khi đất không còn không khí. Đem chậu Bonsai ra khỏi nước và để nước thoát hoàn toàn ra khỏi các lỗ thoát nước.
Bước #8: Làm ấm và tạo bóng râm
Hãy chọn một nơi thông thoáng có bóng râm một phần và ấm áp để đặt cây Bonsai, Saikei của bạn cho đến khi nó hồi phục.
Kết luận
Bằng cách để cho cây Bonsai, Saikei có thời gian phục hồi, nó sẽ phát triển khoẻ mạnh. Các bước trên là đảm bảo rằng cây Bonsai của bạn bắt đầu quá trình hồi phục. Điều quan trọng là phải đảm bảo tránh cây Bonsai của bạn bị mất nước hoặc ngập nước.
Suy nghĩ cuối cùng
Màu nâu của cây Bonsai, hay cây trong Saikei có thể bắt buồn từ những yếu tố như vấn đề dinh dưỡng, lịch trình tưới nước, các vấn đề môi trường và rất nhiều nữa. Bây giờ, bạn có thể đã hiểu biết hơn, có kỹ năng và nhận thức được tại sao lá của cây Bonsai có thể chuyển sang màu nâu.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn thấy chia sẻ này hữu ích.