Kiểu vách dựng (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Tùng hoặc các loại cây tạp khác sinh trưởng trên núi cao chót vót, vách đá dựng đứng tuy rễ đã mất tác dụng chống đỡ, nhưng thân cây cành lá lại lớn, cây chưa ảnh hưởng của các nhân tố như trọng lượng của nó, tuyết đè, gió thổi.. lâu dần hình dạng rủ xuống, treo ngược, rủ nghiêng, nằm ngả, hoặc rủ quanh, mặc cho tuyết đè, mưa xối, gió thổi, rễ nó vẫn ôm chặt vách núi, thân thế hóc hiểm, phong cách lạ lùng, tinh thần bất khuất, dũng cảm kiên cường.. Phỏng theo hình dáng tự nhiên của cây, trong tạo hình chậu cảnh, gọi là chậu kiểu vách dựng. Theo tập quán, ta lại đem mũ cây hạ thấp đến đến đáy chậu, gọi là đại huyền nhai (vách dựng lớn), chỉ thấp đến mặt chậu gọi là tiểu huyền nhai (vách dựng nhỏ).

Chậu cảnh vách dựng thường lấy Tùng Năm Kim, Hắc Tùng, Viên Bách làm cây chủ, loại cây tạp khác, nếu thân cành thích hợp, cũng có thể sử dụng.

Chế tác chậu cảnh vách dựng phải nắm vững ý niệm “huyền” (treo). Rễ phải lộ trên mặt chậu, bộ rễ giống như móng vuốt, và có lực cố kết. Nếu rễ nằm dưới mặt chậu, hoặc quá rời rạc, thì thiếu nét biểu hiện cố kết gây cảm giác hờ hững, không vững. Cành rủ xuống của chậu cây vách dựng, đặc biệt khá dài, giai đoạn nuôi dưỡng trước khi đưa lên chậu, phải đặc biệt bồi dưỡng cành rủ và rễ bám. Vài năm sau, khi đưa lên chậu, cành rủ sinh trưởng chậm chạp hoặc gầy yếu, vào mùa cây sung sức, sửa đổi góc độ đặt bát chậu, uốn cành rủ xuống, cho chẩu lên trên.

I. CHẬU CẢNH KIỂU VÁCH DỰNG

Cây Hoàng Sơn Tùng, cuối thu đầu xuân, đều có thể trồng. Ta thường sửa cành trước khi trồng, có thể tỉa ngắn cành đó, giữ lại một số lá kim, bởi vì thân cành Hoàng sơn tùng khó nẩy mầm lá mới. Cây còn nhỏ, thường có thể cắt bỏ nửa lá kim, cây đã lớn có thể tùy rễ tốt xấu mà cắt xén từ nửa đến 4/6 lá kim. Đợi cây sống được nằm thứ hai hoặc năm thứ ba, hãy vít bó.

Đất trồng, dùng 3 phần đất lá mục, trộn một phần cát, nếu dùng đất lá kim mục ở tại chỗ càng tốt. Bất luận trồng chậu hay trồng xuống đất, đều cần đất có tính tiêu nước nhanh. Khi trồng, kỵ dùng tăm đảo gảy đất, rễ Hoàng sơn tùng lộ trần, dễ bị thương tổn mục nát, cho nên khi trồng khéo tay lấp đất, cho cây dễ sống. Chọn chậu đất to, sau khi trồng, lượt nước thứ nhất phải tưới thấm đến đáy chậu, về sau phun nước như sương (mỗi ngày từ 2 – 4 lần). Giữa mùa nắng to, bắc giàn che mát, dưới bát chậu, đệm bao cỏ ẩm ướt, cho cây mát mẻ, độ ẩm nhiều giúp nó dễ sống. Khi mầm nóc nảy lá, phải hãm nước tưới. Khi trời mưa liên tục phải che kín hoặc đặt nghiêng bát chậu. Trong 2 – 3 năm chưa phải bón phân, nếu định tạo đại huyền nhai, không chọn chậu quá cao, còn tiểu huyển nhai thì trái lại. Ngoài ra trong tạo hình cũng có thế thêm kỹ pháp của xá lợi con và thần chỉ để gia tăng thần vận của chậu cảnh kiểu vách dựng.

  • 1. Đem mũ cành cắt 1/2 hoặc 2/3, đồng thời cắt cành gẫy, cành bị thương, cành nứt và chặt cành dư thừa, sau khi tỉa cắt xong, tùy cây dài ngắn, dùng bồn gỗ chữ nhật hoặc bát chậu mà trồng, đáy chậu phải có lỗ thoát nước. Khi đó đáy đệm gạch, ngói dày cỡ 2 – 3 cm như mũ lớn, trên đệm cắt dày 1 cm, rồi lấp đất trồng, chuẩn bị sẵn (đất lá mục hong phơi một tuần, khi khô nhặt bỏ mảnh đá, lá cành), đem rễ cây trồng vào, dạng nằm, và cho cành rủ chẩu lên, cuối cùng dàn đều một lớp đá cuội to, nhằm ép đất mặt chậu, ngừa đất màu trôi, tăng cường sự thông hơi.

  • 2. Khi cây sống đến năm thứ hai hoặc năm thứ ba, có thể vít bó thành kiểu mới đem trồng lên chậu. Khi đưa lên chậu dùng tấm ván, bọc quây rễ lộ, thân cây và vách chậu nên giữ khoảng cách thích đáng. Nếu quá gần, có thể dùng mảnh gỗ ngăn cách. Nếu dùng chậu hình ống, đáy đệm thêm một ít mảnh ngói vụn hoặc gạch vụn (hạt lớn), để tăng thêm sự thoát nước, thông hơi. Khi cây sống mạnh, dần dần tháo ván bọc quây, lộ ra rễ treo.

II. CHẬU CẢNH KIỂU VÁCH DỰNG (tiếp theo)

Hiện nay ở Trung Quốc hay dùng mầm Hắc Tùng, ghép với Tùng Năm Kim. Thuộc tính của tùng năm kim gần giống Hoàng sơn tùng, lá nó ngắn hơn so với Hoàng sơn tùng, sức sống mạnh, chịu được vít bó. Nhưng về cái dáng già giặn hiên ngang và nét hoang dã thì nó không sao sánh nổi với Hoàng sơn tùng. Phương pháp trồng, nuôi cũng gần giống Hoàng sơn tùng, chỉ khác là nó cẩn vít bó nhiều hơn và nuôi trong thời gian lâu dài.

  • 1/- Tháng 2 – 3 chọn Tùng Năm Kim khỏe mạnh, đã sống 3 – 5 năm, thân chính đã thích nghi, đốt cành ngắn, thân hơi dài, đào moi cả bụm đất lên. Xem xét thân cây chọn mặt thưởng ngoạn, uốn cong, treo rủ về bên trái hoặc hướng bên phải. Thấy thân nó hơi uốn về bên phải, nên có thể uốn về bên phải, sau đó cắt bỏ cành ở bên trái giữ cành bên phải. Mỗi đốt cành mọc vòng, có thể giữ 1 – 2 cành, gỡ đất ra, dùng băng vải dễ mục, bó cành rời rạc,

  • 2/- Sau khi tỉa cắt, đem cây nằm về trong châu chữ nhật, bên trái rễ, lấy ngói vỡ quât sát, ép  rễ về bên phải. Khi cây sống đến cuối đông đâu xuân, cột dây cọ, kéo thân chính về bên phải, cũng có thể dùng vỏ gai hoặc vỏ cọ, quấn thân chính, lấy dây thép su bó thân chính, nếu thân tương đối to, có thể dùng dao khía trước sau chỗ uốn một vết (bằng đường uốn cong) rồi dùng vỏ gai bó chặt uốn cong. Cành bên cạnh dùng dây kim loại vít bó sơ, và nuôi cành rủ xuống.

  • 3/- Đem cây trồng trong chậu đất cao, nuôi dưỡng thân cây nằm chúi xuống, cành lá treo rủ chếch về bên trái, kém tự nhiên, cho nên đưa cây lên chậu, hướng về mặt trời, sau 1 – 2 năm lá kim tự nhiên chĩa lên trên, nếu độ rủ chưa đạt, có thể treo tạ trên thân chính, cành nhánh hoặc buộc dây thừng kéo tới khi thành kiểu, có thể trồng trong chậu, thưởng ngoạn tác phẩm sáng tạo bất lâu.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon