Kiểu thân thẳng (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Ở vùng đỉnh núi Nga Mi, chỗ nào cũng thấy tầng cây mọc thẳng, chĩa thẳng lên tầng mây, hoặc cao tít hoặc to khỏe, hoặc thanh gầy, hoặc phóng khoáng. Phỏng theo cảnh quan tự nhiên đó, trong tạo hình chậu cảnh, hình thành phong cách chậu cảnh thân thẳng.

Chế tác chậu cảnh thân thẳng, phải nắm vững độ cao và độ uốn của thân cây. Thân chính nên thẳng không cong, hoặc lấy thẳng làm chủ chỉ hơi cong, thân chính rõ ràng, dưới to trên nhỏ, tự nhiên cân đối. Từ đưới lên trên cành đầu nâng đỡ, không nên quá thấp, cho thân chính lộ trần. Thông thường, cành phía dưới to, dài một chút và hơi cúi xuống. Vầng rễ tốt nhất xòe đều chưng quanh để bổ sung cho nét vươn lên vững chấc. Tạo dáng cây. hoặc vươn thẳng lên to khỏe hùng vĩ, hoặc thanh tú phóng khoáng.

I. CHẬU CẢNH KIỂU THÂN THẲNG

Chế tác cây Phong Tam Giác đào vẻ từ ngoài đồng, có thể tạo nhiều hình thức chậu cảnh, nhưng chế thành chậu cảnh kiểu thân thẳng lại càng thích hợp.

  •  1/- Theo nhu cầu tạo hình, nên cắt bỏ thân cành không cần thiết, đồng thời tỉa ngắn rễ, nếu cây hiếm rễ có thể cho dài một chút, năm thứ hai, sau khi sống ổn mới lại cất ngắn, và tu sửa vết cưa, khiến nó tự nhiên ưa nhìn, sau đó trồng vào chậu.

  • 2/- Tháng 3 – 4, cây nảy cành mới có thể chưa cắt, để bộ rễ khỏe, đợi cây mọc mạnh lại tỉa cắt cành, dùng dây kim loại, vít bố uốn cong, bảo lưu ngọn cành, vết cưa hơi lớn, lưu lại một cành cho nó sinh trưởng, cho vết cưa mau liền. Vít bó từ tháng 2 – 4 đã định hình, có thế tháo dây kim loại, phòng ăn lún vào thân gỗ, không tia cắt, để nó sinh trưởng.

  • 3/- Từ 2 – 4 năm, mặc cho cành nóc sinh trưởng, khi thân nó vừa tầm, vào mùa sinh trưởng, đem cành đầu nóc cắt bỏ, cành dưới kịp thời vít, bó thành hình, kết hợp nuôi dưỡng, vít bó cành. Mỗi năm tỉa ngắn từ 2 – 3 lần, như vậy qua vài lần có thể định hình. Sau đó từ tháng 2 – 3, trước khi đưa cây lên chậu 1 năm, ta đào lên, đặt vào chậu so thử, đem rễ mọc dài bất lợi, cắt ngắn đến khi vừa chạm vào mặt chậu thì thôi, lại trồng xuống đất sau một năm, khi rễ đứt lại mọc rễ, mới đưa lên chậu, làm như vậy cây mới dễ sống.

II. KIỂU THÂN THẲNG (CÂY DU)

Mầm nhân tạo, thích hợp chế tác chậu cảnh kiểu thân thẳng cỡ tiểu – trung – đại, cố dùng cây đào được ngoài đồng để cải tạo. Chậu cảnh bồi dưỡng mầm non, có thể trồng xuống đất, lợi cho mầm non mọc khỏe, trồnng chậu cũng được, nhưng mọc chậm hơn nhiều,

  • 1/- Lựa mầm cây du lá nhỏ, đã mọc 3 – 4 năm, khoẻ mạnh, vào tháng 2 – 3 đào lên, cắt bỏ rễ dài và dùng dây kim loại, vít bó sơ, khiến rễ nó xoè ra, đồng thời cắt bỏ thân chính, rễ lông tơ, rễ cố định. Cành mọc nghiêng một phía từ thân, khi trồng, dùng ván đệm dưới rễ, cho nó mọc lan trên mặt phẳng.

  • 2/- Mùa xuân năm sau, khi cây du vừa nảy mầm, gạt bỏ đất đắp rễ để rễ lộ trần tháo bỏ ván bó rễ, rồi lấp đất trồng lại, đồng thời tỉa cành mọc nghiêng dùng gậy,  nắn thân chính, cuốn dây đồng vít bó cành, kịp thời vặt bỏ mầm mới nảy trên thân cành, thúc cảnh mới trên cành bên cạnh nó sinh trưởng. Sau mùa mưa dầm, tháo gậy bó thân cành, đông thời vít bó cành mới nảy trên cành bên cạnh. Sau hai tháng lại tháo ra cho nó sinh trưởng, sau khi lá rụng tỉa một lần. Năm thứ ba, có thế trồng vào chậu đất. Sau khi thân chính, cành bên cạnh định dạng thì tia cắt. Mùa xuân, mùa mưa dầm, đầu thu, tỉa ngắn bớt cành dài, và bón phân tưới nước. Đầu xuân năm thứ tư, đưa lên chậu – thưởng ngoạn.

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon