Loài cây cổ thụ trong thiên nhiên tắm mưa, trải gió qua thời gian lâu dài, bị sâu đục hoặc va quật, có cây hình phiến mỏng, có cây rỗng giữa, có cảy ngoài vỏ hư hao, chỉ còn lại đường dẫn nhựa, nhưng vẫn thấy cành lá xum xuê đầy sức sống vươn lên, biểu hiện tinh thần bất khuất, trường tốn với thời gian.
Trong chế tác chậu cảnh, phần nhiều lấy giống Tùng Bách và loại cây tạp như Kế Mộc, Tước Mai, Sồi, Mai Rừng… đào ở núi rừng đem chế thành chậu kiểu thân khô, có thể mượn cây mục nát tự nhiên mà điêu khắc nhân tạo. Chú ý bổi dưỡng đường hút nhựa, thân khô chưa mục nát, cứng rắn như sắt. Khi phát hiện phần mục nát, dùng dao khoét bỏ, lại lấy bàn chải thép cọ sát nhẵn nhụi bơm thuốc chống mục. Với cây mềm xốp, thân khô dễ mục khó bảo tồn lâu, không nên dụng công chế kiểu thân khô.
CHẬU CẢNH KIỂU THÂN KHÔ
Loại cây Kế mộc, chất gỗ chắc mịn, chỗ đã khô, không dễ mục nát, ưa khí hậu mát ẩm, có thể vít bó tỉa cắt, nhưng vì khô hanh lâu ngày, màu lá kém đẹp.
- 1. Vào tháng 9 – 3, chọn cây kế mộc ngoài đồng, đầu
tiên cưa cất cành, rễ thừa, lại gọt bỏ gỗ mục.
- 2. Khi trồng, đường hút nhựa nơi khô, dễ nứt teo, có thể cô lập (phương pháp bọc quây), đợi khi vùng ngọn sinh trưởng bình thường, lại tháo lớp bọc, trong hai năm, không bó không cắt, cho cây sinh trưởng, bảo dưỡng đường hút nhựa khi cây khỏe mạnh, gồ lên rõ rột, với những phần khô khác, hãy cưa, đẽo, khoét, khắc, đồng thời tỉa cắt, vít bó cảnh trên, nuôi dưỡng sau vài năm là có thể trồng vào chậu thưởng ngoạn
- Hình cây thành phẩm