Kiểu gió thổi (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long

Khi cơn gió lướt qua, tàng cây cuốn theo chiều gió, khi trận cuỗng phong xoáy qua, toàn thân cây oằn oại rạp hẳn về một phía, dựa theo cảnh quan cây cối như vậy trong thiên nhiên, tạo hình chậu cảnh, gọi là chậu cảnh kiểu gió thổi (bạt phong). Nó có vẻ đẹp linh động, tự nhiên hài hòa, ấn tượng nghệ thuật cao. Những cây lá nhỏ như du, phác, phong tam giác, tước mai, liễu đỏ, bạch lạp, lục nguyệt
tuyết.. rất thích hợp chế tác chậu cảnh kiểu gió thổi.

Trong chế tác, chú ý nghiêng thân cây về một hướng, dùng dây kim loại, dây cọ kéo bó, uốn cành về cùng một hướng. Cảnh hoặc mầm mọc lên ngược hướng, phải kịp thời cắt bỏ. Nuôi cây mọc đơn độc, biểu hiện cái đẹp buồn bã, cũng có thể hợp vài ba cây to nhổ cùng trồng. Hình dưới lấy cây Du, cây Đào và cây Già La chế tác làm.

I. CHẬU CẢNH KIỂU GIÓ THỔI

Nguồn cây tự nhiên tìm đào ở nói rừng, cũng có thể gieo hạt mọc trong chậu cảnh. Vỏ cây Du, khi bị nứt, sẽ chảy nhiều mủ cây, nhất là vùng rễ. Nếu gặp mưa, càng thêm tệ hại, cho nên khi đào và đổi chậu, cần tránh ngày mưa. Vỏ rẻ cây Du khá dày, khi mới trồng mà đất kém tiêu nước, hoặc tưới nước quá độ, sẽ trở thành vùng rễ tù hãm, thiếu oxy mà bị bệnh, cho nên khi trồng loại này, nên chọn đất tơi xốp, thấm nước mạnh. Lần đầu có thể tưới thấm nước rồi từ đó trở đi, bớt tưới nước, khi cây
sống mạnh, mới dần dần tưới nhiều.

  • 1. Cây đào từ núi rừng dựa theo điều kiện tự nhiên của nó, từ thân rễ, xác định về mặt thưởng ngoạn rồi cắt  bỏ thân cảnh dư thừa đánh dấu lên cây. Sau khi cành thành kiểu vươn về bên trái, rễ bên phải cần cắt ngắn, bên trái chừa dài, tạo cảm giác vững chãi.

  • 2. Sau khi tỉa cắt bộ rễ dùng bột than bôi vào, nấu vết thương vẫn còn chảy nhựa, ta nên để ở chỗ râm mát, sau 1 – 2 ngày mới trồng. Để nâng cao tỉ lệ cây sống, dưới rễ, đệm sỏi to, dày 5 cm.

  • 3. Khi cây đã sống và nửa cành hóa gỗ, mầm non lên rậm, phải kịp tỉa thưa, giữ mầm bên trái, tùy nét tạo hình, cắt bỏ cành dư rồi dùng dây kim loại, dây cọ, hướng về bên trái, vít bó uốn cong. Sau khi lá rụng một lần tỉa cắt, cành nào lạc hướng, uốn chỉnh ngay ngắn. Không phải mùa sinh
    trưởng, không nên uốn quá. Mùa xuân năm đầu, mầm nảy để yên, mầm ra lạc hướng toàn bộ vặt bỏ. Nửa cành hóa gỗ, cắt bỏ cành rậm, hướng về bên trái, bó vít uốn kéo. Từ năm thứ ba, mùa cây nảy mầm dựng chếch bát chậu, cành trái chẩu lên, cành nào lạc hướng, có thể cắt chỉnh hướng về một phía, hài hòa thống nhất. Khi tưới tắm cây, đặt bằng bát chậu.

  • 4. Khi cành định hình, dùng cách tỉa ngắn, tạo hình tán cây. Vài ba năm sau, bó tán cây đầy đặn, liền đưa lên chậu. Tán cây ngiêng trái, xoay rễ bên phải, để thêm biến hóa, sống động.

II. CHẬU CẢNH KIỂU GIÓ THỔI (Tiếp theo)

Với cây Già La, thường xanh, lá nhỏ, rất giống La Hán Tùng lá ngắn, sức sống mạnh, nhưng chậm chạp. có thể tháp ghép.

  • 1. Mùa xuân chọn già la 3 – 4 năm tuổi, sống khỏe đào lên, luôn cả bó đất, cắt bỏ cảnh dư, và đem rễ sửa bằng, dùng chậu đất trồng.

  • 2. Đầu xuân năm sau. trên mỗi thân chính, giữ cành bên cạnh, cành khác cắt bỏ, thân cành hướng phải dùng dây kim loại định hình vít bó, cành mọc lạc hướng dùng dây cọ hoặc dây kim loại kéo. Sau 2 – 4 năm, thân cành định hình, liền tháo dây vít bó. Mũ cây tăng trưởng. Khi cành
    bên cạnh, mọc ra cành nhỏ, dùng dây kim loại, bó dạng bàn tay, toàn thể tàn cây, do nhiều mảng chạm, hình thức tạo hình, có thể tham chiếu cây Tùng Hoàng sơn.

  • 3. Rễ cây Gìa La tương đối bé nhỏ, khi đưa lên chậu, bên trái kèm đá cho chậu đầy đặn.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon