Hướng dẫn bằng hình ảnh cách nhân giống cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (Epipremnum Snow Queen) bằng cành cắm lọ nước

Hướng dẫn bằng hình ảnh cách nhân giống cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (Epipremnum Snow Queen) bằng cành cắm lọ nước

Chắc bạn đã nghe qua hoặc đang sở hữu một cây Trầu Bà (Pothos) nào đó. Đây là những loài cây siêu dễ sống và muốn CHẾT cũng rất khó vì những đặc tính chịu hạn, chịu úng, chịu môi trường ánh sáng thấp cũng như dễ dàng thích nghi với rất nhiều kiểu đất cũng như chế độ chăm sóc khác nhau. 

Ngoài việc các loài cây này dễ sống thì chúng cũng dễ dàng có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp, trong đó dễ nhất là cắt cành có đốt, mấu, mắt (node) đã đâm rễ không khí sẵn rồi cắm xuống đất hoặc cắm vào lọ thuỷ tinh. Các cành có node (đốt, mấu, mắt) này sẽ bung rễ và phát triển thành một cây độc lập.

Mình (Admin Dũng Cá Xinh – codai.net) xin chia sẻ một vài bước kèm hình ảnh để các bạn tham khảo ạ: 

1. Chuẩn bị dụng cụ:

  • Kéo cắt cành hoặc kéo gia đình sắc, vô trùng (lau bằng cồn loãng hoặc nhúng nước sôi)
  • Một cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (nhiều nơi còn gọi là Trầu Bà Ngọc Thuỷ, Trầu Bà Cẩm Thạch, Trầu Bà Trắng Xanh) (Epipremnum Snow Queen, Epipremnum N Joy) có nhiều cành vươn ra khỏi chậu và trên cành có các node (đốt, mấu, mắt) đã bung rễ không khí tầm 0,5 – 2cm. 
  • Một bình thuỷ tinh trong suốt đẹp. Nên trong suốt để dễ dàng theo dõi các cành có ra rễ trắng khi ngập nước không hay bị thối, đồng thời dễ dàng theo dõi tiến trình ra rễ để có thể điều chỉnh ngay khi có các vấn đề xảy ra. Một lý do nữa là bình thuỷ tinh trong suốt thì nhìn rất đẹp ^^
  • Một cốc nước sạch, không clo, không flo, nước RO hoặc nước sinh hoạt không dư thừa các chất linh tinh, chất bẩn, sắt, … nói chung là nước càng sạch càng trong càng tốt. 
  • Nếu có các loại dung dịch hoặc bột kích thích ra rễ (ví dụ N3M) thì càng tốt, không có cũng chẳng sao vì Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết là cây thuộc chi Epipremnum, có khả năng ra rễ siêu phàm kể cả ở không khí lẫn môi trường ngập nước. 

2. Các bước tiến hành: 

2.1. Chọn cành (cuttings) để nhân giống

  • Hãy tìm trên cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (nhiều nơi còn gọi là Trầu Bà Ngọc Thuỷ, Trầu Bà Cẩm Thạch, Trầu Bà Trắng Xanh) (Epipremnum Snow Queen, Epipremnum N Joy) những cành mọc cao, dài, vươn ra khỏi chậu và có nhiều node (đốt, mắt, mấu) đã sinh rễ không khí, hãy chọn cành to, khoẻ, nhiều lá và có càng nhiều node càng tốt. 
Hãy cắt từ cây mẹ ra các cành to khoẻ, lá nhiều để làm cành giâm (cuttings) nhé!
Hãy cắt từ cây mẹ ra các cành to khoẻ, lá nhiều để làm cành giâm (cuttings) nhé!
  • Để ý giữa các đốt cây sẽ nối với nhau bằng các node (mấu), nếu từ mấu có các rễ trắng (hoặc đen hoặc ghi) đâm ra thì đây là những cành hoàn hảo để được cắt ra nhân thành cây độc lập. 
Hãy chọn các cành có sẵn các nodes đã bung rễ không khí
Hãy chọn các cành có sẵn các nodes đã bung rễ không khí
  • Chú ý khi cắt cành ra khỏi cây thì nên dùng kéo vô trùng, sắc để đường cắt ngọt, tránh cấu bằng tay hoặc cắt bằng kéo cùn gây dập chỗ cắt, rất dễ làm ủng và sinh nấm khiến cành chưa kịp ra rễ đã bị chết vì thối. 
Rễ không khí càng dài thì việc ra rễ dưới nước càng nhanh và tỷ lệ sống cao
Rễ không khí càng dài thì việc ra rễ dưới nước càng nhanh và tỷ lệ sống cao

2.2 Cắt hết các lá ở bên dưới

  • Đừng tiếc các lá bên dưới, hãy cắt sát gốc. Chú ý cắt bằng kéo sắc vô trùng. Không dùng tay cấu hoặc ngắt một cách thô bạo. Bạo lực sẽ gây ra bầm dập, và bầm dập sẽ là nguyên nhân gây thối. 
Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (Trầu Bà Ngọc Thuỷ, Trầu Bà Trắng Xanh, Trầu Bà Cẩm Thạch) là cây thuộc chi Epipremnum nên ra rễ rất mạnh, việc ngâm kích rễ có thể là không cần thiết.
Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết (Trầu Bà Ngọc Thuỷ, Trầu Bà Trắng Xanh, Trầu Bà Cẩm Thạch) là cây thuộc chi Epipremnum nên ra rễ rất mạnh, việc ngâm kích rễ có thể là không cần thiết.

2.3 Rửa sạch sẽ cành giâm (cuttings) và cắm vào lọ thuỷ tinh ngập nước

  • Sau khi cắt hết lá ở dưới, hãy rửa qua cành giâm (cuttings) sạch sẽ
  • Nếu có dung dịch hoặc bột kích rễ thì hãy làm theo hướng dẫn của từng loại kích rễ cụ thể. Ví dụ N3M thì pha 20g trên 1 lít nước rồi ngâm cả đoạn cuống phía bên dưới của cành giâm từ 5 – 10 phút. Chú ý phải pha đúng liều, nếu quá liều sẽ làm cháy cành giâm.
  • Sau khi rửa sạch, ngâm các loại kích rễ ra mạnh (hoặc không ngâm cũng không sao), thì bạn hãy cắm cành cuttings này vào lọ thuỷ tinh đã đổ đầy nước sạch. Chú ý để cho các đoạn có note (mấu, mắt, đốt) ngập nước.
  • Hãy để ý xem còn lá nào ngập dưới nước không, nếu có thì hạ nước hoặc cắt nốt lá. Lá ngập nước sẽ bị thối, khiến cho nước thối và ảnh hưởng đến quá trình ra rễ. Thối có thể làm hỏng luôn cả phần cuống cũng như các note đã có rễ không khí sẵn.
Hãy sử dụng lọ thuỷ tinh trong suốt để dễ dàng ngắm và theo dõi quá trình ra rễ của cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết bạn nhé
Hãy sử dụng lọ thuỷ tinh trong suốt để dễ dàng ngắm và theo dõi quá trình ra rễ của cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết bạn nhé

2.4 Theo dõi 

  • Giờ hãy đặt cả cốc thuỷ tinh này vào chỗ nào có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp và theo dõi hàng ngày.
  • Tránh các chỗ có ánh nắng và ánh sáng quá mạnh sẽ sinh ra rêu hại bám trong thành kính, vừa mất thẩm mỹ mà có thể rêu sẽ bám vào cuống khiến cho quá trình ra rễ bị gián đoạn 
  • Kinh nghiệm của mình là để hoàn toàn trong phòng, không có tý nắng nào, nhưng nếu để ở chỗ có ánh sáng trung bình cây sẽ ra rễ nhanh hơn trong môi trường ánh sáng yếu. 
  • Ánh sáng yếu không có nghĩa là tối om, tối thiểu vẫn phải có ánh sáng 7 – 8 tiếng 1 ngày nếu lọ thuỷ tinh hưởng ánh sáng dân dụng T5 hoặc T8. 
  • Hãy để ý nếu có cành nào bị thối thì cắt các chỗ thối đi. Xác suất thối cành là thấp nhưng vẫn sẽ có lúc xảy ra. Nếu bị thối thì nhanh chóng cắt chỗ thối và cắm phần còn lại vào cốc thuỷ tinh theo dõi tiếp. Nếu thối nhiều, ủng nhiều thì hãy vứt cành đi và tìm cành khác trên cây rồi làm lại các bước 2.1, 2.2, 2.3 ở trên.
  • Nếu nước có mùi, đổi màu, không còn trong suốt thì thay nước mới, khi thay thì rửa qua rễ để tẩy trôi các phần bị úng bám trên rễ, cuống.
  • Nếu nước không có mùi, không đổi màu mà vẫn trong suốt thì hãy cứ để lọ thuỷ tinh yên 1 chỗ, tránh nghịch ngợm. Lúc này cây cần yên tĩnh, tránh bị làm phiền để dồn lực ra rễ và phát triển thành cây độc lập. 
Hãy để các note có rễ không khí ngập nước và chú ý cắt bỏ toàn bộ lá bên dưới, không được để lá nào ngập nước
Hãy để các note có rễ không khí ngập nước và chú ý cắt bỏ toàn bộ lá bên dưới, không được để lá nào ngập nước

2.5 Gặt hái thành quả

  • Thông thường thì tầm 1 – 2 tuần thì cành sẽ ra rễ trắng chính, trên đó có rất nhiều rễ li ti. Khi đã ra rễ chính này thì càng sau càng ra nhiều rễ hơn với tốc độ nhanh hơn.
  • Thời tiết nóng rễ ra nhanh hơn thời tiết lạnh.
  • Khí hậu ẩm, cây sẽ ra rễ nhanh hơn khí hậu khô, độ ẩm thấp.
  • Khi bạn thấy cây ra rễ trắng dài, có thể tiếp tục để cây trong lọ thuỷ tinh đến lúc nào bạn chán thì thôi, không chán thì cứ để đó mãi cũng được.
  • Nếu bạn muốn cành phát triển nhanh hơn, đẻ nhánh ra lá mới thì nên trồng ra đất. Cây Trầu Bà Nữ Hoàng Tuyết sẽ phát triển nhanh hơn khi ở đất và chậm hơn khi rễ hoàn toàn ngập nước. 
Cành giâm (cuttings) của cây Trầu Bà Ngọc Thuỷ (Epipremnum Snow Queen) của mình (admin Dũng Cá Xinh) ra rễ dài 5cm sau 2 tuần
Cành giâm (cuttings) của cây Trầu Bà Ngọc Thuỷ (Epipremnum Snow Queen) của mình (admin Dũng Cá Xinh) ra rễ dài 5cm sau 2 tuần
Trong môi trường nóng, ẩm thì rễ ra nhanh, tỷ lệ ra rễ là rất cao
Trong môi trường nóng, ẩm thì rễ ra nhanh, tỷ lệ ra rễ là rất cao
Độ ẩm ><figcaption id=80% và nhiệt độ tầm 29, 30 độ C kèm ánh sáng trung bình là môi trường hoàn hảo cho cây ra rễ nhanh” width=”800″ height=”1067″> Độ ẩm >80% và nhiệt độ tầm 29, 30 độ C kèm ánh sáng trung bình là môi trường hoàn hảo cho cây ra rễ nhanh

Các bạn thấy dễ không ạ! Hãy thử ngay khi có cơ hội nhé! Codai.net chúc các bạn thành công! ^^



Trả lời

0988110300
chat-active-icon