Hình thức chậu cảnh (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Các loại chậu cảnh do khác đặc tính về giống cây, về cách chăm, về tạo hình, về cảnh quan mà biến hóa, mỗi cái có thú riêng, có cây vươn thẳng, có cây uốn cong, có sây rủ cành, có cây rễ lộ sóng, muôn nghìn dáng vẻ, thú vị vô cùng, tóm lại có các hình thức như sau:

1/-  Mô hình thăn thẳng

Thân chính mọc thẳng, không cong quẹo, cành đâm ngang, vươn lên hùng vĩ, thứ lớp phân mính, sừng sững, có dáng dấp như “chống trời ôm đất”, chậu cảnh thân thẳng có thể phân thành dạng như thân đơn, thân đôi hoặc nhiều thân thường thấy trơng châu cảnh phái Lĩnh Nam (Trung Quốc). Giống cây thường chọn có Tùng Năm Kim, Kim Tiền Tùng, Thủy Sam, Cử, Phác, Du Tróc Vỏ, Cửu Lý Hương

2/- Thân chếch

Thân cây nghiêng về một bên, cành đâm ngang ngoài chậu, cành chính vươn theo hướng ngược với thân chính, hình cây vừa có thể động, mà không mất cần bằng, có dáng già cỗi núi rừng cành uốn thanh thoát tự nhiên. Thường chọn có La Hán Tùng, Du Tróc Vỏ, Tước Mai, Hoàng Mai, Hải Đường ghép cuống, Kim Đàn Tử.

3/- Thân nằm

Thân chính nằm ngang mặt chậu, cảnh và chóp cây lại vọt lên, dáng vẻ già giận cổ kính, dạng đầu rồng có râu, có sừng, đây nét hoang dã. Như Ngọa Long Tùng, mọc cheo leo ở Ngọa văn phong Hoàng sơn, thân cây như hình rồng phục, cành trên ngọn đâm ngang như hình rồng xanh giỡn sóng. Người đời Thanh, Tào Lâm miêu tả là “bánh xích yến thần long” (rồng thần nằm ngửa trăm gang), là một trong những cảnh quan tự nhiên kỳ lạ. Giống cây thân nằm thường có Tước Mai, Cửu Lý Hương,
Du Tróc Vỏ, Địa Bách, Câu Kỷ…

4/- Thân cong:

Thân chính uốn cong lên trên, như hình rồng bay, cành lá trước sau trái phải đan xen, thứ lớp phân minh. Thân cong có kiểu tự nhiên hoặc theo đúng qui tắc. Chậu cảnh Huy phái, Xuyên phái và Dương phái thường thấy như hình thức này, có cây Du Long Mai, tạo hình thân cong. Giống cây thường trồng như Mai Có Hoa, Cối Bách, Tử Đằng, Tử Vi, Chân Bách, La Hán Tùng…

5/- Kế nước

Thân cáy đâm ngang một cách thanh thoát, nhưng không rủ xuống dưới, tựa như cây kế nước, gần giống hình thức thân chếch; nhưng thân chính góc nghiêng lài hẳn, gần như nằm ngang, nhưng cành chính không uốn ngược lại. Giống cây thường trồng có Liễu Đỏ, Tước Mai, Hắc Tùng, Hoàng Dương, La Hán Tùng…

6/- Cheo leo

Thân cây vận rủ xuống, bắt chước cái thế thông xanh mọc bám vách núi dựng đứng, như giữa rặng Hoàng sơn đến Liên hoa phong có một cây tùng treo ngược, rễ ăn vào kế đá, thân treo ngược sườn núi chênh vênh kiên trì cổ kính phong cách độc đáo. Cây bám vách núi dựng đứng, bắt chước cây thiên nhiên, biên độ thân cành treo, ngọn cây của nó uốn xuống qua đáy chậu, gọi là Toàn Huyền Nhai; ngọn cây không uốn quá đáy chậu, gọi là Bán Huyền Nhai. Giống cây thường trồng có Hắc Tùng, Tùng Năm Kim, La Hán Tùng, Địa Bách, Tước Mai, Hoàng Dương, Hổ Leo Núi, …

7/- Mô hình rễ lộ

Bộ rễ cây uốn éo lộ trên đất chậu, như móng chim ưng treo cao, hoặc như giao long cuộn khúc, đặc biệt kỳ lạ.  Hình thức này khi lật chậu, từng bước một, ta đem bộ rễ nâng lên mặt đất mà hình thành.  Giống thường dùng có Cây Đa, Phong Tam Giác, Tước Mai, Hoàng Dương, Lục Nguyệt Tuyết, …

8/- Rễ liền

Toàn cây nhiều thân cành rễ lớn, lộ trần là liền nhau, thân thì cao, thấp so le, đan xen có trật tự. Hình
thức này, phần nhiều chọn loại cây bộ rễ dễ nảy mầm bất định như cảnh tượng nhiều cây bộ rễ liền nhau ở núi đồi. Giống cây thường chọn, có Trà Phúc Kiến, Lục nguyệt Tuyết, Tước Mai, Hoàng Kinh, Táo Đỏ, Chò Đỏ…

9/- Mô hình rừng bụi

Trong một châu trồng nhiều cây một giống hoặc khác giống hợp trồng mà thành, cho nên còn gọi là
“mô hình hợp trồng”. Hình thức này có thể biểu hiện cảnh tượng dăm ba cây chụm thành bụi ngoài tự nhiên, hoặc bắt chước phong cảnh ở rừng thưa, rừng rậm… ở núi đồi. Cây có thẳng có cong, ngay, lệch, nhiều biến dạng. Giống cây thường trống có Kim Tiền Tùng, Thủy Sam, Cử, Phong Đỏ, Xương Rồng Tàu, Lục Nguyệt Tuyết, Trà Phúc Kiến v.v…

10/- Mỏ hình thân khô ( “Khô phong”)

Thân cây đã ở dạng cây khô, vỏ lốm đốm loang lổ, lộ chất gỗ có lỗ rỗng, rễ lộ như móng vuốt, dáng núi khô khốc, nhưng phần vỏ cây, thân cành vẫn còn sức sống, nảy cành xanh lá biếc, có ý cảnh “khô mộc phùng xuân” (cây khô gập xuân), có nét độc đáo, cũng có khi ta trông gốc cây già làm “khô phong” nảy ra cành lá mới như dạng cây nhỏ trên đỉnh núi, còn gọi là “thạch thượng thụ” (cây trên đá) rất thú vị vì nét hoang dã tự nhiên. Giống cây thường trồng có Hoàng Kinh, Du Tróc Vỏ, Kế Mộc, Cối Bách, Tử Vi, Tước Mai, Ngân Hạnh…

11/- Mô hình ôm đá:

Bộ rễ ôm trên đá, rồi theo kẽ đá, ăn sâu xuống đất, hoặc bắt rễ trong hang, hốc đá, như cây già sống tự nhiên trong kẽ đá vách núi, có cái thế “móng rồng bám đá”, đẹp như tranh, thân cây có nhiều hình thức như thân chếch, cong, thân thắng.. Chậu cảnh mọc kèm đá, lấy cây làm chủ, đá núi làm nền, có thứ kèm đá cạn và đá nước, trong chậu đựng đất, phối trí cây kèm đá cạn trong chậu nước, lại phối trí cây kèm đá nước, thông thường, chọn cây Du Tróc Vỏ, Phong Tam Giác, Chân Bách, Trà Phúc Kiến, Hắc Tùng…

12/- Mô hình cành rủ

Cành cây trải ra rủ xuống, như dáng liễu rủ. Thân cây chính theo cách này phần nhiều là thân chếch hoặc thân cong. Giống cây thường dùng có Nghinh Xuân, Liễu Đỏ, Kim Tước, Câu Kỷ, Tử Đằng, Mai cành rủ..

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon