Nguồn: THÁI BÁ DŨNG
Chuyến hành trình bắt đầu
Giới thiệu
Có một khu rưng (forest) Đỗ Quyên (azalea) cổ nằm trên đỉnh cao nhất tuyến biên giới Việt – Lào tại tỉnh Quảng Nam mới được tìm ra. Để đến được khu rừng này là một hành trình gian khổ.
Con đường vào rừng được vạch ra dự tính thời gian đi bộ khoảng 10 tiếng đồng hồ leo núi. Để chuyến đi suôn sẻ, ban lãnh đạo huyện Tây Giang phải chuẩn bị trước đó nửa tháng trời.
Cuộc điện thoại từ một người đi rừng
Giữa tháng 4-2019, đoàn nghiên cứu nhận được điện thoại từ ông Bh’ríu Liếc – một người đi rừng lão luyện tại huyện biên giới giáp Lào. Qua cuộc điện thoại, ông Liếc báo rằng cả đoàn công tác của huyện sẽ quay lại khu rừng Đỗ Quyên xác định tọa độ, đánh giá hiện trạng rừng Đỗ Quyên trong mùa và lập một số chòi gác cho các chuyến đi về sau trên các đỉnh cao.
Tâm trạng trước chuyến thám hiểm
Dù chưa biết chuyến hành trình khổ ải này sẽ mang tới điều gì, nhưng sự hấp dẫn kỳ thú của khu rừng Đỗ Quyên đã khiến đoàn chỉ muốn xách balo để lên đường ngay lập tức. Đoán trước sự háo hức đó, ông Liếc chỉ ngắn gọn vài câu, huyện đã cử nhiều người giỏi leo núi đi, nhưng chỉ có duy nhất một người tìm được cánh rừng ấy. Đây là chuyến đi này rất vất vả và nguy hiểm, mọi người nên cẩn thận.
Ở nước ta, hoa Đỗ Quyên mọc thành rừng có thể tìm thấy ở một số vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bạch Mã hay Vườn quốc gia Cúc Phương. Tuy nhiên, để mọc thành rừng trên một khu vực rộng hàng trăm hecta và thống trị trên đó thì quả thật chưa từng thấy.
Đó là một khu rừng hoa Đỗ Quyên rất đặc biệt. Cả đội ở Tây Giang bao lâu nay cũng chỉ nghe họ truyền tai nhau, đồn đại trong người dân địa phương về một khu rừng nằm đâu đó trên các đỉnh núi chứ không biết đích xác ở vị trí nào. Cho tới tận thời điểm này, Bí thư Huyện ủy Bh’ríu Liếc cô tình đọc được tài liệu của người Pháp ghi chép lại về cánh rừng ấy.
Sau khi chuẩn bị kĩ lưỡng, sáng 20-4 cả đoàn tập kết tại bìa rừng xã Tr’Hy để bắt đầu hành trình lên núi độ cao 2.000m và tiến vào rừng Đỗ Quyên nguyên thủy ấy. Hành trang cơ bản gồm thực phẩn và các vật dụng cơ bản và rượu trắng nguyên chất.
Chuyến hành trình bắt đâuf
Đoàn lên rừng hoa Đỗ Quyên gồm 15 thành viên, ngoài những người bản địa dẫn đường còn có hai phụ nữ, đều là cán bộ của Trung tâm cả. Trước khi chuyến đi, người phụ trách có lời cảnh báo: “Đường rất xa và dốc đứng, ai không muốn đi thì có thể quay lại”.
Với những tò mò về khu rừng kỳ vĩ ấy mới chỉ được nhìn qua chiếc điện thoại đã thúc giục những trái tim khao khát nên không một ai xin rút lui cả.
Biên giới Việt – Lào tại khu vực Tây Giang bạt ngàn những khu rưng nguyên sinh, có tuổi đời hàng ngàn năm, che kín một vùng rộng 92.000ha. Dù rừng hoa Đỗ Quyên nguyên thủy chỉ cách vị trí xuất phát khoảng 10km nhưng cho tới tận nay đây vẫn là một thử thách vì để lên được tới đó thì lòng tin thôi là không đủ.
8h sáng, ánh mặt trời xuyên qua những tán cây già xuống lớp mùn thực vật. Đoàn người vén cây, bước đi bên dải ánh sáng kỳ diệu ấy. Trên chặng đường không thể kể hết đã vượt được bao nhiêu con suối, đi qua bao nhiêu khúc cua luồn cúi dưới từng chùm rễ cây khổng lồ. Càng vào sâu vào trong rừng Tây Giang càng cảm thấy sự kỳ vĩ và ma mị.
Những khó khăn xuất hiện
Sự háo hức của cả đoàn không kéo dài được lâu. Mặc dù đi dưới tán rừng âm u mát lạnh nhưng cái nóng của mặt trời vẫn nhanh chóng làm mất nước trong cơ thể. Bắt đầu xuất hiện những tiếng loạt soạt vì trượt chân, những âm thanh thở dốc tăng dần.
Tiếng than về quãng đường vọng lên từ một thanh niên bước sau cùng. Thiết bị định vị trên tay cho thấy một chấm đỏ nơi đoàn đang đứng. “Đây mới chỉ những bước chân đầu tiên” – người phụ trách đoàn trả lời.
Đồng hồ điểm 12h trưa, sức nóng từ trên cao đổ ập xuống. Một thành viên nữ lảo đảo đã ngồi bệt cạnh vực, giơ cánh tay lên cầu cứu.
Thấy có dấu hiệu xấu, ông Coor Bưir – người bản địa dẫn đường – quyết định hạ trại cho đoàn nghỉ ngơi, tiếp nước. Với kinh nghiệm nhiều năm sống ở rừng, ông Bưir hiểu rằng rất nhiều người trong đoàn đang có dấu hiệu mất nước trầm trọng, cần nghỉ ngơi để hồi lại sức. Ông hiểu rằng, cả đoàn không quen với việc đi rừng, tư thế sai nên nhanh mất sức.
Quả là một nơi độc nhất vô nhị, với một cánh rừng chỉ có duy nhất một loài là Đỗ Quyên.
6h tối, mặt trời chuyển màu đỏ lựng bắt đầu khuất dần sau từng lớp cây cổ thụ. Đoàn người lúc này bắt đầu tiên bìa rừng Đỗ Quyên.
Trước mặt cả đoàn là những tầng hoa Đỗ Quyên đang khô trên tán lá, rụng đầy xuống đất. Đoàn có cảm giác mỗi bước chân đi vào, hoa rơi càng nhiều hơn. Các thành viên bắt đầu reo lên trong sung sướng.
Khám phá khu rừng Đỗ Quyên cổ
Cảm giác lạ kỳ
Những tia sáng ban mai làm bừng sáng lớp sương dày đặc. Cả đoàn thức giấc ngay trên cánh rừng Đỗ Quyên tím, là những cây cao trung bình nhưng chen nhau hướng hướng thẳng lên trời. Đỗ quyên ở độ cao này rất ít cành ngang, chúng có xu hướng vươn thẳng lên cao để hứng ánh sáng.
Nếu chỉ loanh quanh ở một khoảnh rừng thì khó có thể tưởng tượng ra sự đa dạng của cánh rừng này. Theo người dẫn đường ông Coor Bưir, Đỗ Quyên phân bố theo từng trảng và có hình thù khác nhau. Không ai biết rừng cây thẳng tuột như trúc, cao hàng chục thước, thẳng tắp lên trời mà chúng tôi đang mắc võng cũng chính là Đỗ Quyên
Cả đoàn lại nối gót nhau đi qua các mảng rừng khác. Mới ngày hôm trước, các thành viên còn vật vờ vì đoạn đường leo núi đầy khó khăn thì khi đi dưới rừng Đỗ Quyên, không còn ai phàn nàn thêm gì nữa. Ai cũng hăng hái tận dụng từng khoảnh khắc để nhìn ngắm và ghi lại hình ảnh tuyệt vời từ thế giới rừng hoang độc đáo trên độ cao 2.000m.
Ngày thứ hai
Tiếp tục trải qua một đêm lạnh thấu xương, ngày mới của cả đoàn bắt đầu bằng những âm thanh từ rừng già. Trên độ cao 2.000m, mỗi giây phút trôi qua đều là một khoảnh khắc diệu kỳ của ánh sáng, hoa và muông thú.
Đi một quãng, cảnh vật bỗng thay đổi chỉ trong vài bước chân. Thay vì là những cây cao thẳng tắp, bây giờ là những cành Đỗ Quyên phủ đầy rêu, uốn lượng trên đầu, sở dĩ có sự khác biệt này là bởi sự giao thoa giữa hai vùng khí hậu. Như ở mạn phía đông có điều kiện thời tiết ẩm ướt khiến cây Đỗ Quyên dính đầy rêu phong, thân cành ngoằn ngoèo, hình thù kỳ dị, còn phía tây tiếp giáp với Lào chịu sự khô hạn của gió Lào nên hình thành thân cây thẳng đứng.
Ý nghĩa của khu rừng
Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái học miền Nam, trong tổng số 450ha phân bố, có hai loài chính là loài lá rộng và loài lá kim. Điều hiếm gặp là hai loài này sống chung mà không có bóng dáng của một loài cây nào khác. Hoa Đỗ Quyên ở đây có đầy đủ các màu từ đỏ, trắng, trắng pha hồng hay tím.
Trong rừng có 435 gốc Đỗ Quyên hình thù kỳ lạ, hàng trăm năm tuổi được công nhận là cây di sản. Việc tìm hiện ra rừng Đỗ Quyên nguyên sinh được xem như là một sự kiện lớn tại huyện Tây Giang.
Các chuyên gia cùng các nhà sinh thái học cũng như các đoàn nhà khoa học được đến đây để trực tiếp chứng kiến khu rừng này. Người dân Cơ Tu địa phương thường gọi nới đây bằng cái tên “K’Lang”, có nghĩa rằng đỉnh núi Đỗ Quyên này cao lắm, đến nỗi chỉ có đôi cánh chim đại bàng (K’Lang) mới bay tới được.
Những cánh rừng Đỗ Quyên này có giá trị vô cùng lớn. Để tạo nên chúng, thiên nhiên phải mất tới hàng ngàn năm. Chuyến thám hiểm lần này là để khám phá, ghi chép lại hiện trạng rừng để phục vụ cho công việc lâu dài
Nghĩ đến tương lai cho khu rừng
Loài Đỗ Quyên phân bố rất rộng, có thể tìm thấy ở nhiều vùng núi cao trên thế giới. Tính trong Việt Nam, Đỗ Quyên tìm thấy ở vùng núi thuộc Sa Pa, Bạch Mã, Tam Đảo, Đà Lạt. Nhưng riêng quần thể hoa Đỗ Quyên (azalea) tại rừng núi huyện Tây Giang này thì chưa hề có thông tin công bố cụ thể. Đối chiếu với những thông tin được lưu trữ, rừng Đỗ Quyên Tây Giang còn thể ẩn chứa rất nhiều thông tin bất ngờ khác, chắc chắn có thể gây kinh ngạc, nên khu vực này rất cần được chú ý, bảo vệ để phục vụ cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu và công bố ra dư luận.