- Nguồn: [Ebook Việt Hoá] BONSAI and HOUSEPLANTS for Beginners – Anne Duval (Bonsai và Cây Cảnh trong nhà Houseplants cho người mới bắt đầu)
- Biên tập: Dũng Cá Xinh (Tháng 08/2021)
- Dịch: Huyền Nguyễn
English
Your Environment
Common Pests
ANTS:
SYMPTOMS
Treatment
Anthracnose
SYMPTOMS
TREATMENT
APHIDS
SYMPTOMS
TREATMENT
BORER
Symtoms
Treatment
MEALY BUGS
SYMPTOMS
Treatment
FUNGUS
SPECIES AND SYMPTOM
BLACK SPOT
LEAF SPOT
MILDEW
RUST
SCALE
SYMPTOMS
TREATMENT
SLUGS AND SNAILS
White GRUBS
TREATMENT
THRIPS
SYMPTOMS
TREATMENT
WHITEFLY
SYMPTOMS
TREATMENT
How To Grow Bonsai Trees Fast
Phase 1
Phase 2
Phase 3
Phase 4
Phase 5
Tiếng Việt
Cũng như nhiều loại cây khác, cây bonsai cần được bảo vệ trước những loài côn trùng gây hại, chích, hút và cắn phá cây. Chúng cũng cần được bảo vệ khỏi những loại nấm gây ra một số vấn đề quan sát được bằng mắt thường trên nhiều bộ phận của cây.
Tôi tin rằng biện pháp phòng trừ tốt nhất là đảm bảo sức khỏe cho cây trồng. Với cách này, bạn khuyến khích cây tự đối phó với các cuộc tấn công của sâu bệnh hại. Một cây khỏe mạnh là cây có đủ nước, được chăm bón hợp lý, không khí lưu thông tốt quanh tán lá và có bộ rễ khỏe mạnh phát triển trong môi trường thoát nước tốt.
Một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện tại là không tìm được vị trí phù hợp nhất để đặt cây. Lí do là các cửa hàng thường có bạt che hoặc để cây trong nhà. Từ đó, khách hàng cho rằng loại cây này phải được đặt trong nhà trong khi nó không phải là cây trồng trong nhà. Hãy hỏi ai đó (thường không phải là nhân viên cửa hàng) để biết chính xác thông tin về cây, liệu đó là cây trồng trong nhà hay ngoài trời.
Môi Trường Bạn Sống
Khi tôi đề cập đến môi trường, khu vực hoặc nơi bạn để cây. Rất ít nghệ nhân bonsai mà tôi biết để ý đến vấn đề vệ sinh và dọn dẹp không gian này. Đây là cách tiếp cận khác với các vườn ươm có đủ điều kiện để khử trùng hàng ngày.
Điều quan trọng cần làm là cân nhắc và tiến hành giảm mức độ lây nhiễm tiềm ẩn của các loại côn trùng, nấm và vi khuẩn. Một số liệu pháp thông thường được sử dụng để giải quyết vấn đề này lại không thể phân hủy sinh học và có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, gần đây tôi đã tìm thấy một loại thuốc dành riêng cho các vườn ươm thương mại và dùng trong lĩnh vực nông nghiệp được gọi là Spore kill. Spore kill là loại thuốc có thể sử dụng để khử trùng bề mặt, thùng chứa và thậm chí là phun trực tiếp lên cây trồng (pha loãng vừa đủ). Tôi thực sự khuyên bạn nên thêm Sporekill vào kho vũ khí của mình để ngăn chặn và loại bỏ các vấn đề phức tạp phát sinh trong không gian trồng cây bonsai của bạn.
Sâu Hại Thông Thường
Dưới đây là những loài sâu hại được các nghệ nhân bonsai quan tâm nhất, đây cũng là những loại mà bạn dễ bắt gặp nhất.
Kiến
Có thể coi sự xuất hiện của kiến trên cây bonsai là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng cây của bạn đang bị rệp. Lý do là bởi kiến và rệp cộng sinh với nhau, kiến sẽ hút dịch ngọt mà rệp tạo ra để phát triển, loại dịch này được gọi là “Honeydew”. Thông thường, bản thân kiến không phải là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu kiến xuất hiện trên cây với số lượng lớn, có thể chúng đã làm tổ trong chậu, trong trường hợp này, chúng ta nên tìm cách xử lý.
Triệu chứng
Như đã đề cập trước đó, bản thân kiến không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chúng thường mang theo trứng rệp và nấm, chẳng hạn như “nấm mốc đen”. Đôi khi chúng còn xây tổ trong các chậu bonsai và trong quá trình làm tổ, chúng sẽ đào bới làm ảnh hưởng đến trồng cây của bạn.
Cách phòng trừ
Nếu bạn tìm thấy tổ kiến, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tưới nước cho cây không đúng cách, nhưng cách này không phù hợp với một số loài ưa khô như thông. Trên thực tế, việc nhúng chậu cây vào bồn nước cũng không giải quyết được vấn đề vĩnh viễn. Bạn cần sử dụng một loại thuốc trừ sâu ngấm đất như Koinor để tránh những loài gây hại thông thường khác. Bạn cũng có thể đang sử dụng Kemprin hoặc Bungy.
Bệnh Thán thư (Anthracnose)
Trên thực tế, bệnh thán thư là một thuật ngữ thông dụng dùng để chỉ một số loại bệnh khác nhau trên thực vật, đặc biệt gây hại cho cây trồng và do nấm gây ra. Bệnh thán thư gây ra nấm, phát triển trên các bộ phận của cây và lây lan với tốc độ nhanh chóng, dễ dàng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao.
Bệnh thán thư có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện môi trường nào và trong giai đoạn lá mới đang phát triển. Một khi lá trưởng thành (trở nên chai sần), chúng sẽ khó bị nhiễm bệnh. Các chiến lược như ngắt bớt lá hay tưới nước từ trên ngọn xuống khi thời tiết ấm áp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây.
Các triệu chứng của bệnh thán thư rất dễ nhận biết khi bạn biết tìm đúng nơi. Tuy nhiên, theo tôi, hầu hết mọi người đều không xác định đúng và cho rằng các dấu hiệu ban đầu của bệnh thán thư là cháy lá và các vấn đề liên quan đến nấm khác, v.v. Có thể dễ dàng nhận thấy lá bị xoăn, biến dạng và có xu hướng bị cháy hoàn toàn hoặc một phần. Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể thấy các mảng màu nâu hoặc đốm lớn trên lá hay các mảng màu nâu xuất hiện trên hoa. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ những cây lá rụng mới bị ảnh hưởng, không phải các cây thường xanh hay cây lá kim. Do đó, không chỉ cây Phong có nguy cơ nhiễm bệnh cao mà các loại cây khác như cây Thủy lạp (Privets), cây Lựu (Pomegranate), cây Gai lửa (Firethorn), cây gỗ Sếu (Hackberry, Celtis), cây Mộc qua (Flowering quince) cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, cây Du (Elm) là cây ít bị nhiễm bệnh hơn.
Bệnh thán thư không phá hủy cây bonsai ngay, nhưng nếu tình trạng không được kiểm soát, cây sẽ yếu dần đi, dễ bị các loại nấm, sâu bệnh hoặc vi khuẩn khác tấn công. Hậu quả là, cây có thể sẽ chết một nhánh trước sau đó là lây lan sang cả cây. Tôi biết một số nghệ nhân bonsai giỏi cũng đã có cây bị chết cây do loại bệnh này.
Cách phòng trừ
Tôi khuyên chân thành là bạn nên điều trị tình trạng bệnh càng sớm càng tốt để bệnh không trở nặng và lây lan sang các cây khác lân cận. Cần tách các cây bị nhiễm bệnh ra trước khi bạn kiểm soát được vấn đề.
Phun các loại thuốc có chứa các hoạt chất chống bệnh thán thư như: mancozeb, chlorothalonil, propiconazole, methyl thiophanate và thuốc diệt nấm đồng (Copper fungicides). Phương pháp điều trị đều đặn là kết hợp Unizeb (chứa thành phần hoạt chất Mancozeb) với SK Eco Oil (một chất hoạt động bề mặt và diệt nấm nói chung). Tôi và một số người khác thấy kết quả tốt khi dùng Unizeb và Sporekill. Chronos cũng là loại thuốc được cấp phép sử dụng để ngừa bệnh thán thư vì nó có chứa prochloraz.
Rệp
Đây là một trong những loài gây hại phổ biến nhất trên cây bonsai. Rệp hút nhựa cây, nhưng chúng cũng có thể mang đến nhiều mầm bệnh. Thông thường, rệp có màu vàng, nhưng bạn cũng có thể thấy chúng có màu xám hoặc nâu. Thông thường, bạn sẽ thấy chúng trên các thân cây mới phát triển hoặc dưới mặt lá. Vì những loại sâu hại này có thể gây hại đáng kể cho cây bonsai trong một thời gian ngắn, vậy nên bạn nên để ý đến chúng khi tưới nước trong thời gian cây sinh trưởng.
Triệu chứng
Những chiếc lá và rễ kém tươi thường là dấu hiệu cho thấy rệp đã tấn công cây của bạn. Những phần mới phát triển của cây có dấu hiệu bị xoăn hoặc các dị tật khác. Rệp cũng tạo ra một chất lỏng có vị ngọt, gọi là “honeydew”. Dịch ngọt này thường được ong hút, vì vậy bạn cũng sẽ thấy hiện tượng kiến bò lên cây để hút dịch ngọt này. “Mốc muội đen” – một sản phẩm của chất dịch này, cũng phát triển rất nhanh.
Cách phòng trừ
Xịt nước vào phần nhiễm bệnh nếu mật độ quần thể rệp không quá đông. Bạn cũng có thể dựa vào thiên địch của rệp là bọ rùa và đặc biệt là ấu trùng của chúng, nhưng cây vẫn sẽ suy yếu do ảnh hưởng của loài gây hại này.
Sâu đục thân
Sâu đục thân bao gồm nhiều loài côn trùng khác nhau, chúng đẻ trứng trên hoặc dưới vỏ cây. Khi trứng nở, ấu trùng đang phát triển sẽ gặm cắn mô sống hoặc xơ của cây.
Triệu chứng
Khi ấu trùng đục thân đang trong giai đoạn trưởng thành, việc chúng gặm nhấm thân cây sẽ làm cây yếu dần đi, vì mô thực vật mà chúng tiêu thụ rất quan trọng đối với hoạt động sống bình thường của cây. Nếu không phát hiện được những tổn thương và không điều trị chúng kịp thời thì dù bạn có cố uốn cành hoặc thân thế nào nó vẫn sẽ bị gãy.
Nếu bạn không nhìn thấy dấu vết của côn trùng trưởng thành trên thân cây, gần như chắc chắn là bạn sẽ thấy các dấu hiệu cho thấy nó đã ở đó và trứng đã nở ví dụ như những lỗ nhỏ trên thân cây do ấu trùng đang lớn để lại. Các lỗ này có thể có nhiều hình dạng khác nhau, và bạn cũng có thể thấy một lớp mùn cưa nằm gần hoặc dưới gốc cây. Đó là dấu hiệu cho thấy có sâu đục thân ở đó.
Cách phòng trừ
Xử lý những cây gặp vấn đề về sâu đục thân quả là một thách thức lớn. Nếu bạn thấy sự xuất hiện của chúng trên cây, tốt nhất bạn nên tiêu hủy cây (bằng cách đốt cháy) vì những tổn thương bên trong sẽ không bao giờ hồi phục được. Do đó, việc bạn cố gắng loại bỏ sâu đục thân để chúng không làm hại những cây lân cận là việc làm không đáng.
Không giống như hầu hết các loài côn trùng gây hại khác, sâu đục thân sẽ dễ dàng tấn công hoặc phá hủy những cây bị suy yếu, nhất là những cây được cắt tỉa nhiều. Bịt kín những vết cắt này là điều rất quan trọng, vì nhờ những vết thương hở này mà sâu đục thân có thể xâm nhập dễ dàng vào trong thân cây.
Nhiều biện pháp điều trị hóa học có tác dụng đối với những cây bị nhiễm bệnh ít, nhưng nếu cây bị đục khoét nặng, cách xử lý này có thể có ít tác dụng hoặc vô tác dụng. Điều trị cây đúng cách bằng thuốc trừ sâu nội hấp như Koinor hoặc Plant Care. Nhưng nếu bạn lỡ để sâu cái đẻ trứng và để chúng hoạt động trong thân cây, bạn có thể tiêu diệt ấu trùng bằng cách liên tục chèn và rút một đoạn dây. Hoặc bạn có thể bơm Plant Care vào trong thân cây do loại thuốc này không chỉ có tác dụng bề mặt mà còn có tác dụng nội hấp.
Rệp sáp
Rệp sáp là loài côn trùng nhỏ có lông tơ màu trắng. Trên thực tế, lớp “bông gòn” màu trắng bao phủ toàn thân rệp sáp được chúng sử dụng để bảo vệ mình. Ngoại trừ rệp sáp Úc sống độc lập, rệp sáp thông thường sống theo cụm. (Tuy nhiên, có thể có nhiều rệp sáp Úc trên một cây) Rệp sáp thường được tìm thấy ở mặt dưới của cành hoặc trong các cụm lá. Cũng có những loại rệp sáp nằm ở rễ của cây bonsai. Khi thay bầu, bạn nên kiểm tra kĩ bộ rễ của cây.
Triệu chứng
Cây chậm lớn, còi cọc do rệp sáp hút nhựa cây. Lá có dấu hiệu rũ xuống, và nếu cây nhiễm bệnh nặng, lá sẽ chuyển sang màu vàng và chết. Rệp sáp cũng có thể tạo ra các loại nấm mốc đen.
Cách phòng trừ
Trong thời kỳ cây ngủ đông (mùa đông), Lime Sulfur là một phương thuốc tuyệt vời không chỉ đối với bọ vảy mà còn đối với nhiều loại sâu bệnh và nấm mốc khác. Koinor, Plant Care hoặc Seizer cũng là những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nấm
Hầu hết các loại nấm tồn tại dưới dạng mốc trắng và có thể tìm thấy trên lá. Một số khác có đốm màu cam hoặc nâu hoặc thậm chí là các vết phồng rộp nằm rải rác dưới mặt lá, những chiếc lá này sẽ cuộn tròn lại và cuối cùng rụng. Những loại nấm khác sẽ phá hoại rễ nếu có điều kiện thuận lợi, và chúng cũng có thể phá hủy cả lá. Sau đây là các loại nấm phổ biến và cách phân loại chúng.
Các loại nấm và triệu chứng
Nấm gây bệnh đốm đen
Nấm gây bệnh đốm đen là loại nấm phổ biến tấn công vào các tán lá và tồn tại dưới dạng các đốm hoặc mảng màu đen. Những lá bị nhiễm bệnh sẽ không phục hồi được và cần phải loại bỏ khỏi cây. Tưới nước cho cây bị nhiễm bệnh có thể khiến loại nấm này lây lan.
Nấm gây bệnh đốm lá
Bệnh đốm lá thường bị nhầm lẫn với bệnh đốm đen. Các triệu chứng nhiễm bệnh là các đốm trắng, đỏ, nâu hoặc xám xuất hiện trên lá, nhưng phần thân gỗ như cành và thân cây cũng có thể bị ảnh hưởng. Cần loại bỏ những phần bị nhiễm bệnh càng sớm càng tốt và nên áp dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp cho cây.
Nấm mốc
Nấm mốc là loại nấm sinh sống phổ biến trong điều kiện ẩm ướt liên tục, ít ánh sáng mặt trời và ở những nơi thông gió kém (do đó cây trồng trong nhà rất dễ mắc bệnh này). Trong trường hợp của nấm giả sương mai, ta có thể nhìn thấy sự phát triển của các “lông tơ” màu trắng hoặc một chất màu đen trong trường hợp của nấm mốc đen ở những khu vực bị ảnh hưởng của cây.
Nấm gây bệnh rỉ sắt
Đây là loại nấm xuất hiện dưới dạng các điểm nhỏ màu vàng, cam, đỏ hoặc nâu dưới các tán lá. Cuối cùng, những chiếc lá này sẽ cuộn lại, héo và rụng.
Cách thức điều trị bao gồm sử dụng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh, đây là chất diệt nấm được sử dụng nhiều và có hiệu quả lâu dài. Đây không chỉ là loại thuốc diệt nấm phổ rộng, nó còn ngăn chặn một số loại côn trùng phổ biến như rệp, bọ vảy và ve nhà xuyên suốt mùa đông. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng hỗn hợp này trong thời gian cây ngủ đông, hoặc khi tán lá bị phá hủy (đối với cây rụng lá). Sử dụng Orius hoặc Odeon làm thuốc trừ nấm phổ rộng. Orius là loại thuốc trừ sâu nội hấp, do đó sẽ giữ được hơn. Odeon là loại thuốc bề mặt, vì vậy thuốc sẽ không còn bám vào lá nữa nếu bị rửa trôi. Rose Protector là loại thuốc thay thế có thể sử dụng được quanh năm.
Bọ vảy
Bọ vảy có màu sắc phong phú, từ nhạt đến đỏ, xanh lá cây, nâu và đen. Khi còn nhỏ, chúng hoạt động khắp mọi nơi trên cây, nhưng sau đó chúng sẽ hút nhựa ở một nơi cố định. Đôi khi chúng xuất hiện dưới dạng các cục bước trên vỏ, rễ hoặc lá cây. Thông thường, chúng sẽ sống thành cụm, hiếm khi sống độc lập, nhưng chúng cũng có thể sống cách xa nhau. Chúng thường bám vào mặt dưới của cây nên đôi khi rất dễ bỏ sót. Trên những cây đã nhiễm bọ vảy, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của kiến và mốc bồ hóng.
Triệu chứng
Cành cây có dấu hiệu rũ xuống, đôi khi lá héo úa, chuyển sang màu xanh. Lúc này cây đang có dấu hiệu suy yếu.
Cách phòng trừ
Biện pháp duy nhất là loại bỏ số lượng nhỏ bọ vảy bằng tay cho đến khi chúng sinh sôi nảy nở. Bạn có thể thử sử dụng thuốc diệt côn trùng, nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả vì bọ vảy có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài. Xịt cồn hoặc cồn phẫu thuật khi có các đợt bùng phát nhỏ. Một số loại thuốc trừ sâu như Koinor và SK Eco Oil có thể tiêu diệt bọ vảy với các kích cỡ khác nhau. Loại thứ hai tốt và đỡ tốn kém hơn, bởi nó là loại dầu parafin có tác dụng bao phủ và làm bọ vảy ngạt thở. Hơn nữa, đây cũng là một chất diệt nấm và là chất hoạt động bề mặt nên có thể ứng dụng vào hầu hết các cách thức điều trị.
Sên lãi và ốc sên
Những loài này sống trong điều kiện ẩm ướt, vì vậy chúng lây lan rất rộng vào mùa mưa, nhưng chúng vẫn có thể xuất hiện quanh năm. Chúng có thể nhanh chóng gặm trụi một cây bonsai chỉ trong một đêm. Các loại lá Sếu và lá Sếu Trung Quốc rất dễ bị những loài này tấn công, nhưng lá của nhiều cây bonsai khác cũng hấp dẫn sên lãi và ốc sên không kém.
Có rất nhiều loại viên và hạt có nguồn gốc tự nhiên và hóa học bán sẵn trên thị trường. Bạn cũng có thể tự mình đi săn đêm với một ngọn đuốc và một xô nước nóng. Bắt những con ốc sên mà bạn nhìn thấy và tiêu diệt chúng bằng cách ném chúng vào xô.
Sùng đất
Hệ thống rễ của cây bonsai rất dễ bị các ấu trùng màu đen, bẩn thỉu và xấu xí của nhiều loài bọ cánh cứng xâm nhập, và thường thì dấu hiệu cho thấy cây bị tấn công chỉ rõ ràng khi ấu trùng đã nở! Tôi khá chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp những loại ấu trùng này, đó là những loại ấu trùng mà chim nhìn thấy còn không thèm ăn.
Nếu rễ bị sâu non ăn, bạn có thể nhận biết điều này thông qua việc quan sát lá, lá sẽ bắt đầu có dấu hiệu héo. Bằng chứng cho thấy lá bị sâu trưởng thành ăn là những vết rỗ xuất hiện trên lá khác với những dấu vết tròn trịa do ốc sên, sên lãi hoặc sâu bướm gây ra. Những vết gặm cắn như vậy sẽ sắc nét hơn và có dạng hình chữ U.
Cách phòng ngừa
Plant Care hiện là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tác dụng tiêu diệt những loài gây hại này với hiệu quả lâu dài. Một điều nữa là, từ kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán rằng ấu trùng này thích những khoảng đất giàu chất hữu cơ. Vì tôi không thấy chúng xuất hiện ở những vùng đất chủ yếu là Akadama, đá bọt Pumice hoặc LECA. Tôi thực sự khuyên bạn nên chuyển sang loại đất trồng mới để khắc phục hiệu quả hoặc giải quyết triệt để vấn đề này.
Bọ trĩ
Bọ trĩ là một trong những loài sâu hại khó tìm nhất vì chúng có kích thước nhỏ. Đáng buồn thay, thiệt hại mà chúng gây ra lại không hề nhỏ. Chúng ăn theo nhóm lớn và có thể bay lên không trung, khi bị quấy rầy, chúng sẽ bay lơ lửng. Những thiệt hại đầu tiên là chúng làm hỏng bề mặt lá và sau đó bắt đầu hút nhựa cây.
Triệu chứng
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những dấu vết rỗ màu bạc, nửa trong suốt sau khi cây bị bọ trĩ xâm nhập và hút hết nhựa. Đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy những đốm đen hoặc nâu.
Cách phòng ngừa
Tốt nhất nên sử dụng dung môi dạng xịt vào ban ngày vì đó là thời điểm bọ trĩ hoạt động mạnh nhất. Điều quan trọng nữa là phun cả mặt trên và mặt dưới của lá để phá vỡ quá trình lây nhiễm. Tôi thường hay áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn chúng gây hại. Dùng Koinor để ngăn chặn và theo dõi tránh để bọ trĩ xuất hiện. Có thể sử dụng Plant Care để mang đến hiệu quả nhanh hơn và có thể sử dụng liên tục trong vòng tối đa 4 tuần.
Ruồi trắng
Nếu cành cây bị ruồi trắng phá hoại, bạn sẽ thấy những con ruồi trắng nhỏ nằm rải rác trên các cành cây. Chúng tụ lại thành các cụm lớn, thường là ở mặt dưới của lá. Ruồi trắng sẽ hút nhựa cây vào cả mùa đông, đó là lí do người ta phun Lime sulphur vào mùa đông bởi đây là một biện pháp phòng ngừa tuyệt vời không chỉ đối với ruồi trắng mà còn đối với nhiều loài gây hại phổ biến khác. Theo kinh nghiệm của tôi, Ô liu và Ô liu giả (False olive) là những loại cây hay bị ruồi trắng phá hoại nhất.
Triệu chứng
Khi ruồi trắng hút nhựa cây, chúng sẽ tiết ra một loại dịch ngọt tên là “Honeydew”. Ngoài ra, dịch ngọt này có thể gây ra các bệnh liên quan đến nấm như nấm mốc đen. Những cây bị ruồi trắng phá hoại sẽ suy yếu dần. Khi cây nhiễm bệnh nặng, lá cây sẽ khô và chuyển sang màu vàng, cây còi cọc, kém phát triển. Nơi tìm thấy chúng nhiều nhất là ở mặt dưới của lá, gần gân lá, đó là nơi dồi dào nhựa cây nhất. Khi những con trưởng thành bỏ đi, chúng sẽ để lại một số dấu vết giống như trứng, chúng cũng đẻ trứng ở dưới mặt lá.
Cách phòng trừ
Kể từ khi biết đến Koinor và bắt đầu sử dụng nó trên Ô liu, tôi không còn gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến ruồi trắng nữa. Tuy nhiên, để sử dụng được Koinor thì cây của bạn phải khỏe mạnh để rễ cây hấp thụ các chất trước khi nó bị rửa trôi. Nếu cây vẫn tiếp tục bị phá hoại, bạn có thể sử dụng Plant Care vì nó có tác dụng tức thì và cũng có tác dụng bảo vệ cây trong nhiều tháng.
Làm thế nào để Bonsai phát triển nhanh
Có cây trong nhà, chẳng hạn như bonsai, có thể là một thú vui không tốn kém và thành công và thỏa mãn. Cây trồng trong nhà thường không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chúng còn có thể làm tăng thêm bầu không khí cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển nhanh, bạn có thể thực hiện một số bước cụ thể và các biện pháp chăm sóc sau để cây đâm chồi nhanh nhất có thể.
Giai đoạn 1
Đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp ít nhất bốn tiếng một ngày. Các nhà nghiên cứu tại bonsaigardener.org cho biết cây bonsai phát triển tốt nhất và khỏe mạnh nhất ở nhiệt độ ban ngày từ 15,5 độ C trở lên.
Giai đoạn 2
Tưới nước cho cây mỗi ngày đến khi đất đạt độ ẩm cao nhất. Cây bonsai phát triển nhanh chóng khi luôn được giữ ấm.
Giai đoạn 3
Bón phân cho cây ba tuần một lần trong mùa sinh trưởng, từ đầu mùa xuân đến cuối mùa thu. Tuân theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì; cẩn thận pha loãng phân bón dựa trên kích thước của chậu cây mà bạn đang sử dụng, nếu bón quá nhiều phân, cây sẽ bị cháy rễ.
Giai đoạn 4
Thay chậu cho cây hai năm một lần vào mùa hè, trước khi bắt đầu chu kỳ tăng trưởng của cây. Sử dụng cùng loại đất hoặc cùng loại chậu giống như trước đó để cây quen với môi trường. Trước khi trồng lại, tỉa ít nhất ⅓ số rễ để đảm bảo chúng không bị đè nén trong chậu và có khả năng hút chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào kích thước của rễ cũng như kích thước của chậu mà bạn có thể cắt tỉa nhiều hoặc ít rễ hơn.
Giai đoạn 5
Sau mỗi lần tưới, kiểm tra xem cây bonsai có các dấu hiệu nhiễm sâu bệnh hại hay không. Do nhu cầu tưới tiêu liên tục của cây trồng nên rất dễ thu hút côn trùng. Xử lý sâu bệnh hại bằng thuốc trừ sâu.