Đất sét nung Akadama trong Bonsai

Đất sét nut Akadama trong Bonsai
Đánh giá

Tuy nhiên đất sét chưa qua nung sẽ có một số nhược điểm:

  • Mau bị rã khi tưới nước, thông thường 1 năm là phải thay đất rồi.
  • Các chất khoáng lẫn trong viên đất chưa được nung thì cây sẽ khó hấp thụ.
  • Các mầm bệnh như trứng giun, các loại tuyến trùng còn nhiều và có khả năng phát triển gây bệnh tuyến trùng rễ.

Ngược lại, đất sét nung sẽ có ưu điểm:

  • Phân rã chậm, nếu nung đúng tiêu chuẩn để 5 năm vẫn còn nguyên hình dạng viên.
  • Tuy chậm nhưng vẫn phân rã. Điều này khiến cho đất nung tốt hơn gạch non đập vụn bởi chỗ phân rã sẽ tạo khoảng trống để rễ phát triển.
  • Nước tưới sẽ ngấm vào bên trong viên đất, sau đó lại từ từ bốc hơi ra cung cấp độ ẩm cho cây.
  • Nhẹ nên không đè lên rễ khiến rễ bị nghẹt, bưng bê chậu qua lại cũng tiện hơn.

Người ta phân làm 3 loại đất nung: nung non, nung vừa và nung già. Loại nung nào thì khi ngâm 15 phút, lấy tay bóp cũng rã. Điều khác nhau là: loại nung non thì rã mịn hơn loại nung cứng.

Sở dĩ người Nhật tạo đất sét có độ nung khác nhau là để ứng với các giai đoạn cây trồng khác nhau (Các bạn đừng lầm lẫn với hạt độ to nhỏ).

Khi cây con đang ở mức phát triển mạnh, người ta dùng đất nung non. Ý muốn là đất nung non sẽ dễ bở và trôi đi dần theo nước tưới. Nhờ hạt đất mòn bớt, chậu có chỗ cho rễ phát triển: rễ lớn và nhiều. Đó là lý do đôi khi thay đất sang chậu hơi trễ, lúc tháo bàu rễ ra khỏi chậu trồng, chúng ta có thể chả trông thấy tí đất nào còn sót trong chậu.

Ngược lại, những cây thành phẩm, rễ phát chậm và nhỏ, loại đất nung già sẽ thích hợp hơn. Vì 5-10 năm mới phải thay chậu, tỉa rễ 1 lần.

Lò nung đất sét kiểu đơn giản

Kiểu nung đất này rất đơn giản, rẻ tiền, hầu như chẳng mất tí chi phí nào. Nhược điểm là không kiểm soát được nhiệt độ lò nung và có nhiều khói. Ở thành phố mà bạn nào nung kiểu này lỡ cảnh sát phòng cháy chữa cháy kéo tới là mất bộn tiền với họ.

Đầu tiên là đập nhỏ đất sét nhẹ ra, sàng lọc lấy kích thước mong muốn rồi đem phơi khô (đất còn ướt sẽ lâu chín). Đừng dùng đất cát pha bởi chúng không có độ kết dính. Tỉ mỉ hơn, bạn có thể cắt nhỏ rơm rạ từng đoạn 1cm, trộn vào đất nhão, sau đó mới phơi khô và đập nhỏ thì đất sẽ xốp hơn.

Tiếp theo là quây lò, gọi là lò cho oai chứ thực ra là mấy viên gạch quây vào để đun trấu cho dễ thôi. Các bạn chú ý các viên lớp đầu tiên cách nhau 2 cm để không khí vào được trong lò. Ngoài ra, thêm viên gạch lỗ để đưa không khí vào giữa lò, nếu lò to thì tăng lên nhiều viên như thế.

Tiếp theo, nhóm lò bằng cách cho một cuộn rơm to vào trong lò, đốt cho rơm cháy mạnh rồi đổ trấu trùm kín lên, lúc này trong lò chỉ có khói bốc mạnh chứ không còn ngọn lửa là được, ta bắt đầu cho đất vào lò.

Khi rơm mồi đã cháy hết thì chỉ còn khói nhẹ và mùi thơm của trấu.

Cứ một lớp trấu lại một lớp đất, sau mỗi một thời gian trấu và đất sẽ sụt dần xuống, ta lại bổ xung thêm như trên hình cho đến hết.

Sau khoảng 8 tiếng thì lò tắt, ta đợi lò nguội rồi đem ra sàng lại những hạt có kích thước phù hợp.

Đem ngâm nước 3 ngày thấy không bị rã nữa. Đất khá nhẹ, bóp nhẹ tay thì không vỡ, bóp mạnh thì vỡ làm nhiều mảnh nhỏ. Độ cứng của đất nung khoảng tương đương với viên phấn viết bảng. Đất rất xốp, hút nước mạnh, chắc sẽ tan rã sau thời gian dài trồng cây. Cảm nhận ban đầu là đạt yêu cầu cho cây bonsai.

Lò nung đất sét kiểu hiện đại

Lò này có ưu điểm là kiểm soát được nhiệt độ và thời gian đun tốt hơn, tuy nhiên chế tạo khá phức tạp không phải ai cũng làm được.

Quá trình đun từ ban đầu tới lúc đạt 500 độ F khoảng 2h30′, sau đó tắt bếp và đậy nắp thông hơi lại để 4 tiếng thì lò nguội xuống 300 độ F, khi đó là lấy ra dùng được.

Ngăn thứ nhất của giá đỡ từ dưới đếm lên là ngăn không cho ngọn lửa hun trực tiếp vào đáy khay đất thứ nhất, ngăn này chỉ để vài lớp sắt vụn, và đồng thời nhờ nó mà sức nóng phân bổ đều ra xung quanh 4 vách của lò. Xung quanh vách lò và giá đỡ có khoảng cách 7cm, giữa khay đất trên và dưới cũng có khoảng cách 6cm giúp sức nóng phân phối đều. Để không bị mất nhiệt nhiều thì ống khói được chế có nắp đậy và điều chỉnh mở ít nhiều hoặc đóng kín, khi nung nắp phải mở để không khí vào thì lửa mới cháy được, nếu mở nắp nhiều thì bị mất nhiệt. Khi tắt lửa thì đậy nắp ống khói 100% dùng sức nóng sẵn có tự nó nung nó, đây là cách tiết kiệm nhiên liệu. Nung từ 0 đến 500 độ F thì lò nào cũng đạt được, không cần vật liệu cách nhiệt nhưng tốn nhiên liệu nhiều hơn, từ 500% F trở lên lò kém cách nhiệt sẽ không làm được. Thời gian nung từ 0 -500 % tùy thuộc vào hệ thống cách nhiệt, sức đốt, khối lượng vật bị đốt, độ ẩm ướt vật bị đốt, với lò này khi không có đất chỉ 15 phút đã đạt đến 500 độ F nhưng khi có đất vào phải mất 2h30′ dù đất rất khô. Điều rất thú vị khi làm thử mới biết, đó là không như ta suy luận sợ giữa tâm không hấp thụ được sức nóng mà không chín bằng những nơi khác, ngược lại trong giữa tâm lại chín hơn những nơi khác, bởi khi nhiệt độ đạt 500 độ F thì hơi nóng đã thấm toàn bộ trong đất mà giữa tâm được bao bọc nhiều hạt đất với nhiệt là 500 độ F. Cái này được Nhật áp dụng chế cái nồi hầm thịt, để nước để thịt vào nồi cấm điện khi vừa sôi tắt điện vài giờ sau tự động thịt mềm nhũn.

Nguồn lò nung akadama việt và lò nung akadama soil

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon