Chia sẻ kinh nghiệm: Đặt tên cho cây

Chia sẻ kinh nghiệm: Đặt tên cho cây

Nguồn: Gió Núi – Hội cây Lá kim Facebook

Chuyện chúng ta dự trù đặt tên riêng cho từng cây: chả hạn như Tiểu Long (Rồng nhỏ), Đại Hùng (Gấu bự !) gì đó … thì thong thả sau này cây đã kha khá lớn và có dáng vẻ nào đó để nhận được cái riêng do chủ nhân ban tặng thì cũng tốt thôi.

Có điều, ngay từ khi cây còn nhỏ (cỡ 2,3 tuổi trở lên) hoặc sưu tầm được gốc phôi mới đem về vườn thì chúng ta cũng liệu liệu cho mỗi cái cây một “số căn cước”. Nhờ vậy, việc quan sát sẽ thú vị hơn, đỡ xảy ra chuyện đánh đồng cả đám.

Nghe vậy có bạn sẽ bảo: gặp tui thì tui sẽ đánh số tụi nó cho lẹ, chứ đông đúc sau này lại nhiều cây nữa…

Đánh số là chuyện đương nhiên rồi.

Nhưng vấn đề là “hệ thống đánh số” của Bạn đặt ra như thế nào để đọc lên cái số đó là biết ngay đó là cây nào trong số mấy chục cây ngoài vườn.

Việc định danh số căn cước của từng cây như thế nào thì ngay bây giờ chúng ta nên tự đặt ra. Nếu đặt cho khéo, chúng ta có thể dùng suốt đời cho mọi loại cây chúng ta sở hữu sau này. Còn như khéo hơn nữa thì chỉ cần nhìn vào “số căn cước” (đeo ở “cổ cái cây”) là chúng ta đã biết được vài chuyện căn bản về “em nó”.

Mình tạm đề nghị một cách đánh số bằng 10 số mã như dưới đây.

Bốn số mã đầu tiên là tên cây. Bạn nên tự quyết định ghi tên tất cả các cây bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (để đọc cho dễ) hoặc tiếng La-tinh (tên khoa học). Mình thì thấy đặt tên tiếng Anh là dễ nhất. Lỡ sau này có dịp nói chuyện thì đỡ lầm lẫn (tên khoa học sẽ được ghi chú riêng trong hồ sơ).

Một hoặc 2 hoặc 3 số mã đầu là tên cây: thí dụ CE (Chinese Elm) là cây Du Tàu, JBP (Japanese Black Pine) là cây Thông đen Nhật bản, F (Ficus) là cây Si, Sanh (tùy chữ phía sau)…

Số mã thứ 4 của nhóm 1 sẽ là “chi thứ” của cây (tức là đặc tính hoặc tên gọi riêng của chủng loài cây). Thí dụ như JBP/C (chữ C là viết tắt của chữ Cork, chữ Cork bark, có nghĩa là vỏ sần xùi, vỏ xù). Hoặc nếu dùng tên tiếng Việt cho cây Linh Sam thì LS/TP: Linh sam Tân Phú.

Đó là nhóm thứ nhất.

Ở nhóm thứ 2 chúng ta sẽ có 4 số mã: XXYZ

Nhóm này sẽ là tháng và năm của cây khi gieo hạt hoặc lúc cây mới đào lên, hay mới mua về.

XX : là năm

Y: tháng (nên viết tắt tháng bằng tiếng Anh cho tiện. Bằng không thì ghi số 1 đến 9 cho tháng 1 đến tháng 9, tháng 10 là chữ A, tháng 11 là chữ B, tháng 12 là chữ C. Vậy nếu ghi 16B có nghĩa là cây này gieo hạt, hay mới đào về hoặc mới mua về vườn (tùy chữ Z) hồi tháng 11 năm 2016.

Còn chữ Z sẽ được viết là H (nếu gieo hạt), D (đào từ đâu đó về), P (phôi mua), T (ai đó tặng cho)….

Kết lại: nếu cộng nhóm 1 và nhóm 2 sẽ có thể thấy thế này:

JBP/C 16AH: nghĩa sẽ là cây Thông đen NB vỏ sần, gieo hạt hồi tháng 10 năm 2016.

Bạn thử dùng bút chì mềm ghi tên lên thẻ thử xem, biết đâu nó bền hơn bất cứ loại mực nào khác đấy.!.

Bạn còn nhớ cái “thẻ căn cước” trên cây Juniperus californica (cây Bách Cali) mà anh Uan Ha mua về chứ? Mặc dù đã qua tay nhiều chủ nhân nhưng cái thẻ được người đào cây gắn lên vẫn còn đến nay, để khi thành phẩm thì tấm thẻ góp phần đem lại giá trị tinh thần rất cao cho người sở hữu đúng không nào.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon