Cây cảnh lọc không khí: Giải pháp cho không gian sống trong lành

Cây cảnh lọc không khí - Giải pháp cho không gian sống trong lành

Cây cảnh không chỉ là một yếu tố trang trí mà còn đóng vai trò như một máy lọc không khí tự nhiên. Ngày nay, trong những ngôi nhà của chúng ta thường trồng rất nhiều cây cảnh để lọc không khí, nhưng ít ai biết cách thức mà chúng hoạt động và nên chọn những loại cây nào là hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đây hãy cùng CODAI.NET tìm hiểu những điều cần biết để chọn được cây cảnh lọc không khí tốt nhất cho ngôi nhà của bạn nhé.

Quá trình cây cảnh lọc không khí diễn ra như thế nào?

Cây cảnh tuy đẹp nhưng không chỉ đẹp như vẻ bề ngoài. Chúng còn có khả năng đặc biệt là quang hợp, diễn ra cả ngày lẫn đêm. Nhờ có quang hợp, cây cảnh có thể tự “bảo vệ” bản thân và góp phần thanh lọc không khí.

Quang hợp là gì? Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí Carbon Dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. Để bắt đầu quá trình quang hợp, một quá trình khác gọi là Stomata (quá trình thoát hơi nước) diễn ra.

Quá trình Stomata là gì? Stomata hay còn gọi là quá trình thoát hơi nước. Đây là quá trình khi cây hấp thụ Carbon Dioxide qua lá và rễ. Trong quá trình Stomata, cây cũng hấp thụ và trung hòa các khí khác gọi là Phytoremediation. Đây chính là bước trong quá trình quang hợp giúp loại bỏ các độc tố trong không khí.

Nghiên cứu của NASA về việc cây cảnh lọc không khí

NASA (viết tắt của National Aeronautics and Space Administration) là cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ, là tổ chức do chính phủ Hoa Kỳ thành lập, chịu trách nhiệm cho các hoạt động thám hiểm vũ trụ và nghiên cứu hàng không.

Có rất nhiều yếu tố hậu cần mà NASA đã phải vượt qua trong việc nỗ lực đưa con người vào không gian vũ trụ điển hình như việc cung cấp không khí sạch cho các phi hành gia trên quỹ đạo là thách thức lớn nhất.

NASA đã tiến hành thực hiện một trong số những nghiên cứu nổi tiếng nhất về khả năng lọc không khí của cây cảnh và sản xuất Oxy. Họ đã phát hiện ra rằng có một số loại cây thực sự hiệu quả trong việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ không khí. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mỗi loại cây sẽ có các cách riêng biệt để lọc không khí.

Một thực tế về việc sử dụng cây cảnh để lọc không khí là: để làm sạch hoàn toàn không khí trong nhà, bạn sẽ cần rất nhiều cây đến mức mà ngôi nhà sẽ đầy ắp cây xanh từ sàn đến trần. Cây cảnh sẽ thay thế cho máy lọc không khí,chúng sẽ thể giúp giữ các hạt mà máy lọc không khí bỏ sót hoặc những hạt từ bên ngoài vào nhà trước khi chúng được lọc qua máy lọc không khí. Cây cảnh như là một lớp bảo vệ thứ hai cho ngôi nhà của bạn.

Top 10 loại cây cảnh lọc không khí tốt nhất

Có phải bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp lọc không khí thân thiện với môi trường, hãy thử những loại cây cảnh lọc không khí dưới đây nhé! CODAI.NET đã lựa chọn top 10 loại cây cảnh đứng đầu trong việc loại bỏ độc tố khỏi không khí, giúp bạn và gia đình co thể tận hưởng bầu không khí trong lành mà không cần tốn nhiều chi phí.

Lục Thảo Trổ (Chlorophytum Comosum)

Vẻ đẹp của cây Lục Thảo Trổ
Vẻ đẹp của cây Lục Thảo Trổ

Lục Thảo Trổ còn được gọi là Cỏ Mẫu Tử hay Cỏ Điếu Lan, có tên khoa học là Chlorophytum Comosum. Đây là một loài cây cảnh phổ biến thuộc họ Măng tây (Asparagaceae Juss) và có nguồn gốc từ châu Phi.

Đặc điểm:

  • Lục Thảo Trổ là cây thân thảo, mọc thành bụi nhỏ, cao khoảng từ 40 cho đến 50 cm.
  • Lá cây dài, nhọn, có màu xanh bóng với sọc trắng dọc theo mép lá.
  • Hoa Lục Thảo Trổ nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm.
  • Cây có khả năng lọc khí, thanh lọc không khí hiệu quả.
  • Cây Lục Thảo Trổ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở và may mắn.
  • Cây thường được trồng trong nhà, văn phòng hoặc treo giỏ để trang trí.

Cây Dương Xỉ Boston (Boston Fern)

Vẻ đẹp của cây Dương Xỉ Boston
Vẻ đẹp của cây Dương Xỉ Boston

Cây Dương Xỉ Boston (tên khoa học là Nephrolepis exaltata) được biết đến với các tên khác như Boston Blue Bell Fern, Boston swordfern,… Đây là loài cây thuộc họ Nephrolepidaceae và là cây bản địa của nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực nhiệt đới.

Xu hướng trồng cây Dương Xỉ Boston ngày càng phổ biến không chỉ vì vẻ đẹp mà còn do khả năng thanh lọc không khí và tạo độ ẩm cho môi trường, mang đến cảm giác dịu nhẹ cho ngôi nhà. Nhờ các đặc tính này, cây Dương Xỉ Boston được cho là mang lại lợi ích sức khỏe cho những người bị khô da hoặc viêm họng.

Ngoài ra, chúng còn được dùng để trang trí nhà cửa và phòng ngủ. Các nghiên cứu của NASA về cây trồng trong nhà cho thấy cây Dương Xỉ Boston có khả năng loại bỏ Formaldehyde khỏi không khí và khẳng định rằng đây là loại cây có thể được đặt ở bất cứ đâu trong nhà để giảm các chất độc hại trong không khí.

Formaldehyde là gì? Formaldehyde là một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà, thường phát sinh từ các hoạt động như nấu nướng, hút thuốc, sử dụng mỹ phẩm và sơn.

Cây Lô Hội (Aloe Vera)

Vẻ đẹp của cây Lô Hội
Vẻ đẹp của cây Lô Hội

Nha Đam hay còn gọi Lô Hội với tên khoa học là Aloe vera L var. Đây là loài cây mọng nước có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới khô. Nha Đam được biết đến và sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á.

Nghiên cứu của NASA phát hiện rằng cây Lô Hội đặc biệt tốt trong việc loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ không khí. Ngoài ra, việc đặt cây Lô Hội trong nhà bếp hoặc phòng tắm có thể lọc các khí từ chất tẩy rửa.

Cây có các đặc tính nổi bật sau:

  • Làm dịu da, giảm kích ứng, mẩn đỏ, sưng tấy hiệu quả.
  • Cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mại, mịn màng.
  • Cây chứa nhiều chất chống Oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da.
  • Cây giúp tăng cường sức khỏe cho da, hỗ trợ tái tạo da, thúc đẩy quá trình lành da, giảm mụn trứng cá.

Cúc Mâm Xôi (Chrysanthemum)

Vẻ đẹp của Cúc Mâm Xôi
Vẻ đẹp của Cúc Mâm Xôi

Cúc Mâm Xôi hay còn gọi Đại Cúc, Hoàng Lan, Cúc Đại Đóa,… có tên khoa học là Chrysanthemum Morifolium. Đây là giống cây lai từ nhiều nhánh cúc tại Đông Á với thành phần chính là Cúc Vàng và được trồng ở Trung Quốc từ hơn 3000 năm.

Ít ai biết rằng Cúc Mâm Xôi được ví như “máy lọc không khí” tự nhiên trong phòng ngủ. Cây có khả năng loại bỏ các chất độc hại như Amoniac và Benzen, thường được tìm thấy trong nhựa, chất tẩy rửa và keo dán, giúp cải thiện chất lượng không khí, mang lại bầu không khí trong lành cho phòng ngủ.

Cây còn giúp thư giãn, giảm căng thẳng bởi sắc màu rực rỡ và hương thơm nhẹ nhàng. Cúc Mâm Xôi mang đến cảm giác thư thái, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ta, đây còn là loài cây dễ trồng, ít sâu bệnh, thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường, phù hợp với cả người mới bắt đầu chơi cây.

Với vẻ đẹp rực rỡ, khả năng lọc khí hiệu quả và mang lại cảm giác thư giãn, Cúc Mâm Xôi chính là lựa chọn lý tưởng để trang trí phòng ngủ, giúp bạn sở hữu không gian sống xanh – sạch – đẹp và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Cây Lan Ý (Peace Lily)

Vẻ đẹp của cây Lan Ý
Vẻ đẹp của cây Lan Ý

Cây Lan Ý hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng hay Huệ Hòa Bình. Cây có danh pháp khoa học là Spathiphyllum Wallisii và tên tiếng Anh là Peace Lily.  Lan Ý là loài cây phổ biến ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và cây rất ưa chuộng khí hậu nóng nên được trồng rất nhiều ở Việt Nam.

Không chỉ là cây có hoa đẹp mắt, cây Lan Ý còn giúp cải thiện chất lượng không khí. Chúng đặc biệt có lợi trong phòng ngủ vì chúng thải ra Oxy vào ban đêm và “bắt giữ” Benzen, AcetoneFormaldehyde. Những cây này có hoa màu trắng và được xác định là một trong những cây trồng trong nhà thanh lọc không khí hàng đầu để loại bỏ các hóa chất khắc nghiệt và thanh lọc không khí. Chúng hoạt động bằng cách hấp thụ “độc tố” trong không khí qua lá, xuống rễ và phân hủy chúng trong đất.

Cây Sanh (Weeping Fig)

Vẻ đẹp của cây Sanh
Vẻ đẹp của cây Sanh

Cây Sanh, còn được gọi là cây Si, có tên khoa học là Ficus benjamina và thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Tên tiếng Anh phổ biến của cây này là Weeping Fig, Benjamin Tree, hoặc Small-Leaved Rubber Plant. Người Trung Quốc thường gọi nó là Thùy Hiệp Dung.

Cây Sanh đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch không khí khỏi các “hóa chất” phổ biến có trong keo dán, sơn móng tay, chất kết dính và chất tẩy vết bẩn. Loài cây này có thể được trồng cả ngoài trời lẫn trong nhà, nhưng nó rất thu hút khi làm cây cảnh trong nhà với những chiếc lá dài và bóng.

Đặc điểm:

  • Sanh là một loài cây gỗ thường xanh, hiếm rụng lá, có thể cao tới 20 – 25 mét.
  • Thân cây có màu nâu xám, sần sùi, tạo nên vẻ đẹp cổ kính và uy nghi.
  • Cây có cành mảnh, nhẵn, mềm mại, với xu hướng rũ xuống tạo dáng vẻ thanh tao, buông rủ.
  • Kích thước lá tương đối nhỏ, dài khoảng 30 – 70 mm và rộng 20 – 45 mm.
  • Quả có hình cầu, đường kính khoảng 6 – 8 mm, khi chín có màu vàng da cam hoặc tím đỏ, mang vẻ đẹp độc đáo và thu hút.

Cây Huyết Giác (Dracaena)

Vẻ đẹp của cây Huyết Giác
Vẻ đẹp của cây Huyết Giác

Cây Huyết Giác, còn được biết đến với các tên gọi khác như Dứa Dại, Cau Rừng, Giáng Ông, cây Xó Nhà, Ỏi Càng (theo tiếng Tày) và Co Ỏi Khang (theo tiếng Thái), có danh pháp khoa học là Dracaena cambodiana, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây.

Cây Huyết Giác – Dracaena rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí, đặc biệt là trong những căn phòng mới được trang bị nội thất. Tuy nhiên, có thể mất một thời gian để những cây này phát triển vì Cây Huyết Giác có thể cao tới 8 feet, vì vậy hãy đảm bảo bạn đặt chúng trong một căn phòng có trần nhà cao.

Đặc điểm:

  • Cây cao từ 1 đến 1,5 mét tuy nhiên có thể phát triển cao tới 2 đến 3 mét nếu sống lâu năm.
  • Thân cây phân thành nhiều nhánh, với đường kính dao động từ 1,6 đến 2 cm ở cây nhỏ và 20 đến 25cm ở cây to.
  • Lá hình lưỡi kiếm, cứng cáp và mang màu xanh tươi. Khi rụng, lá sẽ để lại trên thân cây một vết sẹo đặc trưng.
  • Hoa thường mọc thành cụm 2 – 4 bông gần nhau, có kích thước nhỏ nhắn với đường kính chỉ 7 – 8mm và mang màu lục vàng nhạt.

Cây Lưỡi Hổ (Snake Plant)

Vẻ đẹp của cây Lưỡi Hổ
Vẻ đẹp của cây Lưỡi Hổ

Cây lưỡi hổ (danh pháp khoa học: Sansevieria trifasciata) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây, nổi tiếng với vẻ đẹp mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Cây có nguồn gốc từ Nigeria, châu Phi, nơi những chiếc lá cứng cáp của nó đã thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn.

Cây Lưỡi Hổ có thể loại bỏ nhiều loại chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm cả Carbon Dioxide. Khi cây sử dụng chất này để thoát hơi nước, khiến nó trở thành một trong những loại cây trồng trong nhà tốt nhất để lọc không khí.

Cây Thường Xuân (English Ivy)

Vẻ đẹp của cây Thường Xuân
Vẻ đẹp của cây Thường Xuân

Cây Thường Xuân hay còn gọi là cây Vạn Niên, có tên khoa học là Hedera helix. Đây là loài thực vật thuộc họ Cuồng (Araliaceae), chi Dây thường xuân (Hedera). Cây Thường Xuân là một loài cây leo, thường xanh và có nguồn gốc ở Châu Âu và Tây Á.

Cây Thường Xuân có đặc tính làm giảm sự ô nhiễm trong không khí. Ngoài ra cây còn tô điểm bởi tính độc đáo khi tạo dấu ấn riêng cho bên ngoài ngôi nhà bưởi những sợi dây leo dài gần như ôm lấy cả ngôi nhà của bạn.

Cây Quan Trúc Âm (Broadleaf Lady Palm)

Vẻ đẹp của cây Quan Trúc Âm
Vẻ đẹp của cây Quan Trúc Âm

Cây Quan Trúc Âm có tên khoa học là Rhapis exelsa, đây là một loài thực vật có hoa thuộc họ Cau (Arecaceae). Loài cây này được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, từ miền nam Nhật Bản và miền nam Trung Quốc về phía Nam tới Sumatra.

Nổi tiếng với vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng và khả năng thanh lọc không khí hiệu quả, Rhapis exelsa trở thành lựa chọn được ưa chuộng để tô điểm cho không gian sống. Cây có khả năng loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm trong không khí như Fomandehit, Xylen, ToluenAmoniac.

Ngoài ra, Quan Trúc Âm còn là một loại cây cảnh khá dễ tính, không đòi hỏi quá nhiều sự chăm sóc cầu kỳ. Cây có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng thấp, ít nước tưới và ít bị sâu bệnh. Do vậy, đây là lựa chọn lý tưởng cho những người bận rộn hoặc ít kinh nghiệm trồng cây.

Những lưu ý quan trọng khi mua cây cảnh lọc không khí

Cây cảnh có thể không nguy hiểm nhưng chúng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường nếu bạn không chọn đúng loại cây. Ngay cả những cây mà bạn chọn tại vườn ươm cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Dưới đây là những điều cần chú ý:

Không nên mua những cây cảnh lọc không khí có độc

Một số cây như cây Trường Xuân (Poison Ivy) không được khuyến khích trồng trong nhà bởi nó rất độc đối với người hoặc động vật mà nhiều người không biết. Cây Trúc Đào (Oleander) là một ví dụ về loại cây rất độc đối với người lớn, trẻ em và động vật. Bạn có thể đã nghe rằng cây Trạng Nguyên (Poinsettias) cũng độc nhẹ đối với chó và mèo. Đây chỉ là một vài ví dụ về các loại cây độc có thể gây ra vấn đề trong và xung quanh nhà bạn. Nếu bạn không chắc chắn, hãy luôn kiểm tra các thông tin trên mạng hay hỏi thẳng người bán xem cây có thể độc hại hay không.

Cây có gai và lá có gai

Có những cây có các đặc điểm gây ra mối đe dọa trực tiếp như gai nhọn, nhánh sắc,… Bạn sẽ không muốn đặt các cây Xương Rồng nhỏ trong nhà có trẻ em vì một trong số chúng chắc chắn sẽ bị gai đâm. Hãy cẩn thận xem xét toàn bộ cây để phát hiện các gai, nhánh sắc, lá gai và kim có thể gây hại.

Côn trùng xâm hại

Khi bạn kiểm tra cây để tìm các đặc điểm nguy hiểm, hãy chú ý đến côn trùng. Các loài côn trùng xâm hại rất thích đi theo hoặc ẩn mình trong cây cảnh. Một khi chúng vào trong nhà, chúng có thể bắt đầu sinh sôi. Trước khi bạn biết, bạn có một ổ dịch gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.

Những câu hỏi thường gặp về cây cảnh lọc không khí

Nếu các bạn vẫn chưa chắc chắn nên chọn loại cây nào, mua bao nhiêu và đặt chúng ở đâu? Hãy theo dõi các câu hỏi dưới đây mà CODAI.NET đã thu thập được để có thể hiểu rõ và biết thêm thông tin về cây lọc không khí.

Cần bao nhiêu cây cảnh lọc không khí trong một phòng?

Điều này phụ thuộc vào kích thước của phòng. Nếu nhà bạn có không gian rộng thì cần rất nhiều cây để có thể lọc được hết những bụi bẩn trong không khi. Cụ thể, có thể cần tới mười cây trên mỗi mét vuông!

Ngoài những cây trên thì có cây nào thải ta Oxy vào ban đêm?

Ngoài các cây trên nếu bạn yêu thích sự sang trọng, kiêu sa và tinh tế thì bạn có thể cân nhắc tới Lan Hồ Điệp (Orchids). Loài hoa này sở hữu sức hút đặc biệt, thu hút mọi ánh nhìn và tô điểm cho không gian thêm sang trọng, đẳng cấp. Ngoài ra nó tốt cho phòng ngủ do chúng thải ra Oxy vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

Kết luận

Cây cảnh không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, việc kết hợp giữa cây cảnh và các thiết bị lọc không khí hiện đại là điều cần thiết. CODAI.NET đã giúp các bạn đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất thông qua bài viết trên. Hãy chọn loại cây phù hợp và sắp xếp chúng hợp lý để tận hưởng một không gian sống trong lành và thoải mái hơn. Việc sử dụng cây cảnh để lọc không khí là một lựa chọn thông minh và bền vững.

0988110300
chat-active-icon