Bonsai vòng quanh thế giới: The North Carolina Arboretum Bonsai Exhibition Garden

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (06/08/2021)

Trong chương trình Bonsai Vòng Quanh Thế Giới (Bonsai Around the World) lần này, chúng tôi đã trở lại Hoa Kỳ tại North Carolina Arboretum (Vườn ươm Bắc Carolina). Chúng tôi đã nói chuyện với Giám tuyển Arthur Joura, người đã tự mình trồng bộ sưu tập Bonsai “Kiểu Mỹ” (“Americana-style”) tại vườn ươm trong vài thập kỷ qua mặc dù không có kinh nghiệm trồng Bonsai trước đó.

Quang cảnh Vườn Triển lãm Bonsai ở Vườn ươm Bắc Carolina (Bonsai Exhibition Garden in the North Carolina Arboretum). Tất cả ảnh do A. Joura / NC Arboretum cung cấp.
Quang cảnh Vườn Triển lãm Bonsai ở Vườn ươm Bắc Carolina (Bonsai Exhibition Garden in the North Carolina Arboretum). Tất cả ảnh do A. Joura / NC Arboretum cung cấp.

Năm 1992, Joura là một nhân viên tiện ích tại vườn ươm – khi đó chỉ là một tòa nhà trống và không có vườn. Anh được giao chăm sóc khoảng 100 cây Bonsai mà vườn ươm đã nhận được từ một phụ nữ ở trung tâm Bắc Carolina. Joura cho biết người phụ nữ đã bị bệnh nan y và do đó không thể chăm sóc được cây cối của mình. Nhiều cây đã chết hoặc không thể cứu vãn trước khi vườn ươm nhận được sự hiến tặng của bà. 

Ông nói: “Tất cả các cây Bonsai đều có hình dáng không được đẹp, rất nhiều trong số chúng còn có sâu bọ và bệnh tật, vì vậy, lúc đó chúng tôi đã lúng túng thực sự khi bắt đầu.”

Joura ban đầu không chịu được việc chăm sóc cây cối, một nhiệm vụ mà anh không nghĩ là sẽ thú vị. Nhưng anh ấy chia sẻ rằng anh ấy đã “được khuyến khích mạnh mẽ” để nhận công việc này như một cơ hội nghề nghiệp tiềm năng. Joura trước đây không có kiến ​​thức về Bonsai hay quan tâm đến nghệ thuật này, nhưng anh ấy nói rằng cuộc sống của mình đã thay đổi sau khi chịu trách nhiệm đối với khoản quyên góp ban đầu.

“Đó là một trong những điều mà tôi không bao giờ có thể đoán được hoặc sắp xếp trước – nó xảy ra, và tôi đã ở đúng nơi vào đúng thời điểm,” anh nói.

Joura cuối cùng đã theo học tại National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Bonsai & Hòn non bộ Quốc gia) – nơi anh đã hình thành một tình bạn thân thiết với cựu Giám đốc Vườn ươm, Tiến sĩ John Creech. Sau đó anh tích luỹ kinh nghiệm tại Nippon Bonsai Association (Hiệp hội Bonsai Nippon) và được đào tạo tại Bang New York dưới sự chỉ đạo của bậc thầy Yuji Yoshimura. Joura cho biết bonsai đã kết hợp hoàn hảo hai chủ đề chính trong cuộc đời ông: nền tảng giáo dục về mỹ thuật và sở thích cá nhân của ông đối với thực vật, nghề làm vườn và thiên nhiên nói chung.

“Bonsai thực sự là một loại hình nghệ thuật thị giác, một cách để tôi thể hiện cá nhân thông qua sự sáng tạo, làm việc với thực vật như một phương tiện sống,” anh nói. “Đối với tôi, Bonsai không cần đạo cụ của các nền văn hóa nước ngoài để làm cho nó tốt hơn. Nó đủ tốt giống như một điều gì đó mọi người có thể làm với các loại cây cho phép họ tự do thể hiện sáng tạo cá nhân.”

Arthur Joura, người phụ trách cây cảnh tại Vườn ươm Bắc Carolina.
Arthur Joura, người phụ trách cây cảnh tại Vườn ươm Bắc Carolina.

Một nhân viên tạm thời tưới nước cho vườn cây cảnh của North Carolina Arboretum (Vườn ươm Bắc Carolina) vào cuối tuần và trong mùa trồng trọt. Ba tình nguyện viên chủ yếu làm việc trong khu vực bảo trì, nhưng Joura là người duy nhất làm việc về tạo dáng Bonsai. Anh ấy lấy ý tưởng từ những cây mà anh nhìn thấy khi đi bộ quanh thị trấn của mình hoặc khi đi bộ trong những ngọn núi và rừng cây gần nhà.

“Đôi khi tôi đang lái xe trên đường, tôi dừng lại và cầm máy ảnh của mình và nói: Tôi thích cái cây ở điểm gì, tại sao nó khiến tôi muốn ngắm nhìn đến vậy?”Joura nói. “Tôi cố gắng phân tích cây trong mắt của mình để hiểu làm thế nào mà nó mọc được ra theo cách đó và đó là những gì liê quan đến công việc của tôi tại vườn ươm – nghiên cứu về cây, cả về mặt trực quan và sinh học, cách chúng hoạt động và hình dạng của chúng.”

Những cây trong vườn triển lãm là những cây non mà Joura đã tự trồng, Bonsai được thu thập từ những vùng hoang dã gần đó và một số cây là của một vài người tặng sau khi đã tạo dáng trong 30 năm. Phần lớn Bonsai có tuổi đời dưới 50 năm, nhưng Joura cho biết thiết kế của Bonsai nên quan trọng hơn tuổi tác hoặc giá trị tiền tệ của chúng.

“Những cái cây của chúng tôi nói lên tâm hồn con người, cảm nhận về thơ ca và sự trân trọng của thế giới sống động xung quanh họ,” anh nói. “Đó là những gì khiến chúng tôi ngả mũ. Tôi ước nhiều người sẽ nhìn nhận theo cách này.”

Một cuộc trưng bày tám cây cảnh tại Bonsai Exhibition Garden. (Vườn Triển lãm Bonsai.)
Một cuộc trưng bày tám cây cảnh tại Bonsai Exhibition Garden. (Vườn Triển lãm Bonsai.)

Khoảng 40 cây Bonsai được trưng bày tại một thời điểm trong vườn. Joura cho biết Asheville, thành phố nơi có vườn ươm, không phải là một điểm nổi tiếng về Bonsai, vì vậy anh ấy không có bất kỳ nhân vật có thẩm quyền về Bonsai nào để phát triển khu vườn. Thay vào đó, anh đã dẫn đầu một nhóm khoảng 10 người tự thiết kế và gây quỹ cho khu vườn trong suốt khoảng bảy năm. Joura cho biết khu vườn được xây dựng hoàn toàn dựa trên kinh phí quyên góp, đó là dấu hiệu cuối cùng của sự hỗ trợ từ cộng đồng của họ.

Khu vườn được thiết kế với mục đích tạo ra một ngôi nhà cho các loài thực vật được trưng bày tiếp cận với nước và các tiện nghi khác cần thiết cho việc làm vườn nhưng cũng tạo ra một môi trường có thể đưa du khách đến thăm thú. 

“Ban đầu tất cả các cây đều nhỏ và non nhưng 15 năm sau, nó thực sự phát triển và trưởng thành” Joura nói. “Toàn bộ khu vườn là một tác phẩm thiền định.”

Khu vườn triển lãm bao gồm nhiều loại cây bản địa và các loài cây cảnh điển hình, như cây thông trắng hoặc đen của Nhật Bản và cây bạch quả (Japanese white, Black pinesGingko trees), nhưng Joura cho biết bộ sưu tập này đại diện cho Bonsai của Mỹ. Joura khẳng định rằng khu vườn Bonsai mang đến một trải nghiệm không thể so sánh được với bất kỳ cơ sở Bonsai nào khác, những nơi có thể chứa những cây lớn hơn hoặc già hơn hoặc những cây Bonsai được đào tạo hoặc thiết kế bởi các nghệ nhân Bonsai nổi tiếng.

“Mục đích của chúng tôi là đại diện cho địa điểm và thời gian của chính chúng tôi ngay bây giờ ở phía tây Bắc Carolina chứ không phải bất kỳ nơi nào khác,” anh nói. “Chúng tôi không có ý định cố gắng kết nối với bất kỳ nền văn hóa nào khác ngoài nền văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi không muốn trở thành bất cứ điều gì khác ngoài những gì chúng tôi đang có và chúng tôi không cố gắng giả vờ là một thứ mà không phải là chúng tôi.”

Hai khay hiển thị phong cảnh - Trái: “Aunt Martha’s Magic Garden” (“Vườn phép thuật của Dì Martha”) và phải: “Mount Mitchell” (“Núi Mitchell”)
Hai khay hiển thị phong cảnh – Trái: “Aunt Martha’s Magic Garden” (“Vườn phép thuật của Dì Martha”) và phải: “Mount Mitchell” (“Núi Mitchell”)

Joura cho biết điểm thu hút phổ biến nhất trong bộ sưu tập cây cảnh của vườn ươm là các tác phẩm cảnh quan dạng khay (tray landscape), mà anh bắt đầu khai thác hiệu quả tối đa từ những cây còn quá non để đứng một mình. Một số tác phẩm đại diện cho các địa điểm Bắc Carolina trong khi một số chỉ đơn giản là các biểu thức Nam Appalachian chung chung.

“Những cái cây trong cảnh quan không đủ già hoặc không có đủ sự hiện diện đặc điểm để được trưng bày như một cây Bonsai riêng lẻ và bằng cách kết hợp chúng với nhau cùng đá, lớp phủ bề mặt và những thứ khác, chúng tôi có thể tạo ra một khung cảnh và hình ảnh thú vị hơn.” Joura nói.

Ông cho biết du khách có xu hướng thấy cảnh quan hấp dẫn bởi vì họ hiểu trực giác cách tương tác với các mảnh ghép, đặt mình vào khung cảnh.

“Ý tưởng là bạn thu mình lại và đặt mình vào bức tranh đó, nhưng đối với nhiều người, điều đó thật khó khăn khi thông tin duy nhất mà họ nhận được chỉ là một cái cây,” Joura nói. “Nhưng hãy cung cấp cho chúng một nhóm cây, một số bụi cây, đá và những thứ như vậy để tạo ra một môi trường mà không mất quá nhiều sức tưởng tượng.”

Ông cho biết việc nghe nhận xét của du khách về cảnh quan và cây cối hàng ngày sẽ khiến họ hài lòng hơn là chỉ nghe mọi người thắc mắc về việc một cây Bonsai nào đó bao nhiêu tuổi hoặc giá một món trưng bày có thể là bao nhiêu.

“Nếu ai đó hỏi những câu hỏi đó, họ sẽ bị chặn bởi định kiến ​​của họ về điều gì là quan trọng,” Joura nói. “Nhưng những người vào đó và nói “Tác phẩm đó làm tôi nhớ đến nơi mà chúng tôi đã thấy ở California’ – điều đó thật tuyệt – họ đang hoàn thành cảnh quay, lấy những gì chúng tôi đang trình bày và thêm kinh nghiệm của riêng họ và điều đó làm cho nó trở nên cá nhân hoá đối với họ.”

Bên trái: Eastern Redcedar (Cây Tuyết Tùng Đỏ Miền Đông, Juniperus virginiana), Bên phải: Red Maple (Cây Phong Đỏ)
Bên trái: Eastern Redcedar (Cây Tuyết Tùng Đỏ Miền Đông, Juniperus virginiana), Bên phải: Red Maple (Cây Phong Đỏ)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon