Bonsai vòng quanh thế giới: Jardin Botanique de Montréal (Montreal Botanical Garden, Vườn thực vật Montreal)

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (06/08/2021)

Trong series Bonsai Around the World (Bonsai Vòng Quanh Thế Giới), hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một khu vườn chỉ cách chúng ta một bước nhảy lên phía Bắc: Một khu vườn tại Canada!

"Khu vườn không cỏ dại" (”Garden of weedlessness”) - nhà kính Penjing tại Vườn bách thảo Montreal - Ghi nhận cho Matthiew Quinn
“Khu vườn không cỏ dại” (”Garden of weedlessness”) – nhà kính Penjing tại Vườn bách thảo Montreal – Ảnh: Matthiew Quinn

Vườn Thực Vật Montreal (The Montreal Botanical Garden), hay Jardin Botanique de Montréal, là nơi có khoảng 350 cây Bonsai và Penjing (Bồn cảnh, Non Bộ) đến từ Bắc Mỹ, Nhật Bản, miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, Việt Nam hoặc các khu vực nhiệt đới tương tự. Khoảng 120 cây sẽ được trưng bày tại một thời điểm, trong khi những cây khác được chăm sóc trong khu vực dịch vụ hoặc nhà kính, tùy thuộc vào mùa.

Các bộ sưu tập bắt đầu chỉ với những cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào năm 1980, khu vườn đã tham gia vào một cuộc triển lãm hoa mang tên Floralies, và sau khi buổi biểu diễn kết thúc, các nhà cung cấp Nhật Bản, Trung Quốc đã tặng những cây mà họ không thể bán được cho vườn thực vật. Tiến sĩ Yee-sun Wu, một nhà sưu tập hòn non bộ nổi tiếng, cũng tặng cho các khu vườn các tác phẩm hòn non bộ của mình với quy định rằng họ phải xây dựng các khu vực hòn non bộ chuyên dụng.

Một nhà kính nhanh chóng được chuyển đổi để làm nơi đặt hòn non bộ, sau đó là một khu vườn Nhật Bản vào năm 1989 để chứa những cây do Hiệp hội Bonsai Nippon (Nippon Bonsai Association) tặng. Các khu vườn cuối cùng đã tích lũy được rất nhiều cây Bonsai cũng như các hòn non bộ. Nhiều đến nỗi cựu giám tuyển David Easterbrook và những người quản lý khác đã quyết định bắt đầu thuê hai người phụ trách để giám sát các bộ sưu tập khác nhau.

Một người phụ trách hiện tại, Eric Auger, lần đầu tiên tham gia vào Vườn Thực Vật Montreal làm việc dưới sự điều hành của Easterbrook, người mà ông đã gặp tại một xưởng cây cảnh.

Giám tuyển Eric Auger đang làm việc cùng một cây Bonsai. Ảnh: Roger Aziz
Giám tuyển Eric Auger đang làm việc cùng một cây Bonsai. Ảnh: Roger Aziz

“Một ngày, anh ấy nói với tôi, bạn có đôi tay tốt và con mắt tinh tường, có lẽ bạn có thể tiếp quản khi tôi nghỉ hưu” Auger nói. “Tôi đã học nghề làm vườn ở Canada và Bonsai ở Nhật Bản, khi trở về tôi đã nhận được công việc này.”

Anh ý trở thành giám tuyển vào năm 2011 để giám sát các bộ sưu tập Nhật Bản, Bắc Mỹ và cây nhiệt đới. Một số tác phẩm nổi tiếng mà Auger chăm sóc là Cụm cây phong cách rừng (forest planting) của Saburo Kato, một cây bách xù (Juniper) của Kenichi Oguchi, một vài cây cảnh của Nick Lenz và một cây của Ryan Neil.

Bộ sưu tập ở Bắc Mỹ được trưng bày trong The Frederic Back Tree Pavilion, một trung tâm giáo dục mở cửa vào năm 1996 để chia sẻ với du khách về các khía cạnh khác nhau của việc chăm sóc cây, tầm quan trọng của hệ sinh thái và vai trò quan trọng của cây xanh đối với đời sống con người.

Bên trái: Cây Juniperus chinensis var. Sargentii thuộc bộ sưu tập Nhật Bản, được quyên tặng bởi Kenichi Oguchi (Japan); Bên phải: Một cây Serissa japonica, bộ sưu tập Penjing, được quyên tặng bởi Lui Shu Ying (Hong Kong). Ảnh: Roger Aziz
Bên trái: Cây Juniperus chinensis var. Sargentii thuộc bộ sưu tập Nhật Bản, được quyên tặng bởi Kenichi Oguchi (Japan); Bên phải: Một cây Serissa japonica (Lục Nguyệt Tuyết), bộ sưu tập Penjing, được quyên tặng bởi Lui Shu Ying (Hong Kong). Ảnh: Roger Aziz

Bộ sưu tập Việt Nam tạo thành bộ sưu tập cây nhiệt đới cốt lõi của khu vườn. Một món quà hào phóng là những cây Bonsai nhiệt đới lớn vào những năm 1990 và những khoản quyên góp khác đã tạo nên bộ sưu tập như ngày nay. Cây được trưng bày mỗi năm một lần tại sảnh vào chính của khu vườn.

Phần yêu thích của Auger trong công việc là phần kỹ thuật, như đi dây và tạo dáng cây trong mùa đông, khi tất cả các cây cảnh ở trong cùng một nhà kính. Vào mùa hè, cây cảnh và hòn non bộ được trải dài khắp các vườn bách thảo.

Anh ý nói thêm rằng mục tiêu của bộ sưu tập Bắc Mỹ là chỉ lưu giữ các loài bản địa, bất kể nghệ sĩ sáng tạo đến từ đâu.

Anh nói: “Hiện tại, chúng tôi có khoảng 70% các loài bản địa, nhưng chúng tôi sẽ sớm đạt 100%.“ Tất cả các bộ sưu tập của chúng tôi đều là quyên góp, vì vậy việc này phụ thuộc vào điều đó, giống như nhiều bảo tàng cây cảnh khác”.

Giám tuyển Matthiew Quinn quan tâm đến hai bộ sưu tập của Trung Quốc. Quinn lần đầu tiên được làm quen với Bonsai theo cách mà nhiều người trải qua: xem phim Karate Kid (Cậu Bé Karate). Nhiều năm sau, anh đọc cuốn sách của Michael Hagedorn về Bonsai, mua một cây thuộc chi Sung (Ficus) và tham gia một lớp học ở Montreal để khơi dậy niềm yêu thích của mình với loại hình nghệ thuật này.

Matthiew Quinn đang làm việc trên một cây Penjing. Ảnh: Roger Aziz
Matthiew Quinn đang làm việc trên một cây Penjing. Ảnh: Roger Aziz

Cuối cùng, Quinn đã thể hiện kỹ năng trồng cây cảnh của mình với Easterbrook, người muốn anh chứng minh rằng anh thực sự  nghiêm túc với Bonsai và cuối cùng có thể tiếp quản các bộ sưu tập Trung Quốc của khu vườn. Vì vậy, anh ấy đã trở lại trường học, bắt đầu làm việc bán thời gian cho các bộ sưu tập ở Montreal và nghiên cứu về Bonsai và Non bộ ở Trung Quốc trước khi nhận một vị trí giám tuyển.

Một khía cạnh độc đáo của các bộ sưu tập Trung Quốc là Quinn cố gắng duy trì phong cách Lĩnh Nam (Lingnan) đích thực của hòn non bộ Trung Quốc.

“Những người chỉ thử quay clip và phát triển kỹ thuật trên hòn non bộ của họ đang thiếu rất nhiều điểm để làm cho nó thực sự chân thực,” anh nói.

Bộ sưu tập Bắc Mỹ (North American Collection) tại The Montreal Botanical Garden. Ảnh: Eric Auger
Bộ sưu tập Bắc Mỹ (North American Collection) tại The Montreal Botanical Garden. Ảnh: Eric Auger.
  • Tìm hiểu thêm về Vườn bách thảo Montreal tại đây: https://m.espacepourlavie.ca/en/botanical-garden-collections/bonsai-and-penjing 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon