Bậc thầy Bonsai: Harry Hirao

Bậc thầy Bonsai: Harry Hirao
  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (06/08/2021)

Trong series Bậc thầy Bonsai lần này, chúng tôi xin phép giới thiệu lịch sử của tinh thần yêu thương và tài năng bẩm sinh mà Harry Hirao đã chia sẻ với thế giới.

Năm 2009, Harry Hirao chụp ảnh bên cạnh món quà ông quyên tặng cho National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia) vào năm 2004, một cây Bách Xù California (Juniperus californica, California juniper) mà ông đã sưu tập vào năm 1960. Ảnh: U.S. National Arboretum (Vườn ươm Quốc gia Hoa Kỳ.)
Năm 2009, Harry Hirao chụp ảnh bên cạnh món quà ông quyên tặng cho National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia) vào năm 2004, một cây Bách Xù California (Juniperus californica, California juniper) mà ông đã sưu tập vào năm 1960. Ảnh: U.S. National Arboretum (Vườn ươm Quốc gia Hoa Kỳ.)

Hirao là đồng sáng lập Kofu Bonsai Kai, một trong những câu lạc bộ Bonsai lớn nhất của Hoa Kỳ, và đã tham gia vào nhiều hội đồng Bonsai trên khắp đất nước, bao gồm cả National Bonsai Foundation. Nhưng niềm yêu thích và khả năng lãnh đạo của ông đối với Bonsai không phát huy hết tác dụng cho đến những năm trung niên.

Mặc dù sinh năm 1917 tại Colorado, Hirao tạm thời chuyển đến Nhật Bản năm 8 tuổi để được giáo dục và làm việc trong trang trại của gia đình. Nhưng ông đã trở lại Hoa Kỳ năm 16 tuổi, kết bạn với bậc thầy bonsai trẻ tuổi John Naka, người cùng anh phiêu lưu qua dãy núi Rocky để câu cá hồi.

Vào thời điểm đó, Hirao và Naka quá tập trung vào việc câu cá, họ không nhận ra rằng họ đang yêu những viên đá quý xung quanh và những nếp gấp uốn lượn độc đáo trên cây hoang dã.

Hirao nhanh chóng gặp vợ mình là Chiyo (còn được gọi là Alyce), và họ kết hôn vào năm 1941. Mười năm sau, gia đình họ chuyển đến Huntington Beach, California, nơi Hirao bắt đầu kinh doanh cảnh quan làm vườn và phát triển gia đình của mình.

Câu cá vẫn là sở thích của Hirao trong nhiều năm, nhưng Naka đã giới thiệu anh với Bonsai, hướng dẫn anh qua sa mạc Mojave, nơi những cây già cỗi mọc lên trong môi trường khắc nghiệt. Hirao và Naka đã được cấp giấy phép để loại bỏ những cây bách xù mọc trên sa mạc. Họ đã bắt đầu những chuyến đi thực tế nhiều năm qua những ngọn núi và những chuyến hành trình đó đã khiến Hirao trở nên tò mò quá trình biến những cây xấu xí thành những cây Bonsai tuyệt đẹp.

TRÁI: Hirao và John Naka thảo luận về tác phẩm phong cách rừng của Naka: “Goshin” (hay “người bảo vệ tinh thần”, "Protector of the spirit")  PHẢI: Vào năm 2011, Hirao đã tạo dáng lại cây bách xù mà anh đã tặng cho Bảo tàng trong North American Bonsai Collection (Bộ sưu tập Bonsai mới của Bắc Mỹ.)  Ảnh từ USNA
TRÁI: Hirao và John Naka thảo luận về tác phẩm phong cách rừng của Naka: “Goshin” (hay “người bảo vệ tinh thần”, “Protector of the spirit”) PHẢI: Vào năm 2011, Hirao đã tạo dáng lại cây bách xù mà anh đã tặng cho Bảo tàng trong North American Bonsai Collection (Bộ sưu tập Bonsai mới của Bắc Mỹ.) Ảnh từ USNA

Cuối cùng, ông được đặt biệt danh là Mr. California Juniper (Ông Bách Xù California) vì khả năng kỳ lạ của ông trong việc tạo ra những cây Bonsai tuyệt tác từ những cây bách xù California thô. Nhưng một thứ khác trong tự nhiên cuối cùng cũng lọt vào mắt ông – những viên đá. Hirao và vợ trở nên say mê Suiseki, nghệ thuật liên quan đến đá cảnh, và nhanh chóng phát triển bộ sưu tập của họ.

Hirao thường được nhớ đến như một con dê núi, nhảy qua các rặng núi và qua các con suối nhanh hơn hầu hết mọi người để tìm những viên đá tuyệt đẹp hoặc những cây bách xù độc đáo để chuyển sang làm cây Bonsai.

Cựu Chủ tịch NBF Felix Laughlin cho biết ông đã có một lần đi du lịch sưu tầm với Hirao và trước khi ra khỏi xe tại điểm đến của họ, Hirao đã nhảy và chạy về phía những ngọn núi với chiếc ba lô đeo trên vai.

“Thật là tuyệt vời khi ở tuổi xế chiều, lúc đó đã 80 tuổi, Harry vẫn mạnh mẽ như trai trẻ và vẫn đi thu thập,” Laughlin nói. “Anh ấy yêu việc đó rất nhiều, và anh ấy đã làm rất nhiều cho những cây bách xù California, những đứa trẻ của anh ấy.”

Jack Sustic, cựu quản lý National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia) và đồng chủ tịch NBF, có mối quan hệ đặc biệt và lâu dài với Hirao. Sau khi gặp nhau trong một hội nghị về Bonsai ở Bờ Tây, cả hai đã trở thành bạn ngay lập tức. Sustic bắt đầu đi du lịch đến California một hoặc hai lần mỗi năm để thu thập đá hoặc làm việc trên cây với Hirao, tiếp thu trí tuệ và xây dựng tình bạn của họ.

“Harry sẽ nói: Đừng vội vàng. Nếu bạn vội vàng, bạn sẽ mắc sai lầm.” Sustic nói. “Tôi luôn nghe thấy giọng nói của ông ấy khi tôi làm việc trên cây hoặc khi đi tìm kiếm đá – tôi có thể nghe thấy ông ấy nói với tôi rằng hãy từ từ. Lời khuyên của các bậc thầy về Bonsai thường không chỉ dành cho mỗi lĩnh vực Bonsai mà còn cho chính cuộc sống.

TRÁI: Tại Bonsai Festival (Lễ hội Bonsai) 2009, Harry đã đạo diễn một buổi trình diễn Bonsai với sự hỗ trợ của người phụ trách Bảo tàng Jack Sustic và tình nguyện viên của Bảo tàng LeAnn Duling. PHẢI: Harry Hirao thu thập một cây bách xù California từ tự nhiên vào năm 2007. Ảnh: USNA
TRÁI: Tại Bonsai Festival (Lễ hội Bonsai) 2009, Harry đã đạo diễn một buổi trình diễn Bonsai với sự hỗ trợ của người phụ trách Bảo tàng Jack Sustic và tình nguyện viên của Bảo tàng LeAnn Duling. PHẢI: Harry Hirao thu thập một cây bách xù California từ tự nhiên vào năm 2007. Ảnh: USNA

Hirao luôn có thể khiến ai đó cảm thấy đặc biệt. Ông thường tặng cho những vị khách đến thăm của mình một viên đá, xem như một biểu tượng đánh giá cao thời gian họ ở bên nhau. Sustic nhớ mãi phong thái đáng yêu, chân chất và tốt bụng của ông. Anh cho biết những ai từng gặp Hirao đều nói tốt về bậc thầy bonsai.

“Không ai từng có nhận xét tiêu cực hoặc lo lắng về Harry, và điều đó hơi hiếm vào ngày nay,” anh nói. “Harry giống như một người cha, người bạn thân nhất, người thầy và người bạn tâm giao đối với tôi. Chưa từng có ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ đến ông”.

Bảo tàng đã nhận được viên đá cảnh đầu tiên của Mỹ từ Hirao và Phòng tiếp tân Harry Hirao được mở tại trung tâm Yuji Yoshimura của Bảo tàng (Museum’s Yuji Yoshimura) đồng thời với Nhà trưng bày cây cảnh Bắc Mỹ John Y. Naka (North American Bonsai Pavilion).

Hai trong số những cây của Hirao đã tìm thấy một ngôi nhà tại bộ sưu tập Bắc Mỹ (North American collection) và một trong số chúng vẫn còn trong bộ sưu tập phụ trợ của Bảo tàng. Bạn có thể xem những cái cây đó ở đây (https://www.bonsai-nbf.org/collections#America) và đọc thêm về Hirao trong bản tin năm 2007 của chúng tôi, “Chúc mừng sinh nhật Harry!”

Hirao trong một chuyến đi sưu tầm. Ảnh: Jack Sustic
Hirao trong một chuyến đi sưu tầm. Ảnh: Jack Sustic

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon