Bộ Tứ Linh trong Bonsai Việt Nam: Sanh, Si, Đa, Đề

Bộ Tứ Linh trong Bonsai Việt Nam: Xanh, Si, Đa, Đề
Đánh giá

Mỗi quốc gia có những cây Bonsai thông dụng khác nhau. Ở Việt Nam xưa nay hay lấy 4 loại cây này để làm Bonsai, được gọi là Tứ Linh: Xanh – Si – Đa – Đề

Cây Sanh (Xanh)

  • Tên khoa học: Ficus benjamina L
  • Mô tả: Lá cây nhỏ nhọn và xoăn như bánh tráng nướng, lá nhỏ hơn lá cây si. Vì là loại cây lá nhỏ dễ tạo hình bonsai hơn nên thường được các nghệ nhân ưa trồng hơn si. Sanh cũng có 3 loài chính: Lá đại, lá trung và lá tiểu, thường có màu xanh, có loài lá có loang đốm trắng hay xanh ngọc.

Cây Si

  • Tên khoa học: Ficus microcarpa L.
  • Mô tả: Cây đa niên dạng trung, cùng giống ficus và họ moraceae với cây đa và sanh, lá nhỏ hơn đa, mặt lá láng không xoăn như lá cây sanh, cũng có nhiều cành và rễ phụ như cây đa. Cây si thường có rễ phát triển rất mạnh và trồi lên mặt đất, rất dễ tạo thế cỗ thụ khi trồng vào chậu. Cây si đuợc dùng nhiều trong cây đại cảnh và nghệ thuật Bonsai.

Cây đa

  • Tên khoa học: Ficus bengalensis
  • Mô tả: Cây thường phát triển thành cây khổng lồ thân to mấy chục người ôm, tán che phủ vài ngàn mét vuông, ở Việt Nam thường trồng ở cổng làng, đình chùa…vGiống Ficus có nhiều loài (species) khác nhau cũng được gọi là cây đa như: Ficus religiosa là cây bồ đề, Ficus elastica là cây đa cao su Ấn Độ, Ficus benjamina là cây sanh… Đa là loại cây lớn thân rễ phát triển nhanh, cành lá um tùm trong vườn cảnh nên trồng mặt sau nhà để tạo thế Huyền vũ, không nên trồng phía trước cản sinh khí vào nhà. Vì cây dễ sống dễ uốn tỉa nên thường được sử dụng trồng trong chậu tạo thế .

Cây đề

  • Tên khoa học: Ficus religiosa
  • Mô tả: Cây Đề tức là cây Bồ đề là một cây thuộc giống Đa – Ficus. Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia. Cây Bồ Đề Trong Tín Ngưỡng: Cây này được các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Kị – Na giáo và Phật giáo cho là thiêng liêng. Tương truyền Thái tử Tất Đạt Ta Cồ Đàm ( sa. siddhărtha gautama, pi. siddahattha gotama ) ngồi thiền định 49 ngày dưới gốc cây này và đạt được giác ngộ trở thành Đức Phật, do vậy cây này có tên là Bồ Đề, Bồ đề (sa. , pi .bodhi ) dịch âm từ tiếng Phạn có nghĩa Tỉnh thức tức là giác ngộ. Cây Bồ Đề già nhất thế giới hiện nay ở Tích Lan (Sri lanka) là cây lấy từ nhánh cây gốc nơi Đức Phật Thích Ca thiền định do vua A-Dục tặng vu Tích Lan vào khoảng năm 288 trước Tây lịch. Cây Bồ Đề là loại đại mộc cao đến 30 m đường kính thân có thể trên 3m, lá hình quả tim chóp kéo dài chóp nhọn thuôn đều khá đẹp. Cây này rất dễ trồng, hệ thống rễ phát triển mạnh, dễ uốn tỉa thành các cây thế và bonsai.

Các loài cây nhóm Tứ Linh thường phát triển rất nhanh, rễ nhiều xâm lấn các cây khác, lá sum suê tạo quang cảnh ” âm u” (người xưa thường nói: Thần cây đa, ma cây gạo là nói lên cảnh vật đó) nên thường trồng ở các đỉnh chù , nhà ở nên trồng chúng dạng bonsai, trồng làm đại cảnh phía trước cản trở sinh khí luân chuyển không tốt.

Các nghệ nhân thường tạo dáng uốn tỉa cây cảnh, cây bonsai theo tiêu chuẩn cơ bản là: Nhất hình Hình – Nhị Thế – Tam Chi – Tứ Diệp nhằm có được dáng cây hài hoà tươi đẹp vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ thưởng ngoạn vừa giáo dục về luân thường đạo lý xưa như: Tam Cương Ngũ Thường, Tam Tòng Tứ Đức, Nhị Thập Tứ Hiếu… Trong đó các phần ngọn – rễ – thân tương ứng với 3 ngôi: Thiên – Địa – Nhân luôn được chăm sóc hài hoà, không xem nhẹ phần nào.

Trong nhóm Ficus này còn có các cây Gừa (Ficus callosa L.), cây Sộp (Ficus Pisocarpa), cây Lâm vồ (Ficus rumphii)… cũng thường được sử dụng làm cây đại cảnh và Bonsai tại các tỉnh phía Nam.

cây Gừa (Ficus callosa L.)
Cây Gừa (Ficus callosa L.)
cây Sộp (Ficus Pisocarpa)
Cây Sộp (Ficus Pisocarpa)
cây Lâm vồ (Ficus rumphii)
Cây Lâm vồ (Ficus rumphii)

0988110300
chat-active-icon