Tỷ Lệ Trộn Đất Trồng Cây, Lưu Ý Về Cách Phối Trộn Đất

Đánh giá

Mỗi loại cây cảnh khác nhau thì có nhu cầu về đất trồng khác nhau và bạn có thể tự phối trộn đất trồng phù hợp với đầy đủ dinh dưỡng, khả năng giữ nước, giàu chất mùn, thoáng khí… Do tập tính của mỗi loại cây khác nhau nên đất trộn để trồng cây cũng nên dựa vào đó để bổ sung nguyên liệu và thành phần. Sau đây Codai.net xin giới thiệu tới các bạn một số nguyên liệu giúp phối trộn đất trồng cây theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây khác nhau.

1. Lựa chọn nguyên liệu trộn đất trồng cây

Trước hết, đất trồng tốt thì mới có những cây cảnh đẹp. Nguyên liệu để phối trộn đất có một số loại chủ yếu như sau:

  • Đất vườn: Đất này được lấy từ vườn trồng cây ăn quả hoặc vườn trồng rau. Nó là nguyên liệu cơ bản để phối trộn nhiều loại đất trồng khác nhau.
  • Đất mặt đồi núi: Đây là đất mùn tự nhiên, tơi xốp và chua. Đất này là nguyên liệu chính để phối trộn thành các loại đất dùng cho cây ưa chua như Đỗ Quyên, Hoa Trà… Có thể dùng đất này một mình mà không cần pha trộn với các nguyên liệu khác.
  • Đất là mục: Đất này có độ pH nhỏ hơn 7, gọi là đất chua, có khả năng giữ nước tốt, hàm lượng chất mùn cao, tính thẩm thấu tốt và cũng là nguyên liệu chính để phối trộn đất trồng cây.
  • Phân chuồng: Là trộn phân của cá loài như lợn, gà, dê, vịt, trâu, bò… cùng với cỏ và bùn, ủ đến khi oai mục và lên men rồi mang ra phơi khô để sử dụng. Đây là loại đất rất giàu dinh dưỡng.
  • Mùn cưa: Mang mùn cưa ra phơi khô khoảng 1 đến 2 ngày rồi dùng nước vôi tươi để ủ, sau 1 tuần là có thể mang ra để sử dụng. Nên trộn lẫn phân này với đất trồng để cho đất tơi xốp và giữ nước tốt.

Một số nguyên liệu khác như bột xương, rêu, cát sông, bùn sông, bùn ao, đá trân châu, vỏ cây… đều có thể dùng để phối trộn tạo thành đất trồng cây.

2. Yêu cầu đối với đất trồng sau khi trộn

Khi bạn phối trộn đất trồng cây thì không có tỉ lệ hay công thức cố định nào mà sao cho đất trồng khi đã được phối trộn sẽ đạt được những tiêu chí sau đây thì đó là đất trồng tốt:

  • Thoát nước tốt: Khi mưa hoặc tưới xong, lượng nước dư thừa sẽ được thoát hết ngay vì nếu chậm thoát nước sẽ làm cho đất đọng lại nhiều muối kim loại và không thoáng khí.
  • Thông thoáng: Đất trồng sau khi trộn phải có những khe hở giữa những hạt đất đảm bảo đó chính là khoảng trống dành cho rễ thở.
  • Giữ nước tốt: Đất quanh vùng rễ của cây phải đảm bảo có được độ ẩm tối thiểu giữa 2 lần tưới, muốn vậy thì khả năng giữ nước và nhả nước của đất phải tốt.
  • Đất giữ được phân bón, tránh bị trôi khi mưa hoặc tưới.
  • Khi ẩm đất không đóng bánh, khi khô đất không nứt nẻ
  • Độ pH phù hợp.
  • Đất không chứa trứng sâu bọ,côn trùng hoặc chất độc hại.

3. Tỷ lệ trộn đất trồng cây

Để phối trộn đất đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần chú ý các nhân tố khác nhau như tập tính hay đặc điểm của cây, rồi tính chất của từng nguyên liệu rồi mới xác định được tỉ lệ trộn các thành phần. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể về tỉ lệ trộn đất trồng cây:

Phối trộn đất trồng Hoa Đàm Tiếu, Hoa Đỗ Quyên, Hoa Trà: nguyên liệu sử dụng là đất đồi núi, lá mục, tro, cát. Tỉ lệ trộn các nguyên liệu là: đất đồi núi 30%, đất là mục 40%, tro là 10%, cát là 20% và thêm một chút bột xương.

Phối trộn đất trồng cho cây Nam Thiên Trúc, cây Bách thì tỉ lệ trộn các nguyên liệu là đất lá mục và tro 35%, đất đồi núi 45%, cát 20%.

Phối trộn đất trồng cho Thược Dược, Cúc phức tạp hơn một chút. Đầu tiên là bạn dùng đất vườn 30%, với bùn ao (40%)  và đất lá mục (30%) trộn với nhau rồi dùng 70% hỗn hợp này trộn với 30% tro trấu và một ít bột xương, vôi bột để đất có độ pH hợp lý nhất.

Phối trộn đất trồng cho cây cảnh trong nhà: Trộn 1 phần đá trân trâu, 1 phần đá vermiculite và 2 phần tro hoặc 1 phần đá trân châu, 1 phần than bùn và 1 phần vỏ cây với nhau.

Phối trộn đất cho rau sạch trồng tại nhà: 3 phần giá thể, 5 phần đất nền, 2 phần phân bón. Khi trộn giá thể với đất sẽ làm cho đất tơi xốp hơn và rau có thể hấp thu được đủ chất dinh dưỡng.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon