Tuyệt đối để trẻ em tránh xa cây Đỗ Quyên vì lý do sau đây

Tuyệt đối để trẻ em tránh xa cây đỗ quyên vì lý do sau đây
Đánh giá

Ít người biết rằng Đỗ Quyên là loài cây rất độc. Không một  bộ phận nào của cây Đỗ Quyên không chứa chất độc, các chất này có thể gây ngộ độc nặng cho một đứa trẻ.

Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron simsii. Theo quan niệm truyền thống, Đỗ Quyên tượng trưng cho sự bình an và hòa thuận. Hoa Đỗ Quyên rất được yêu thích ở nhiều quốc gia bởi vẻ đẹp rực rỡ của nó và mọi người tặng Đỗ Quyên thay cho một lời chúc về sức khỏe, bình anh và hạnh phúc. Cây Đỗ Quyên phân bố nhiều ở phần tiếp giáp Á – Âu và Đông Á, khu vực ôn đới Bắc Mĩ, cũng khá phổ biến ở Nhật và Bắc Triều Tiên. Hoa Đỗ Quyên được Nepal chọn là quốc hoa của xứ này, đồng thời đây biểu tượng của hai tiểu bang là Washington và West Virginia ở Mỹ. Hoa Đỗ Quyên (azalea) còn được bang Georgia chọn làm biểu tượng vào năm 1979. Tại Việt Nam, những cây Đỗ Quyên lâu năm được tìm thấy những vùng núi cao như khu vực dãy Hoàng Liên Sơn, khu vực dãy Trường sơn,..Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, làng Trình Xuyên hay bên bờ sông Trà Lý phụ cận thành phố Nam Định…

Với vẻ đẹp của mình, hoa Đỗ Quyên cũng thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật, thi ca và hội họa tại Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc…

Đặc điểm cây: Đỗ quyên là dạng cây bụi, có thể mọc cao, cành nhiều, các nhánh nhỏ mọc đứng, vỏ sần sùi màu xám đen lá có hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, mỏng. Lá mùa xuân ngắn hơn mùa hè. Kích thước trung bình của lá khoảng 3cm, rộng từ 2cm, đầu nhọn chia múi, gốc hình nêm, mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông dày hơn. Cuống lá dài từ 3 đến 5 mm nhiều lông.

Đặc điểm hoa: Hoa Đỗ Quyên nhiều có từ 2 đến 6 bông mỗi ngọn. Đài hoa nhiều lông, dài 4 mm, có 5 thùy. Tràng hoa hồng hoặc đỏ, có 5 thùy, 10 nhị hình phễu, bầu có lông thô. Vòi nhụy không có lông. Quả hình trứng tròn nhiều lông, dài khoảng 8 mm. Dựa theoTừ điển Cây thuốc Việt Nam của Tiến sĩ Võ Văn Chi.

Cây Đỗ Quyên mọc trong rừng, có hoa từ tháng 2 tới tháng 4, quả chín từ tháng 8 tới 10. Cây Đỗ Quyên được tìm thấy nhiều ở Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum.

Trong đông y sử dụng tất cả các bộ phận của cây Đỗ Quyên làm thuốc, có thể thu hái quanh năm hoặc theo mùa, sử dụng tươi hoặc phơi khô.

Theo đông y, hoa Đỗ Quyên vị chua, ngọt, ấm, tính dương tác dụng điều kinh, làm hòa huyết, trừ khư phong thấp. Lá vị chua, trung tính, có tác dụng giải độc, làm thanh nhiệt, chỉ huyết. Rễ vị chua, ngọt, ấm, tính dương có tác dụng giúp hòa huyết chỉ huyết, khư phong chỉ thống.

Nhưng mấy ai biết rằng trong tất cả các bộ phận của Đỗ Quyên đều chứa chất Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Khi nhiễm phải chất này, người ta thường có triệu chứng buồn nôn, uể oải, chóng mặt hoặc khó thở,…

Chỉ cần 100g đến 225g lá Đỗ Quyên là đủ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các gia đình có trẻ nhỏ có Đỗ Quyên để làm cảnh nên lưu ý vấn đề này, không nên để trẻ em tiếp xúc với Đỗ Quyên, tránh trường hợp con trẻ ngắt hoa lá, bẻ cảnh bỏ vào miệng.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon