1. Các nghiên cứu về thu thập, đánh giá giống.
Ở Việt nam cũng có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn gen hoa Lan bản địa và nhập nội. Năm 1991, Phân viện Sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu thập các loại lan rừng của Lâm Đồng bao gồm Hoàng Thảo (Dendrobium), Cattleya, Địa lan (Cymbidium). Các loài Lan này đã được đưa về trồng để theo dõi các đặc tính sinh học (thời vụ ra hoa, hình thái, màu sắc và hương thơm) và xây dựng bộ sưu tập lan nhằm bảo tồn nguồn gen, làm nguồn vật liệu cho công tác tuyển chọn và lai tạo những giống lan quý phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nghiên cứu thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium) nhập nội tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Phạm Thị Liên và cs (2009) đã thu thập được 6 giống lan Hoàng Thảo từ Thái Lan trong đó có 3 giống có nguồn gốc tại Băng Cốc, 2 giống tại Chiềng Mai và 1 giống tại Chiềng Rai. Các giống đều có năng suất cao, hoa đẹp, hiện nay thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Trên cơ sở đánh giá các đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu rét, khả năng phục hồi và khả năng chống chịu bệnh của 6 giống lan Hoàng thảo nhóm tác giả đã lựa chọn được 3 giống là Trắng Tím (D. sonia 18), Trắng Tuyền (D. mee white) và Trắng Môi Tím (D. woon leng) cho năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp điều kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đang tiếp tục nghiên cứu quy trình nhân giống để phát triển rộng ra sản xuất.
Theo Dương Hoa Xô, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa Lan”, từ năm 2005 đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa Lan thuộc nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống, đặc biệt trong đó có hơn 80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium, 5 giống Cattleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ yêu cầu sản xuất.
Không chỉ các cơ sở nghiên cứu nhà nước đầu tư phát triển sản xuất hoa Lan mà rất nhiều các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên… cũng đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện Sinh học – Đại học Nông nghiệp Hà Nội để thu thập, lưu giữ các loài Lan bản địa và nhập nội.
2. Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật.
* Các nghiên cứu về giá thể.
Giá thể là môi trường sống của lan, tùy thuộc vào từng loài Lan, điều kiện trồng trọt để chọn giá thể phù hợp. Theo Phan Thúc Huân (1989), giá thể được sử dụng phổ biến nhất trong việc trồng cây Lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng gồm xơ dừa, đá bọt, than củi, thân gỗ, gạch, thân rễ cây dương xỉ, rễ bèo tây, rong biển,… Giá thể trồng lan rất khác so với các loài cây khác, chúng được dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng. Cấu tạo giá thể là điều kiện quyết định sự phát triển của lan, phương pháp ghép trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân kí chủ. Nếu trồng chậu thì giá thể phải thật thoáng ở phần đáy để tránh úng. Ở vùng lạnh như Đà Lạt thì cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự phát triển của cây vì nhiệt độ lạnh ban đêm làm cho rễ bị tổn thương. Do vậy, một giá thể kín sẽ giúp cho rễ cây có điều kiện phát triển, vụn dương xỉ có tác dụng trong điều kiện này.
– Xơ dừa: Là thành phần quan trọng trong giá thể trồng lan. Theo Minh Trí, Xuân Giao (2010), xơ dừa có đặc điểm là hút nước chậm nhưng giữ ẩm lâu, thoát nước, có chưa nhiều khoáng chất nuôi dưỡng cây Lan, tuy nhiên khi sử dụng cần xử lý ngâm nước để giảm lượng muối và cần chú ý chế độ tưới, không để bị ngập nước gây thối mục giá thể.
– Vỏ cây: Trần Văn Bảo (2001) khẳng định rất nhiều loại vỏ cây có thể dùng làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại vỏ cây lâu mục để không làm chậu lan bị đọng nước gây thối rễ. Vỏ cây cũng là nơi cư trú của nhiều loài sâu, bệnh, ốc sên, do vậy cần kiếm tra giá thể thường xuyên để thay chậu, thay giá thể cho cây Lan.
– Than củi: Là loại vật liệu rẻ tiền, được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng các loài Cattleya, Vũ Nữ (Oncidium). Than hoa ít chứa mầm bệnh, không mục nát tuy nhiên khả năng giữ nước kém, rễ cây thường xuyên bị khô.
– Dương xỉ: Loại giá thể này không bao giờ bị rêu bám, khả năng hút ẩm khá tốt. Tuy nhiên nếu không được phối trộn với các loại giá thể khác thì chậu lan rất dễ bị úng nước, gây thối đầu rễ cây Lan.
– Rong biển: Rong biển được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng các loài Lan hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hoàng Ngọc Thuận (2000) cho rằng rong biển có ưu điểm giữ ẩm rất tốt, nhẹ, mềm, tiện lợi cho việc vận chuyển với số lượng lớn các chậu lan, đặc biệt đối với lan công nghiệp như Hồ Điệp (Phalaenopsis), Lan Cát (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Đai Châu (Rhynchostylis) và một số loài Lan con mới ra ngôi.
Các nhà vườn trồng lan ở Hoa Kỳ đã áp dụng các công thức phối chế giá thể cho một số loại lan như sau (trích dẫn Cao Thị Châm (2011)): Giá thể cho Cattleya: Vỏ thông cỡ vừa 6 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần + Đá xanh hay đá xốp 2 phần + Đá bọt 1 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Giá thể cho Dendrobium: Vỏ thông cỡ vừa 4 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần + Đá xanh hay đá xốp 4 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Giá thể cho Oncidium: Vỏ thông cỡ vừa 6 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần + Thanh nhỏ 1 phần + Đá bọt 1 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2001) và Nguyễn Công Nghiệp (2000), có thể sử dụng than hoa, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông để
trồng hoa Lan. Đây là những vật liệu dễ kiếm ở điều kiện Việt Nam. Có thể dùng một loại giá thể hoặc phối trộn các loại giá thể trên với nhau để trồng lan tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng loài Lan cũng như độ tuổi của lan.
Nguyễn Thị Kim Lý (2009) đã kết luận với cây Lan Cattleya giai đoạn sau nuôi cấy mô giá thể than hoa vụn và dớn là thích hợp nhất vì giai đoạn này cây chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện tự dưỡng, rễ cây còn yếu, khả năng hút nước và dinh dưỡng kém nên chọn những loại giá thể nhẹ, giữ ẩm tốt. Với cây từ 8 tháng tuổi trở lên có thể phối hợp một số loại giá thể theo tỷ lệ phù hợp với từng điều kiện trồng. Ở miền Bắc, trong điều kiện có mái che, có thể sử dụng 100% rễ cây dương xỉ, hoặc than hoa, xỉ bọt núi lửa phối trộn theo tỷ lệ 2:1 để trồng. Về mùa đông và mùa hanh khô kết hợp thêm một lớp dớn mỏng trên bề mặt chậu sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Phạm Thị Liên (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết luận giá thể than củi + xơ dừa tỷ lệ 1:1 giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Năm 2011, Cao Thị Châm đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Cattleya Ronald ở giai đoạn cây con và giai đoan trưởng thành. Tác giả đã khẳng định giá thể thích hợp nhất cho cây Cattleya Ronald in vitro là xơ dừa, mặc dù thời gian ra rễ chậm hơn khi sử dụng giá thể rong biển nhưng cây phát triển ổn định hơn. Giá thể trồng cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây Cattleya Ronald trong giai đoạn trưởng thành, đặc biệt đến sự hình thành và phát triển bộ rễ. Giá thể thích hợp cho nuôi trồng Cattleya Ronald giai đoạn trưởng thành là 30% than củi + 30% dương xỉ + 40% xơ dừa. Loại giá thể này giúp thoát nước tốt nhưng vẫn đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây sinh trưởng tốt.
Nghiên cứu các loại giá thể trồng lan Dendrobium tại Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007, Huỳnh Thanh Hùng đã cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong các giá thể được phối trộn từ phân trùn với các vật liệu khác nhau cao hơn so với dùng than và phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium. Trong các loại giá thể phối trộn, phân trùn trộn với xơ dừa, rễ lục bình, dớn cho cây Lan Dendrobium sinh trưởng tốt nhất. Khi phối trộn các vật liệu với nhau nên dùng chất kết dính Gelatin. Trồng lan Dendrobium có thể sử dụng một trong ba loại giá thể như: 70% phân trùn + 30% xơ dừa; 70% phân trùn + 30% rễ lục bình hoặc 70% phân trùn + 30% dớn với chất kết dính Gelatin.
Nhằm xác định loại giá thể tốt nhất cho lan Dendrobium hancockii rolfe, Vũ Ngọc Lan và cộng sự (2010) đã trồng loài Lan trên trong 3 loại giá thể khác nhau là gỗ nhãn, than củi và xơ dừa. Kết quả cho thấy gỗ nhãn thích hợp nhất cho lan Dendrobium hancockii Rolfe ở giai đoạn trưởng thành.
* Các nghiên cứu về phân bón.
Trên cơ sở nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá các mẫu giống, kết hợp với việc nhân giống. Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai – Viện Di truyền Nông nghiệp đã đề xuất các biện pháp về giá thể, bón phân, kỹ thuật chăm sóc… Nguyễn Thị Kim Lý (2009) cho rằng, nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa. Bình thường tưới 1 lần trong 1 tuần, nếu vườn lan giâm mát thì khoảng cách dài hơn, 10 – 15 ngày/lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan.
Theo Nguyễn Xuân Linh (2005), lan rất cần bón phân nhưng không chịu dược nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là phun phân qua lá. Nồng độ và liều lượng phun tuỳ thuộc tuổi và thời kỳ phát triển của cây Lan. Đối với lan dưới 6 tháng tuổi phun phân N:P:K loại 30:15:10 nồng độ 500 ppm (0,5 g/l) 7 ngày 1 lần. Đối với lan 6 – 12 tháng, phun phân N:P:K loại 30:15:10 nồng độ 2000 ppm (2 g/l) định kỳ 7 ngày / lần. Đối với lan 12 – 18 tháng phun phân N:P:K loại 10:30:20 nồng độ 3000 ppm (3 g/l) định kỳ 7 ngày/ lần. Khi vòi hoa xuất hiện phun phân N:P:K loại 15:20:25 nồng độ 2000 ppm tưới 7 – 10 ngày 1 lần hoa sẽ mập hơn, bền và màu sắc đặc trưng. Khi hoa gần tàn cây có hiện tượng yếu đi nên cắt ngay cành hoa và tưới phân N:P:K (30:10:10) để nuôi dưỡng cây cho mùa ra hoa sau.
Ở thời kỳ sinh trưởng, Oncidium nên được bón phân thường xuyên. Trong mùa xuân đến đầu mùa thu nên bón phân 7 ngày/1 lần cho Oncidium, cuối mùa thu đến mùa đông thì bón phân 1 tháng/1 lần. Công thức bón phân phải phù hợp với môi trường giá thể. Dùng phân bón Growmore cho giá thể dương xỉ, than hoa, xơ dừa và phân bón có tỷ lệ N:P:K = 30:10:10 cho giá thể là vỏ cây. Như với hầu hết các loài Lan, Oncidium rất nhạy cảm với phân bón có nồng độ muối cao. Cây đặc biệt thích các loại phân bón hữu cơ như nhũ tương cá hay phân xanh.
Nguyễn Công Nghiệp (2000) đã kết luận mùa tăng trưởng của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng và phong lan nói chung không nên dùng phân tổng hợp N:P:K loại 30:10:10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao để màu sắc hoa đặc trưng như phân N:P:K loại 10:20:20 hoặc 6:30:30.
Trước khi lan bước vào mùa nghỉ dùng loại phân bón có nồng độ kali cao để tăng sức chịu đựng như phân N:P:K loại 10:20:30. Cũng theo Nguyễn Công Nghiệp, không nên dùng nồng độ phân bón quá 1 g/lít nước vì sẽ làm cây Lan chết hoặc thoái hoá. Phân bón qua lá dưới dạng phun sương là rất hiệu quả.
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001), phân bón qua lá gồm phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật,…) và phân hữu cơ có nguồn gốc EDTA và các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (phân pomior). Tác giả đã xác định phân có tỷ lệ đạm cao 30:10:10) phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao (6:30:30) kích thích ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây. Phân có tỷ lệ kali cao (10:20:30) giúp cây khỏe, chống hạn, sâu, bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây Lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục đích chính của nuôi trồng lan là thưởng thức hoa. Kali giúp hoa có màu sắc đẹp, bền, thường sử dụng phân có tỷ lệ kali vào lúc cây Lan có hoa. Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002) đã xác định tỷ lệ bón phân N:P:K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lan như N:P:K loại 30:10:10 thúc đẩy tốt cho việc tăng trưởng, ra lá lan. Loại 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa sẽ cho hiệu quả cao. Loại 10:10:20 thúc đẩy lan ra rễ tốt. Loại 10:20:30 làm tăng sức chịu đựng và sức đề kháng cho lan.
Theo Phạm Thị Liên (2002) bón phân thường được chú trọng đến 3 nguyên tố chính N, P, K với rất nhiều tỷ lệ tùy thuộc theo mục đích sử dụng, loài Lan, thời kỳ sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác. Tuy nhiên, trong cây Lan nước chiếm xấp xỉ 90%, chỉ 2% là các nguyên tố khoáng chất nên nếu bón nhiều phân sẽ tạo ức chế sinh trưởng của cây, làm cháy rễ, vì vậy việc bón phân hết sức linh động, phụ thuộc vào thời tiết, vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Năm 2008, Dương Hoa Xô và Nguyễn Đăng Nghĩa đã nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất nhóm hoa Lan Mokara và Dendrobium. Trong đó, tác giả đã xây dựng quy trình bón phân cho lan Dendrobium đạt năng suất và chất lượng cao:
Theo Bùi Thị Thu Hiền (2009), nên sử dụng loại phân Pomior P399 không cần bổ sung Mg++ và Ca++ nồng độ 0,3% cho quá trình phát triển thân lá, nồng độ 0.4% cho quá trình phân hoá mầm hoa đến thu hoạch cho giống lan Hoàng Thảo lai trắng tím (Dendrobium sonia 18).
Phạm Thị Liên (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng ra hoa của lan Dendrobium đã kết luận trong mùa hè, phân bón có tỷ lệ P, K cao ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nở hoa nhưng ít ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Trong mùa đông, phân bón có tỷ lệ P, K cao làm tăng cả tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa.
Theo Trần Mạnh (2010), Cattleya là loài phụ sinh do đó việc bón phân cho lan bằng phương pháp phun sương hiệu quả hơn so với tưới thẳng vào giá thể trong chậu. Phân sử dụng là phân bón lá có tỷ lệ N:P:K là 30:10:10 phun theo nồng độ khuyến cáo 2 lần/ tuần. Khi các giả hành chớm ra nụ thì sử dụng phân bón 10:20:20 và để kích thích cho lan Cattleya sớm ra hoa thì dùng phân bón 6:30:30. Ngoài ra, khi trồng lan Cattleya có thể bón phân vô cơ hỗn hợp với phân hữu cơ nồng độ loãng hay các sản phẩm phân bón lá có nguồn gốc sinh học như Rong biển, tinh cá, agostim…. Vitamin B1 nồng độ 0,01% phun 1 lần/ tuần cũng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng lan Cattleya. Trước mùa nghỉ nên bón cho Cattleya loại phân 10:20:30 để tạo sự cứng cáp cho cây trong mùa nghỉ và khi cây vào mùa nghỉ thì nên ngưng tưới hoàn toàn.
Song song với việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Cattleya Ronald, năm 2011, Cao Thị Châm đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá với sinh trưởng của lan Cattleya Ronald giai đoạn cây con và trưởng thành. Theo tác giả, phân bón lá sử dụng tối ưu cho Cattleya Ronald giai đoạn cây con là Orchid 1 (30:10:10) và phân HPV2 (10:20:10) là loại phân bón thích hợp nhất sử dụng để phun cho lan Cattleya Ronald trong giai đoạn trưởng thành. Trước khi bón phân cần tưới nước ướt đẫm cho cây sau đó phun phân lên toàn bộ thân, lá, rễ cây, định kỳ 1tuần/ lần.
* Các nghiên cứu về biện pháp tưới nước.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con phải thận trọng, tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, tưới 3 – 4 lần/ngày nếu quá khô. Đối với lan trưởng thành thì tùy theo mùa, theo loài Lan, thời kỳ sinh trưởng, giá thể trồng mà quyết định số lần tưới cũng như lượng nước tưới cho phù hợp.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2005), cây Lan con sau khi trồng 1 – 2 ngày không cần tưới nước ngay vì chất trồng vừa mới rửa, mới ngâm còn giữ độ ẩm cao. Lan con mới đưa ra khỏi chai ít ngày, lá thường bị héo phải tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, thường xuyên tưới nước 3 – 4 lần mỗi ngày nếu quá khô. Khi rễ lan ló ra mới bắt đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Cây lan trưởng thành nếu tưới nước thiếu, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng tưới nước thừa lại làm cho bộ rễ lan ẩm ướt, thiếu oxy, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bộ rễ thối rồi chết. Việc tưới nước phải đảm bảo hài hòa với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng. Vì vậy, không có công thức duy nhất nào quy định mỗi ngày tưới mấy lần, mỗi lần tưới bao nhiêu nước.
Theo Minh Trí, Xuân Giao (2010), ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tướinước cho Cattleya là rất cần thiết tuy nhiên với độ che sáng 50% nếu tưới nước nhiều sẽ tạo ra nhiệt độ thấp dưới 25oC làm cây khó ra rễ. Vì vậy đối với Cattleya cần có thời gian khô ráo giữa các lần tưới để kích thích sự mọc rễ của cây. Ở Đà Lạt có sương mù thường xuyên, ẩm độ cao, do đó chỉ tưới nước 1 lần/tuần trong mùa nắng và không tưới trong mùa mưa. Các tỉnh phía Bắc có mùa khô ngắn, còn các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mùa khô quá dài vì thế việc tưới nước phải được vận dụng một cách cụ thể cho từng vùng.
* Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa.
Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) khi nghiên cứu về vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng trong sự phát triển của cành hoa Dendrobium
Sonia cho thấy IAA 0,5mg/ lít giúp hình thành hệ thống mạch bên dưới mô phân sinh hoa tự, BA 5mg/lít giúp nụ hoa tận cùng chậm héo và GA3 1mg/ lít giúp kéo dài lóng của trục cành hoa. Khi nghiên cứu và sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng nhằm làm tăng số nụ và chất lượng hoa Lan Dendrobium sp. đã cho thấy hỗn hợp IAA 2mg/lít, BA 5mg/lít, GA3 10mg/lít kết hợp với CoCl2 0,25% khi phun trực tiếp lên cành hoa có tác dụng kéo dài đời sống mô phân sinh hoa tự, làm tăng số nụ trên cành hoa.
Phạm Thị Liên (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết luận thời gian chiếu sáng bổ sung 5 h/đêm bằng bóng đèn compax 55w trong điều kiện mùa đông thích hợp cho sự phát triển thân lá. Cường độ ánh sáng bổ sung ban đêm 210 lux/4m2, chiếu 5h/đêm trong điều kiện mùa đông làm tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa giống lan Dendrobium mee white.
Năm 2011, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã nghiên cứu điều khiển ra hoa cho lan Dendrobium. Theo tác giả, lan Dendrobium trồng với giả thể 50% than củi + 50% xơ dừa đến giai đoạn ngừng sinh trưởng thân lá (18 tháng tuổi) thì dừng tưới nước 3 – 5 ngày và phun bổ sung phân bón Growmore 10:30:10 hoặc 10:10:30 (1 – 1.5 g/lít) 7 ngày/lần để làm tăng tỷ lệ ra hoa, hoa ra tập trung, tăng năng suất, chất lượng hoa.
Vụ Đông Xuân bổ sung ánh sáng bằng đèn compax cường độ 75 lux trong 4 giờ cho tỷ lệ ra hoa cao hơn và tăng chất lượng hoa. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng trong vụ Hè Thu thì không có hiệu quả tích cực.
Phan Văn Trường (2008) đã phối hợp với viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và đưa ra quy trình điều khiển ra hoa Lan Oncidium. Quy trình xử lý này có thể cho tỷ lệ ra hoa từ 75 – 80%.
Theo Bùi Thị Thu Hiền (2009), nên sử dụng loại phân Pomior P399 không cần bổ sung Mg++ và Ca++ nồng độ 0,3% cho quá trình phát triển thân lá, nồng độ 0.4% cho quá trình phân hoá mầm hoa đến thu hoạch cho giống lan Hoàng Thảo lai trắng tím (Dendrobium sonia 18).
Phạm Thị Liên (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng ra hoa của lan Dendrobium đã kết luận trong mùa hè, phân bón có tỷ lệ P, K cao ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nở hoa nhưng ít ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Trong mùa đông, phân bón có tỷ lệ P, K cao làm tăng cả tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa.
Theo Trần Mạnh (2010), Cattleya là loài phụ sinh do đó việc bón phân cho lan bằng phương pháp phun sương hiệu quả hơn so với tưới thẳng vào giá thể trong chậu. Phân sử dụng là phân bón lá có tỷ lệ N:P:K là 30:10:10 phun theo nồng độ khuyến cáo 2 lần/ tuần. Khi các giả hành chớm ra nụ thì sử dụng phân bón 10:20:20 và để kích thích cho lan Cattleya sớm ra hoa thì dùng phân bón 6:30:30. Ngoài ra, khi trồng lan Cattleya có thể bón phân vô cơ hỗn hợp với phân hữu cơ nồng độ loãng hay các sản phẩm phân bón lá có nguồn gốc sinh học như Rong biển, tinh cá, agostim…. Vitamin B1 nồng độ 0,01% phun 1 lần/ tuần cũng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng lan Cattleya. Trước mùa nghỉ nên bón cho Cattleya loại phân 10:20:30 để tạo sự cứng cáp cho cây trong mùa nghỉ và khi cây vào mùa nghỉ thì nên ngưng tưới hoàn toàn.
Song song với việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Cattleya Ronald, năm 2011, Cao Thị Châm đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá với sinh trưởng của lan Cattleya Ronald giai đoạn cây con và trưởng thành. Theo tác giả, phân bón lá sử dụng tối ưu cho Cattleya Ronald giai đoạn cây con là Orchid 1 (30:10:10) và phân HPV2 (10:20:10) là loại phân bón thích hợp nhất sử dụng để phun cho lan Cattleya Ronald trong giai đoạn trưởng thành. Trước khi bón phân cần tưới nước ướt đẫm cho cây sau đó phun phân lên toàn bộ thân, lá, rễ cây, định kỳ 1tuần/ lần.
* Các nghiên cứu về biện pháp tưới nước.
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con phải thận trọng, tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, tưới 3 – 4 lần/ngày nếu quá khô. Đối với lan trưởng thành thì tùy theo mùa, theo loài Lan, thời kỳ sinh trưởng, giá thể trồng mà quyết định số lần tưới cũng như lượng nước tưới cho phù hợp.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2005), cây Lan con sau khi trồng 1 – 2 ngày không cần tưới nước ngay vì chất trồng vừa mới rửa, mới ngâm còn giữ độ ẩm cao. Lan con mới đưa ra khỏi chai ít ngày, lá thường bị héo phải tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, thường xuyên tưới nước 3 – 4 lần mỗi ngày nếu quá khô. Khi rễ lan ló ra mới bắt đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Cây lan trưởng thành nếu tưới nước thiếu, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng tưới nước thừa lại làm cho bộ rễ lan ẩm ướt, thiếu oxy, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bộ rễ thối rồi chết. Việc tưới nước phải đảm bảo hài hòa với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng. Vì vậy, không có công thức duy nhất nào quy định mỗi ngày tưới mấy lần, mỗi lần tưới bao nhiêu nước.
Theo Minh Trí, Xuân Giao (2010), ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tưới nước cho Cattleya là rất cần thiết tuy nhiên với độ che sáng 50% nếu tưới nước nhiều sẽ tạo ra nhiệt độ thấp dưới 25oC làm cây khó ra rễ. Vì vậy đối với Cattleya cần có thời gian khô ráo giữa các lần tưới để kích thích sự mọc rễ của cây. Ở Đà Lạt có sương mù thường xuyên, ẩm độ cao, do đó chỉ tưới nước 1 lần/tuần trong mùa nắng và không tưới trong mùa mưa. Các tỉnh phía Bắc có mùa khô ngắn, còn các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mùa khô quá dài vì thế việc tưới nước phải được vận dụng một cách cụ thể cho từng vùng.
* Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa.
Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) khi nghiên cứu về vai trò của các chất điều hoà sinh trưởng trong sự phát triển của cành hoa Dendrobium
Sonia cho thấy IAA 0,5mg/ lít giúp hình thành hệ thống mạch bên dưới mô phân sinh hoa tự, BA 5mg/lít giúp nụ hoa tận cùng chậm héo và GA3 1mg/ lít giúp kéo dài lóng của trục cành hoa. Khi nghiên cứu và sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng nhằm làm tăng số nụ và chất lượng hoa Lan Dendrobium sp. đã cho thấy hỗn hợp IAA 2mg/lít, BA 5mg/lít, GA3 10mg/lít kết hợp với CoCl2 0,25% khi phun trực tiếp lên cành hoa có tác dụng kéo dài đời sống mô phân sinh hoa tự, làm tăng số nụ trên cành hoa.
Phạm Thị Liên (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết luận thời gian chiếu sáng bổ sung 5 h/đêm bằng bóng đèn compax 55w trong điều kiện mùa đông thích hợp cho sự phát triển thân lá. Cường độ ánh sáng bổ sung ban đêm 210 lux/4m2, chiếu 5h/đêm trong điều kiện mùa đông làm tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa giống lan Dendrobium mee white.
Năm 2011, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã nghiên cứu điều khiển ra hoa cho lan Dendrobium. Theo tác giả, lan Dendrobium trồng với giả thể 50% than củi + 50% xơ dừa đến giai đoạn ngừng sinh trưởng thân lá (18 tháng tuổi) thì dừng tưới nước 3 – 5 ngày và phun bổ sung phân bón Growmore 10:30:10 hoặc 10:10:30 (1 – 1.5 g/lít) 7 ngày/lần để làm tăng tỷ lệ ra hoa, hoa ra tập trung, tăng năng suất, chất lượng hoa.
Vụ Đông Xuân bổ sung ánh sáng bằng đèn compax cường độ 75 lux trong 4 giờ cho tỷ lệ ra hoa cao hơn và tăng chất lượng hoa. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng trong vụ Hè Thu thì không có hiệu quả tích cực.
Phan Văn Trường (2008) đã phối hợp với viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và đưa ra quy trình điều khiển ra hoa Lan Oncidium. Quy trình xử lý này có thể cho tỷ lệ ra hoa từ 75 – 80%.
Phạm Thị Liên (2010) cho rằng phương pháp sốc khô bằng cách ngưng tưới nước 3 – 5 ngày giúp lan Dendrobium ra hoa tập trung và tăng chất lượng hoa trong cả mùa hè và mùa đông.
Đề tài đã tiếp thu các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng, ảnh hưởng của giá thế hay ảnh hưởng của sốc khô đến khả năng ra hoa một số giống lan thuộc 3 chi này. Đề tài đã kế thừa và tiếp tục tập trung hướng nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống lan lai nhập nội nhằm tăng khả năng ra hoa của các giống lan này.
* Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại.
Khi điều tra về sâu, bệnh hại trên cây hoa Lan, các tác giả của Trung tâm Hoa cây cảnh, Viện Di truyền Nông nghiệp đã đề xuất các biện pháp phòng trừ và xác định lan có 10 bệnh hại bao gồm 8 bệnh hại do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn. Những bệnh do nấm gây ra bao gồm đen thân cây con, đốm lá, thán thư, thối hạch, đốm vòng cánh hoa, đốm gỉ cánh hoa, thối đen ngọn. Trong đó gây thiệt hại đáng kể là bệnh đốm lá có thể dùng Score 250ND, bệnh đốm vàng, đốm nâu có thể dùng Zineb 80WP.
Theo Việt Chương (2002), côn trùng hại lan gồm rệp bông, rệp sáp, rệp son, rệp bọc, bọ trĩ, bọ nhảy, sâu bướm, ong vẽ bùa, gián, ốc sên… gây hại. Bệnh hại lan chủ yếu do nấm và vi khuẩn gây nên như đốm lá, thán thư, đốm vòng cánh hoa, đen thân, thối đen ngọn, thối mềm lá và bệnh thối rễ gây hại.
Nguyễn Công Nghiệp (2000) đã xác định bệnh hại lan chủ yếu là bệnh thối đọt, khô căn hành, thối ngọn, đốm lá…. Có thể dùng một số loại thuốc sát khuẩn có đồng như Oxiclorua đồng, Boóc đô từ 0,5 – 1%, các dẫn xuất có gốc Etylen, hỗn hợp Zinep và Clorua đồng… Ngoài ra, trên cây Lan có một số côn trùng gây hại như kiến, ruồi đục lá, hoa, rệp son, bọ trĩ… có thể dùng Bassa, Malathion để phun phòng trừ.
Nguyễn Thị Kim Lý (2009) đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp DAS – ELISA, nhằm chẩn đoán, xác định sự có mặt của virut CyMV và ORSV trên lan Cattleya cho thấy trên hầu hết các vùng trồng lan Cattleya ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đều xác nhận sự có mặt của 2 virút gây hại là CyMV và ORSV. Trong đó CyMV chiếm 20,51%, ORSV chiếm 15,99% và nhiễm cả 2 virut này là 7,26%. Xác định các triệu chứng gây hại do CyMV thường gặp nhất là cây sinh trưởng còi cọc chiếm 45,5%, ngoài ra còn biểu hiện ở biến dạng, hoại tử, khảm hoặc vàng trên lá. Triệu chứng do ORSV gây ra phổ biến là hiện tượng mất màu hoa và đốm vòng chiếm tỷ lệ từ 45,0% – 44,4%.
Phun phòng ngừa Orthene 75% cho nụ và hoa Oncidium trưởng thành sẽ ngăn chặn thiệt hại do bọ trĩ, rệp và kiến gây ra mà không gây thiệt hại cho hoa. Orthene 75% cũng không để lại dư lượng trong hoa Oncidium. Kiểm tra cây thường xuyên và tháo bỏ vỏ khô bọc giả hành để ngăn chặn sự tích tụ của độ ẩm, và là nơi ẩn nấp cho các loài côn trùng. Ngoài ra, sên và ốc sên thường xuyên hại lan. Neem Oil là một lựa chọn an toàn để trừ sên và ốc sên, nó có mùi cam quýt dễ chịu.
3. Các nghiên cứu khác.
* Nghiên cứu về chọn tạo giống.
Từ năm 2008 – 2010 Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành lai tạo hàng trăm tổ hợp, giữa các dòng lan bản địa Dendrobium, Oncidium với các dòng lan công nghiệp, kết quả đã tạo ra rất nhiều dòng lai có nhiều tính trạng khác biệt, hiện đang đánh giá, nhằm chọn ra những giống tốt nhất, phục vụ sản xuất.
Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh (2008-2010) đã thu thập và chọn tạo các giống lan như Dendrobium (20 giống); Mokara (20 giống), Cattleya (10 giống), Phalaenopsis (10 giống), Vanda (10 giống), Oncidium (10 giống) và các giống lan rừng. Trung tâm cũng đã lựa chọn và lai tạo được các giống có đặc tính tốt.
Năm 2007 Lê Tấn Đức và cs đã sử dụng phương pháp chuyển gen để tạo cây Lan Dendrobium. Cùng năm này, Lê Văn Hoà và cs đã sử dụng tia gamma ở liều lượng từ 100 – 200 Gy tạo sự đa dạng về chiều cao cây Dendrobium udomsri.
Từ năm 1997 đến năm 2007, Phan Trọng Dũng đã lai tạo thành công 14 giống hoa Lan mới thuộc các loài Dendrobium, Vanda, Oncidium.
* Những nghiên cứu về nhân giống.
– Nhân giống bằng phương pháp tách chiết.
Nguyễn Công Nghiệp (2000) cho thấy phương pháp nhân giống bằng tách chiết với các giống Dendrobium, Cattleya, Oncidium nên dùng 2 giả hành duy nhất.
Theo Trần Mạnh (2010), thời điểm thích hợp cho tách chiết Cattleya là khoảng 4 tháng trước mùa nghỉ. Khi tách chiết Cattleya thì nên tách ít nhất 3 giả hành thành 1 cây mới, nếu tách dưới 3 giả hành thì cây sẽ phát triển yếu.
– Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2010), cây hoa Lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao. Môi trường chính cho nuôi cấy lan Cattleya là môi trường Knudson’C.
Nghiên cứu nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in vitro, Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên (2005) đã kết luận môi trường MS với 1ppm BA là thích hợp nhất cho sự nảy mầm của hạt Dendrobium.
Vũ Quốc Luận, Dương Tuấn Nhựt (2007) đã bước đầu nghiên cứu thành công khả năng tạo chồi hoa Dendrobium Mild Yumi trong nuôi cấy in vitro.
Năm 2011, Vũ Ngọc Lan đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro 2 giống lan Hoàng Thảo rừng dùng làm dược liệu là Dendrobium nobile Lindl. và Dendrobium chrysanthum Lindl., tác giả đã kết luận kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc và lỏng lắc thoáng khí đã làm tăng hệ số nhân nhanh thể sinh chồi lan D. nobile Lindl. Nhân nhanh cụm chồi D. chrysanthum Lindl. bằng bioreactor đã giảm được ½ thời gian nhân giống và cải thiện chất lượng chồi.
Cùng năm 2011, Hà Thị Thuý và cs đã tìm ra môi trường tạo cây hoàn chỉnh các giống lan Hoàng Thảo D. farmeri, D. anosmum, D. chrysanthum là VW + 0,3 mg/l NAA + 0,2 mg/l GA3 + 3g/l agar + 30g/l đường.
Tóm lại, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn gen hoa Lan bản địa và nhập nội cũng như đánh giá, tuyển chon những giống phong lan triển vọng cho sản xuất và đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về giá thể, phân bón, kỹ thuật điều khiển ra hoa, phòng trừ sâu, bệnh hại… Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số đối tượng và chưa hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đầy đủ, đặc biệt là trên các chi lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam do khí hậu quanh năm ấm áp. Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do có mùa đông lạnh nên cây sinh trưởng, phát triển kém và hầu như không ra hoa vào mùa đông. Để phát triển cây Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ cần đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa. Đồng thời nghiên cứu các biện phát kỹ thuật nuôi trồng làm tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bệnh thối nhũn của cây con ở mùa hè và tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng hoa của cây trưởng thành ở mùa đông đối với các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi lan trên.