Dành cho người mới chơi Lan: Tưới nước

Dành cho người mới chơi Lan: Tưới nước

Tưới nước

Bài và ảnh của STEPHEN R. BATCHELOR

Phải chăng nước là một nhu cầu to lớn của cây trồng? Nước rất quan trọng đối với quá trình sinh lý trong suốt đời sống của các mô của cây. Carbon dioxide và nước được kết hợp trong quá trình quang hợp để tạo là nguồn thức ăn cần thiết nuôi sống cho cây. Nước còn tạo ra chức năng quan trọng khác là vận chuyển muối khoáng thông qua bộ rễ của nó, đồng thời lại phân phối muối khoáng, thức ăn tới những thực thể khác trong phạm vi cây đó. Một người trồng lan chỉ cần để ý đến việc cung cấp hoặc quá ít hoặc quá nhiều nước, để quyết định như thế nào cho thích hợp đối với cây Lan

Hình trên: Một cây Trichopilia suavis trưởng thành thể hiện tình trạng giả hành bị xếp nếp giống như chiếc phong cầm, và bị còi cọc do tưới không đủ nước trong thời kỳ sinh trưởng của nó.

TƯỚI QUÁ ÍT VÀ QUÁ NHIỀU NƯỚC

Hầu hết các giống lan, đặc biệt là giống lan biểu sinh (phong lan) có sức chịu đựng khô hạn tốt. Khác với những giống cây nhỏ khác, lan thường thể hiện việc thiếu nước mà ta thường thấy là tình trạng nhăn nheo ở bên ngoài thân hoặc giả hành. Nếu như có một thời gian dài việc tưới nước ta cứ làm từ từ, tạo ra sự khô hạn, thì bộ rễ của lan sẽ phát triển. Lá của loài Cattleya sẽ không còn nhiều thịt, ta có thể nhìn thấy bằng mắt hoặc sờ bằng tay. Nếu chiếc lá căng, thịt dày thì sờ tay thấy nhẵn, ngược lại, khi thiếu nước lá lan sẽ trở nên nhăn nheo, thô nhám và sần sùi. Những lá lan mỏng thì sẽ quăn lại trong tình trạng mất nước. Một số loài khi bị thiếu nước, đầu lá sẽ chết. Đối với những loài chịu hạn tốt, lá có thể trở nên nhạt màu, chuyển sang vàng, hoặc thậm chí có thể chết và chuyển sang màu nâu. Các giả hành thì càng già càng có nhiều nếp nhăn dọc thân như những cái rãnh sâu dưới điều kiện thiếu nước và tình trạng này sẽ lặp lại với những giả hàng kế tiếp. Điều này cảnh báo cho người trồng lan rằng các cây Lan đang bị mất nước và cần được bổ sung ngay.

Như vậy, việc thiếu độ ẩm đã làm cho lá lan và các giả hành bị tổn thương. Những lá đang phát triển, nhất là đối với những giống lan có lá mỏng thì khi thiếu nước chúng sẽ nhăn lại giống như chiếc đàn phong cầm. Các lá và giả hành đã trưởng thành sẽ bị chết đi trong giai đoạn thiếu nước nghiêm trọng này.

Hình tên: lá cây Lan Tolumnia bị héo đi không phải vì thiếu nước mà chính là vì do tưới nhiều nước qúa nên rễ không phát triển được.

Tình trạng tưới quá nhiều nước cũng là một sai lầm thường gặp có ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây Lan. Những người trồng lan có nhiệt huyết đã biết khó khăn như thế nào với thói quen tưới nước cho lan, ngay cả khi cần thiết hoặc khi có thể gây hại cho cây Lan! Thật là trớ trêu, nếu tưới quá nhiều nước mang lại hậu quả cũng chẳng khác gì khi tưới quá ít nước. Lý do của việc này nằm ở chỗ khả năng hấp thụ nước từ bộ rễ của lan. Đối với những cây Lan trồng trong chậu nếu tưới quá mức cần thiết thì sẽ làm cho cây Lan luôn bị úng nước, dẫn đến hủy hoại các chất trồng. Nếu các chất trồng ngậm nước nhiều hoặc bị phân hủy thì không khí không thể lưu chuyển trong chậu được. Nếu không có oxygen, thì bộ rễ không thể phát triển hoặc giảm tác dụng hấp thu hơi nước và dinh dưỡng. Dưới điều kiện như vậy chúng sẽ chết một cách nhanh chóng. Khi rễ đã không làm được chức năng này thì cây Lan cũng khô héo dần.

Một cây Lan thường bị quá ẩm ướt cũng dễ nhiệm bệnh. Bộ rễ lan (Phytophthora cactorum, Pythium ultimum, Rhizoctonia solani) rất dễ trở nên xơ xác, thấm đẫm nước, lan xuống đến tận thân rễ của chúng và giết chết chúng từ gốc đến ngọn trước khi người trồng có những hành động cứu chữa. Tưới quá nhiều nước vượt xa yêu cầu của chúng làm cho cây Lan không phát triển được và các lá mới và các giả hành thêm còi cọc.

Hình dưới: Do tưới nước quá thường xuyên, ngay lập tức cây Cattleya lai này đã hư hết bộ rễ và thân rễ của nó bị thối đen lại – và lúc này muốn cứu nó thì cũng đã quá muộn.

Hình trên: Do bị tưới nước quá nhiều, cây Rhyncholaelia digbyana này hai giả hành phị trước đang trong quá trình trưởng thành cùng với những giả hành khác cũng đã bị hư hại nghiêm trọng.

Tưới quá nhiều nước cũng như tưới quá ít cũng đưa đến một kết cục như nhau, vậy thì những người trồng lan làm thế nào để nhận biết đâu là sai lầm của mình? Nếu một cây Lan gặp tai họa thì triệu chứng của chúng như chúng ta vừa đề cập đến ở phần trên, nếu như vậy thì đây chính là lúc chúng ta phải quan sát bộ rễ của chúng. Cách tốt nhất để coi bộ rễ của chúng có còn tốt không bằng cách ta cầm cây Lan lắc nhẹ. Nếu như cây Lan có bộ rễ tốt thì thường là chúng không nhúc nhích bên trong chậu. Nếu ta thấy cây Lan có hiện tượng bị khô thì đó chính là vì chúng bị thiếu nước, cách đơn giản là bạn tưới nước để cho bộ rễ của chúng trương lên. Mặt khác, một cây mà bộ rễ đã chết, ta thấy một ít rễ của chúng không còn mập mạp nữa để chúng có thể đủ sức bám vào giá thể, có thể dễ dàng nhấc chúng khỏi chậu, kiểm tra kỹ bộ rễ. Trong quá trình này thế nào cũng có sự dập gẫy một số rễ, vì thế cần phải cẩn trọng để không hư hỏng nghiêm trọng.

Trong trường hợp cây Lan bị tưới quá nhiều nước trong một thời gian nào đó, ta thấy cả các chất trồng cũng như bộ rễ bị đen lại, ẩm ướt và bị phân hủy. Như vậy sẽ có rất ít rễ còn có thể tồn tại trong điều kiện ẩm ướt, thiếu không khí, và chúng rất cần được tách cây Lan khỏi cái chậu đã bị hủy hoại. Những rễ bị chết lúc nào cũng sẫm màu hơn các rễ còn sống, và rất dẽ để bứt chúng ra khỏi cây chỉ bằng cái kéo nhẹ. (Ngược lại những rễ mà màu của chúng còn sáng hơn, chúng vẫn còn bám chắc vào cây an và giá thể) Những rễ đã chết nhưng còn bám vào cây Lan thì cần cắt bỏ chúng, và chuyển sang chậu khác phù hợp, với chất trồng mới. Với một cây chỉ còn một ít rễ còn sống thì chuyển chúng vào chỗ ít ánh sáng hơn, độ ẩm cao hơn để đề phòng các rễ bị hủy hoại thêm, cho đến khi rễ mới xuất hiện. Từ đây cần chế ngự việc tưới nước liên tục, bởi vì các rễ mới không thể phát triển trong những chất trồng ẩm ướt. Chỉ nến giữ cho các giá thể trong tình trạng ẩm độ vừa phải, như vậy sẽ kích thích cho rễ mới phát triển. Một khi rễ đã bắt đầu xuất hiện và thâm nhập vào chất trồng, thì có thể tưới nước nhiều hơn nhưng cũng phải thận trọng.

Hình trên: Như cây Catasetum pileatum trong hình trên có bộ rễ khỏe mạnh sẽ làm cho cây hấp thụ nước tốt hơn.

Mọi người trồng lan đều biết rằng một khi cây Lan không có rễ, và chuyển sang chậu mới thì bỏ chúng vào túi polythetilene để có thể đạt được độ ẩm cao, kích thích cho rễ mới hình thành. Nếu thực hiện biện pháp này thì cần lưu ý không để túi ni-lông này dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, cuối cùng thì cây Lan bị nấu chín.

Có những cây Lan cho thấy dấu hiệu là không đủ nước, mặc dù bộ rễ trông có vẻ tốt mà vẫn tưới nước thường xuyên, trong trường hợp này, cần phải coi lại chất trồng, có thể chúng không phù hợp với loài này. Có thể chất trồng này thường khô rất nhanh như trường hợp của cây Trichopillia suavis, trồng trong chậu với giá thể là những vỏ cây như bức hình ở phần trên. Do việc tưới nước không đủ làm cho các chất trồng khô nhanh, đó chính là nguyên nhân làm cho giả hành nhăn, gấp nếp như chiếc phong cầm và làm còi cọc những chồi mới phát triển (mặc dù cây Lan có thể vẫn cho hoa một cách đáng ngạc nhiên). Thay chậu mới với chất trồng duy trì được độ ẩm giúp cho cây tốt hơn vì chu kỳ khô của chất trồng dài hơn đồng thời có nhiều độ ẩm hơn.

Hình dưới: Cây Paphiopedilum (lan hài) này không còn rễ sống, chúng không có khả năng hấp thụ nước như mong muốn. Lưu ý dấu hiệu của bị khô héo nghiêm trọng.

Vậy thì người trồng lan cần bao lâu mới tưới một lần để không bị úng quá hoặc không bị thiếu nước quá? Phải chăng điều kiện cũng như nhu cầu của lan là khác nhau, vì vậy lời khuyên của chúng tôi là “mỗi tuần tưới nước một lần nhất định cây Lan sẽ tốt” Đây không phải là trường hợp điển hình.

Hình trên: Cây Catlanthe rụng lá trong thời kỳ nghỉ của nó, giai đoạn này chúng cần ít nước cho tới khi chồi mới và rễ mới hình thành.

NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CẦN THIẾT

 Mỗi ngày có nắng cây mất nước khá nhiều, vì nước bốc hơi qua lá. Lượng nước mất đi này đương nhiên cần phải được bổ sung, bằng cách để lan hấp thụ nước qua rễ của chúng, như vậy cây mới thực hiện đầy đủ chức năng của nó. Bất kỳ dưới điều kiện môi trường nào mà tăng tỷ lệ thoát nước thì cũng đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu về nước của cây Lan. Những điều kiện này bao gồm ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và nhiều gió như chúng ta đã bàn về vấn đề này trong bài trước. Những nhu cầu về nước của cây Lan cũng có đặc tính thực vật của chúng. Những loài Địa Lan có nhiều lá và diện tích lá lớn thì việc thoát nước cũng nhiều hơn, do vậy cũng đòi hỏi nhiều nước hơn, loài Lan có lá nhọn (terete) thích nghi với sự khô hạn tốt hơn, đó là đặc tính biểu sinh của chúng. Nhu cầu về nước cũng khác nhau giữa một cây đang phát triển với một cây đang ngủ (rest period). Nhiều loài phong lan, đặc biệt  những cây lai đều có một giai đoạn ngủ (nghỉ), trong thời gian đó việc tưới nước cần phải giảm đi, ngược lại khi cây Lan đang trong giai đoạn phát triển mạnh thì nhu cầu nước lại cao.

Đối với những cây Lan đang trong giai đoạn phát triển hoặc đã phát triển thì việc tưới nước có ảnh hưởng là gì. Đó là một số chất trồng sẽ nhanh khô hơn số khác. Đối với những chậu lan mà chất trồng có kích thước nhỏ, mịn, chúng giữ nước nhiều hơn và sự tiếp xúc với không khí ít hơn, các chất trồng đó rất chậm khô. Những chất trồng thô khô nhanh hơn, diện tích tiếp xúc với không khí ít hơn, hấp thụ nước ít hơn và có những túi khí lớn hơn làm cho việc bốc hơi nhanh hơn. Các chất trồng chưa được làm khô, đặc biệt như là vỏ cây tươi, thì ban đầu chúng không giữ lại nước, vì vậy chúng sẽ khô nhanh hơn là khi chúng đã bị phân hủy và tồn tại trong chậu. Những cây Lan trồng trên tấm dớn hay trên các tấm ván, thì bốc hơi và bị khô rất nhanh, nhưng bù lại là bộ rễ của chúng được tiếp xúc hoàn toàn với không khí, khả năng giữ nước là rất hạn chế. Vậy thì loại chất trồng nào quyết định mức độ làm khô. Những chất trồng trong các chậu đất nung khô nhanh hơn bởi vì loại chậu đó có nhiều lỗ thoát khí, từ đó nước trong các chất trồng bốc hơi thoát ra ngoài. Các chậu bằng plastic thì nước không thẩm thấu qua được. Các chất trồng đặt trong loại chậu đó khô rất chậm. Cũng như vậy, kích thước của chậu cũng là một yếu tố cần xét đến khi tưới nước. Chậu lớn hơn thì chứa nhiều chất trồng hơn, chứa nhiều nước hơn và đương nhiên chất trồng trong đó lâu khô hơn những loại chậu có kích thước nhỏ. Đối với những chậu lớn có phần chất trồng ở giữa, được gọi là cái lõi, chúng bị cách ly với không khí và các yếu tố làm khô khác, vì vậy chúng ta cần lưu ý đến thời gian làm khô chất trồng. Điều này có thể là một khó khăn đối với những cây trồng nhân giống hoặc làm mẫu.

Những điều kiện có ảnh hưởng đến chu kỳ tưới nước

Cần tưới nước thường xuyên Tưới nước không thường xuyên
Khi ánh sáng mạnh liên tục Trong điều kiện ánh sáng yếu liên tục
Khi phải đối diện với nhiệt độ cao Khi đối diện với nhiệt độ thấp
Tốc độ gió Dưới điều kiện độ ẩm cao
Loài có nhiều lá,  lá mỏng, rộng bản Gió nhẹ
Khi cây Lan đang phát triển Với những loài Lan có lá dầy, hẹp và ít lá
Trong chất trồng thô, xốp Trong giai đoạn ngưng phát triển
Ghép trên miếng gỗ hoặc dớn Chất trồng mịn có khả năng ngậm nước
Trong chậu bằng đất nung Chất trồng đã bị phân hủy mà vẫn tồn tại
Trong điều kiện chất trồng còn tươi Trồng trong chậu plastic hoặc chậu không thẩm thấu
Trong một chậu nhỏ Trồng trong chậu
Trong điều kiện độ ẩm thấp Trồng trong chậu lớn

KHI NÀO THÌ TƯỚI NƯỚC VÀ TƯỚI NHƯ THẾ NÀO

Căn cứ vào điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến nhu cầu nước của các cây Lan, nhà vườn sẽ biết khi nào thì cây Lan của mình cần nước. Dù sao, chúng ta chỉ cần nhìn vào giá thể trong chậu coi chúng có ngậm nước không để quyết định cây Lan đã cần phải tưới nước chưa. Cuối cùng, vì việc hấp thụ nước của cây Lan gần như là do bộ rễ của chúng, đó là nơi chúng ta cần quan sát coi chúng có còn ngậm nước không.

Đôi khi, người ta khuyến cáo rằng nên để chất trồng được khô hoàn toàn, như vậy cây Lan mới phát triển tốt, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào từng giống lan. Ta thấy những chất trồng khi đã trở nên khô thì màu sẽ sáng hơn, thấy chúng nhẹ hơn, nếu ta sờ tay vào thì thấy chúng khô hơn so với khi ta tưới nước và khi nó còn ướt. Những chất trồng xốp thì có thể làm ta lầm lẫn, thực vậy. Trên bề mặt chất trồng ta thấy khô trong khì phần lớn các chất trồng ở dưới chậu vẫn còn lưu trữ một lượng nước nào đó đủ cung cấp độ ẩm cho lan. Trong trường hợp này thì dùng chậu đất nung là tốt nhất, bởi vì chúng thoát nước nhanh một khi chất trồng bị ngậm nước. Nhưng với những chậu nhựa thông thường, nhiều người trồng lại cho rằng chúng giúp ta thấy rõ hơn lượng nước bên trong, thí dụ như kiểm tra trọng lượng chất trồng. Bằng cách đều đặn nhấc các chậu lan lên để coi mức độ ẩm ướt và quan sát cây Lan, từ đó ta cũng có thể thấy chúng cần mức độ ánh sáng thế nào và khi nào thì cần tưới nước. Tôi cam đoan rằng đó có thể là không thực tế đối với những người mới vào nghề với số lượng lan không nhiều, nếu hàng ngày cứ phải đi vòng quanh rồi nhấc chậu lan lên coi xem chúng đã cần nước chưa. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhớ một điều gì đó, thí dụ “Sáng thứ Bảy là thời gian tưới nước cho lan”. Tất cả chúng ta cứ bị cuốn hút vào công việc hàng ngày, ngay cả khi các cây Lan của chúng ta không đòi hỏi như vậy. Điều này nói lên rằng, tất cả các cây Lan của chúng ta không phải vì thế mà chúng bị chết bởi cách tưới nước như vậy. Nhưng cũng có một số cây Lan chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như chúng nhận được quá ít hoặc quá nhiều nước theo yêu cầu. Do hầu hết bộ sưu tập của những người trồng lan nghiệp dư, nhất là những người sưu tập các loài Lan khác nhau, không đồng nhất, không hẳn là loài nào, song cây Lan nào cũng có trồng trong chậu và chứa các giá thể. Thật là khôn ngoan nếu những người mới vào nghề tránh khuynh hướng này và cố gắng đồng nhất nhu cầu của các cây Lan mà người đó có.

Việc sắp đặt cây Lan sao cho có hiệu quả đối với những người chơi nghiệp dư là xếp những cây có cùng nhu cầu nước vào một nơi. Đương nhiên, việc cần quan tâm đầu tiên là xem xét nhu cầu về ánh sáng; Không đủ ánh sáng, thời gian nghỉ của cây sẽ trở nên không bình thướng. Sau yêu cầu này như đã được dự liệu, việc cần tiếp theo là sắp xếp các cây theo nhu cầu về nước của chúng, quan tâm đến những yếu tố khác nhau như đã thảo luận ở trên, những yếu tố có ảnh hưởng  đến nhu cầu về nước. Chỉ những cây đã được kiểm soát hàng ngày mới đưa chúng vào thành một nhóm có cùng một nhu cầu như nhau. Bằng cách này, chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc tười nước cho các cây được sưu tập đã được sắp xếp (theo nhóm).

Hình trên: Những vết đốm trên lá cây Cattleya Jinn có thể do vi khuẩn, có thể lây lan từ lá này sang lá khác do ta phun nước và làm cho hoa của cây Lan không còn sáng màu.

Khi cần phải tưới nước, cần phải thực hiện một cách hoàn hảo, ta làm cho các các chất trồng hoàn toàn ẩm và nước được thoát ra từ các lỗ của chậu. Cần thận trọng trong lúc tưới nước kẻo rách các lá lan và tưới trong thời kỳ có những điều kiện dẫn đến việc làm lá bị bỏng. Phải thừa nhận, không phải người trồng lan giỏi nào cũng ngán chuyện đó. Tất nhiên, những cây Lan mọc nơi hoang dã thì rất thỏa mãn một khi nước mưa làm cho ướt đều từ ngoài vào trong cũng như hơi nước bao bọc quanh nó. Chúng ta cũng muốn tạo ra môi trường giống như trong tự nhiên, nhưng thực tế đó là một điều khó khả thi. Thường những điều kiện trồng lan như hiện hữu thì không đáp ứng được yêu cầu ưu việt nhất mà cây Lan có thể được hưởng thụ, nhất là làm sao có điều kiện để sương mù luôn bao quanh cây Lan như mong muốn của lá và rễ. Nước trên lá và chung quanh rễ trong giá thể, luôn là lâu khô hơn so với trong tự nhiên. Khi điều này kết hợp với một thực tế là bộ sưu tập lan quá nhiều (hoặc sẽ trở thành quá nhiều) sẽ dẫn tới các cây Lan sẽ bị lây nhiễm lẫn nhau. Lá và rễ của những cây đang mang bệnh trong thời gian chúng còn ở trong thiên nhiên sẽ phát triển cực nhanh đến những cây đã sưu tập, nhất là khi tưới nước, mầm bệnh từ lá này sẽ truyền sang những lá khác, hoặc bởi độ ẩm luôn thường trực trong chất trồng.

Tưới lan vào buổi sáng lúc bắt đầu một ngày, thường là tốt vì nó có những tiền đề tốt (cũng có thể đó là lúc ánh sáng và nhiệt độ đang lên cao), tưới nước vào lúc này sẽ làm cho việc bốc hơi của nước tích tụ trên lá lan nhanh hơn. Làm như vậy sẽ giảm thiểu khả năng ngậm nước của các chất trồng sau một thời gian tưới nước. Cũng như vậy, muốn kiểm soát bệnh tật cho lan thì không nên sử dụng lại lượng nước đã thải ra, mà điều này thường những người trồng lan trong nhà hay mắc phải./.

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon