Tiêu điểm Bonsai: Cây Si Quả Nhỏ ‘Kaneshiro’ (Chinese banyan, Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’)

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (08/08/2021)
 

Trong khi nhiều cây Bonsai thường được bứng khỏi mặt đất sau khi phát triển tự nhiên, một số cây được tạo ra tương đối đặc biệt. Ví dụ, Cây Si Quả Nhỏ ‘Kaneshiro’ (Chinese banyan, Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’) – là tác phẩm thụ phấn chéo đáng kinh ngạc của nghệ sĩ đã quyên tặng cây, Haruo “Papa” Kaneshiro.

Giám đốc Bảo tàng Michael James cho biết Kaneshiro, sống ở Hawaii, được biết đến là cha đẻ của Bonsai nhiệt đới vì công việc của ông với những cây nhiệt đới từ rất lâu trước khi chúng được xem là vật liệu làm Bonsai phổ biến. Kaneshiro được vinh danh cùng một số nhân vật Bonsai đáng chú ý khác như John NakaTed Tsukiyama tại Hội nghị Bonsai Quốc tế (International Bonsai Convention) ở Hawaii và là một trong những thành viên đầu tiên thành lập Liên đoàn Hữu nghị Bonsai Thế giới (World Bonsai Friendship Federation).

James nói: “Một trong những lý do khiến Kaneshiro được coi là cha đẻ, vua hoặc cha của bonsai nhiệt đới là vì ông ấy rất sẵn lòng chia sẻ những bí quyết về bonsai với phần còn lại của thế giới.

Không phải là cây thuần chủng

Cây Si Quả Nhỏ ‘Kaneshiro’ (Chinese banyan, Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’) là sự kết hợp độc đáo của Kaneshiro giữa Ficus microcarpa ‘retusa’Ficus microcarpa ‘crassifolia’. Trong khi quả sung trên cây sung thường phát triển đến kích thước mà bạn có thể thấy trong cửa hàng tạp hóa, quả trên cây Ficus microcarpa thường dao động từ ⅛ inch đến ¼ inch (3,17 – 6,35 mm), James nói.

Hoa của Ficus microcarpa nằm bên trong quả và không bao giờ mở ra, vì vậy tò vò (wasps, Tò vò là nhóm côn trùng thuộc bộ Hymenoptera và phân bộ Apocrita nhưng không phải là ong hay kiến. Có thể nói mỗi loài côn trùng gây hại cho hoa màu đều có ít nhất một loài tò vò ăn chúng hoặc sống ký sinh vào loài đó.) nhỏ phải bò vào bên trong quả để thụ phấn cho hoa. Quá trình của Kaneshiro đã tạo ra cây cảnh Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’ vẫn còn ở Bảo tàng ngày nay.

Phong cách rễ ôm đá (Root Over (Lava) Rock)

James cho biết cây Cây Si Quả Nhỏ ‘Kaneshiro’ (Chinese banyan, Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’) này đã được đào tạo từ năm 1975, nhưng Kaneshiro đã trồng cây xuống đất trên một phiến đá nham thạch vào năm 1982. Phương pháp trồng độc đáo này đã hạn chế cây phát triển trực tiếp xuống đất – rễ phải va vào phiến đá đầu tiên và sau đó phát triển xung quanh đá.

Ông nói: “Những cây cổ thụ này phát triển nhanh đến mức nếu bạn đặt một cây thẳng xuống đất ở Hawaii, nó sẽ trở thành một cây cao 100  feet (30,48 mét)  ngay lập tức.”

James cho biết, vào thời điểm Kaneshiro bứng cây lên khỏi mặt đất và trồng trong chậu vào năm 1987, rễ cây đã quấn quanh tảng đá nham thạch chặt chẽ đến mức tảng đá trở thành một phần của bố cục.

James nói: “Bây giờ nó là phong cách rễ ôm đá, như thể nó đang mọc trên sườn đồi núi lửa ở Hawaii. Bạn có thể nhìn thấy đá núi lửa nhô ra như một mỏm núi lửa”.

Một nơi nghỉ ngơi

Cây Si Quả Nhỏ ‘Kaneshiro’ (Chinese banyan, Ficus microcarpa ‘Kaneshiro’) đến Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia vào năm 1990. Nó tìm thấy nhà trong một khu trưng bày được đặt tên cho nhà tài trợ của nó: Nhà Kính Nhiệt đới Haruo Kaneshiro. Kaneshiro cũng đã tặng một cây Thông Đen được tổ chức trong Bộ sưu tập Bắc Mỹ.

James cho biết cây Si Quả Nhỏ phát triển nhanh, quanh năm, có nghĩa là các tình nguyện viên phải cắt tỉa các chồi và lá của cây khoảng một lần một tuần.

Ông cho biết: “Trên một cây thông trắng Nhật Bản, việc cắt tỉa có thể được thực hiện mỗi năm một lần, nhưng những cây thuộc chi Sung (Ficus) mọc ra ngoài hình dáng bonsai và lá của chúng trở nên quá lớn rất nhanh chóng.”

Là một loài cây nhiệt đới, cây đa phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu ấm áp như Florida, Nam Trung Quốc hay Việt Nam và tự hào là loại gỗ mềm nên không thể bị đóng băng.

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon