Thử nghiệm tại sân sau: 5 bước để khiến bất kỳ không gian ngoài trời nào trở nên sống động

Back Yard Triage: 5 Steps to Bring Any Outdoor Space Back to Life

Post Image

Bài viết này sẽ chia sẻ về cách làm vườn cơ bản và cách tạo không gian ngoài trời đẹp và ý nghĩa.

Bố tôi là một bác sĩ và những từ như “stat – thử nghiệm” và “triage – phân loại” được sử dụng khá thường xuyên khi tôi lớn lên. Vì vậy, khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh thiết kế cảnh quan, việc thực hiện “thử nghiệm tại sân sau” khi bắt đầu một dự án khách hàng dường như rất có ý nghĩa. Thì ra cũng giống như những thử nghiệm trong phòng cấp cứu, bạn cần ưu tiên các nỗ lực để tăng cơ hội mang lại sự sống cho một không gian đang có nguy cơ bị tàn lụi hoặc không có sự sống.

Bước # 1: Xác định cuộc sống ngoài trời có ý nghĩa như thế nào đối với bạn

Không giống như trong phòng cấp cứu, nơi ý nghĩa của cuộc sống được hiểu rõ ràng. Bạn hãy tạm dừng lại một chút và tự hỏi bản thân: “Tôi muốn sống bên ngoài như thế nào?”. Thực hiện bước đầu tiên này sẽ giúp bạn: a) ưu tiên những việc cần làm trong tương lai; b) định hướng rõ ràng về mục tiêu; và c) hoàn thành công việc nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Lập danh sách tất cả những điều bạn muốn làm hoặc có bên ngoài (hoặc không làm, không có). Bạn hãy cứ mơ ước một chút: đừng để thực tế bao trùm bạn vào thời điểm này. Ví dụ: bạn có thể nên:

  • Trồng cây thực phẩm (trái cây, rau, thảo mộc) hoặc hoa
  • Nuôi gà hoặc ong
  • Tạo không gian vui chơi và sáng tạo cho con cái
  • Tạo không gian nấu nướng và tụ tập để giải trí hoặc chỉ để vui chơi như sân, boong, giàn leo, hố lửa
  • Tạo một nơi để thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bên ngoài
  • Tạo cá hình thức thư giãn với nước như hồ bơi, spa hoặc đài phun nước
  • Tập trung vào hình thức hơn chức năng hoặc ngược lại
  • Hay bạn ghét côn trùng và thực sự chỉ thích quan sát sân từ bên trong nhà

Một số điều trên có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng không cái nào sai cả, trừ khi chúng mâu thuẫn với ý nghĩa cuộc sống của bạn.

Bước # 2: Vẽ phác thảo nhanh

Với danh sách các ưu tiên trong tay, hãy vẽ một bản phác thảo sơ bộ về sân của bạn, bắt đầu phác các khu vực trong nhà, ngôi nhà, đường đi xe, vỉa hè, những cây lớn và bất kỳ yếu tố chính nào khác trong sân. Bạn đừng lo lắng liệu bạn có vẽ thẳng không, có chính xác hay có đẹp không, chỉ cần phác thảo một cái gì đó. Sau đó, vẽ ở các khu vực (hoặc sử dụng đốm màu) nơi bạn muốn làm những việc trong danh sách của mình. Hãy nghĩ về những đốm màu này giống như các phòng trong nhà của bạn (ví dụ: phòng ăn, phòng khách, phòng vui chơi, v.v.) và xem xét những điều sau:

  • Đặt không gian chuẩn bị thức ăn và đồ uống gần cửa sau, gần nhà bếp hơn để việc đi lại sẽ dễ dàng hơn.
  • Không gian sống và giải trí linh hoạt hơn và ít phụ thuộc hơn vào vị trí ngôi nhà, nhưng bạn đừng quên về nhu cầu lưu trữ hoặc tiếp cận, ví dụ như đệm, điện, hệ thống ống nước, v.v.
  • Xác định vị trí không gian vui chơi của con cái trong tầm nhìn từ cửa sổ nhà bếp. Hãy cân nhắc một khu vực tiếp khách nhỏ gần đó (thậm chí rộng gấp đôi nơi cất giữ đồ chơi) để bạn cảm thấy thoải mái và thích ở ngoài đó nhiều như những đứa trẻ của mình.
  • Vườn rau nên được đặt ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhưng cũng phải gần kho chứa và dễ lấy nước. Nếu không, bạn sẽ rất vất vả khi trồng và thu hoạch rau củ.

Rõ ràng, nếu không gian ngoài trời càng nhỏ, bạn càng phải sáng tạo hơn. Suy nghĩ về các đốm màu một chút và di chuyển chúng xung quanh để cân nhắc các lựa chọn của bạn. Điều chỉnh mọi thứ ngay khi bạn đang thiết kế trên giấy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc điều chỉnh sau khi bạn đã thiết lập một thứ gì đó!

Bước # 3: Xem xét các góc nhìn từ bên trong nhà của bạn

Mọi người thường không nghĩ đến vấn đề là cảnh quan bên ngoài sẽ trông như thế nào khi họ đứng ở trong nhà và nhìn ra. Điều này vô cùng quan trọng bởi bạn dành phần lớn thời gian ở trong nhà.

  • Đi xung quanh bên trong nhà và dừng lại ở những cửa sổ và cửa ra vào nơi mà bạn dành phần lớn thời gian để đứng ngắm cảnh hoặc đi qua, ví dụ như cửa sổ nhà bếp, cửa sổ lồi, cửa sau, v.v.
  • Sắp xếp lại và căn lại vị trí các không gian ngoài trời mà bạn định xây dựng (tức là các đốm màu) để phác thảo những gì bạn muốn thấy hoặc không muốn thấy từ bên trong nhà.
  • Thêm các ký hiệu vào bản phác thảo để cho biết yếu tố thẩm mỹ nào bạn muốn quan sát nhiều nhất, ví dụ như một cây mẫu, chậu cây, băng ghế hoặc các đặc điểm kiến ​​trúc thú vị khác.

Bước # 4: Xác định những chi tiết nào cần được tập trung xây dựng và chi tiết nào có thể ẩn đi

Cân nhắc những gì cần ẩn khỏi tầm nhìn hoặc thu hút sự chú ý. Ví dụ, ở sân trước, bạn sẽ làm nổi bật cửa trước để khách cảm thấy được chào đón và biết cách đi vào bên trong. Bạn không nên che cửa trước bằng một bức tường cây bụi hoặc cây Bằng Lăng nước (crepe myrtle) phổ biến. Bạn sẽ phải đưa ra quyết định tương tự ở sân sau. Hãy xem xét những điều sau đây và những gì bạn cần làm để làm nổi bật hoặc ẩn đi một số chi tiết.

  • Nhà hàng xóm hoặc một cái gì đó khác ngoài sân của bạn
  • Khu lưu trữ không đẹp mắt, nhưng cần thiết (ví dụ: thùng rác)
  • Các hộp tiện ích

Bước # 5: Quyết định và bắt tay vào thực hiện

Cha tôi luôn nói, “quyết định tồi tệ duy nhất là do dự, sau đó là không hành động”. Vì vậy, nếu bạn đang định làm điều gì đó trong sân thì hãy đưa ra quyết định và chỉ làm điều đó. Đừng cảm thấy như bạn phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chia nhỏ công việc cần làm thành các giai đoạn hoặc các dự án nhỏ hơn. Điều này không chỉ giúp mọi thứ khả thi hơn về mặt tài chính mà còn cho phép bạn bắt đầu tận hưởng một số không gian sớm hơn. Bạn chỉ cần thực hiện từng bước một.

Tôi hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn có thể bắt đầu tận hưởng được tất cả những không gian sống đang chờ được hiện thực hóa ngay bên ngoài ô cửa.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon