VII. Trồng Lan trong nhà kính
1. Nuôi trồng trong nhà kính
Nhiều nhà trồng tỉa khởi sự với việc trồng một vài cây Lan trong nhà, trước khi tiến đến một nhà kính để mở rộng phạm vi chọn lựa các loài Lan có thể trồng được. Trồng lan trong nhà kính là một công việc có nhiều đòi hỏi hơn trồng lan trong nhà, nhưng kết quả đạt đuợc từ chúng thì rất nhiều và có thể thục hiện một phương pháp tiếp cận khác trong việc trồng tỉa.
Ngoài việc trồng lan trong chậu, trồng lan trong nhà kính cũng cho phép bạn trồng chúng trên vỏ cây hay gắn vào những cành cây cho lan bám vào cây sẽ bổ sung cho nhà kính một nét hấp dẫn hơn và bạn có thể đặt nó ở một đầu nhà kinh, để tạo ra một cảnh trí cố định bắt mắt và thu vị. Một số loài Lan có thể được trồng trong nhũng chiếc rổ đan mỏng và với nhiều phương pháp khác nhau đó, mọi chỗ trống trong nhà kính đều có thể được tận dụng.
Điều đáng ngạc nhiên là bạn có thể sắp xếp rất nhiêu cây Lan vào sống thoải mái trong một nhà kính. Tuy nhiên nếu bạn đang dự tính sẽ mua một nhà kính cho đám lan của bạn, điều tốt nhất là nên mua một nhà kính lớn hơn mức độ mà bạn cảm thấy cần thiết. Bộ sưu tập của bạn sẽ tăng lên cũng như với những cây Lan riêng lẻ, tất cả đều yêu cầu phải có thêm không gian. Ngoài ra nhà kính càng nhỏ, bạn càng khó điều khiển và nhiệt độ có thể thay đổi rất nhanh trong một không gian nhỏ hẹp, do đó sẽ không tốt cho cây Lan của bạn.
Lý tưởng nhất là nhà kính nên nằm theo hướng Bắc Nam. Điều này có nghĩa là những cây Lan bên trong nhà sẽ nhận được ánh sáng tối đa, mặc dù đa số ánh sáng đó tùy thuộc vào không gian mà bạn có trong nhà kính Trong những năm trước đây người ta thường xây nhà kính ở cuối khu vườn cách xa căn nhà chính. Nghĩa là bạn phải đi một khoảng khá xa trong những đêm đông lạnh lẽo, để bảo đảm cho đám lan được sưởi ấm tốt. Nhà kính càng ở gần nhà chính càng tốt. Lúc đó bạn sẽ thăm viếng nó thường xuyên hơn khi chỉ cần bước qua của sau nhà, hơn là phải đi theo con đường trơn trượt trong một đêm đông ướt át.
Nhà kinh cũng không nên xây quá gần những cây lớn. Tán cây sẽ hạn chế ánh sáng và những mảnh vụn của cây sẽ nằm đầy trên mái nhà bằng kính, tạo điều kiện cho các loại tảo sinh sôi. Một vị trí thoáng đãng cũng ngăn cản côn trùng từ cây bay vào nhà kính qua hệ thống thông gió, vốn là nơi mà nhiều loại sâu bọ xâm nhập vào nhà kính trong mùa hè.
Có nhiều kiểu thiết kế nhà kính khác nhau. Khi chọn lựa để phù hợp với cây Lan của bạn, bạn nên chọn loại có hệ thống thông gió nhiều nhất. Tốt nhất là có hệ thống thông gió ở hai bên và cả ở trên, nhưng điều đó thường khó thực hiện. Đối với cây Lan, nhà kính lý tưởng phải có một nền bằng gạch. Bạn có thể tự xây dựng lây nhà kính cho chính mình, dựng thêm các bức tường và mái kính với các khung bằng gỗ hay nhôm. Nếu nhà kính của bạn có lớp kính xuống tận nền, hãy dùng những tấm gạch hay plastic để che xung quanh phần tường phía dưới để cách nhiệt. Nên gắn những giá gỗ đã được xử lý để không bị mục và đặt chúng trên nên cao ở phía sau, nhằm giúp bạn thuận tiện khi tưới và chăm sóc cây Lan.
Để tận dụng hết không gian bên trong, tốt nhất là nên sắp xếp để có hai lối đi hẹp chạy dọc theo mỗi bên, ở giữa là những giá đỡ nằm ngay dưới đỉnh mái nhà. Việc này sẽ cho phép bạn tận dụng khung mái nhà giữa để treo những cây Lan trồng trong giỏ. Ngoài hai lối đi được xây bằng bê tông, phần còn lại của nền nhà nên để đất trống. Nhờ đó bạn có thể trồng thêm một số cây xanh, chẳng hạn như dương xỉ, vốn là loài thích nơi
ẩm ướt, có bóng mát và duy trì một môi trường nuôi trông thuận lợi. Tuy nhiên, trong một nhà kính nhỏ không nên trồng những loại cây leo, vi cuối cùng chúng sẽ che phủ hết khu vực mái nhà. Các cây leo thường rụng hoa hoặc nhả phấn vào đám lan bên dưới, gây nên những chỗ thối rữa nếu không được nhanh chóng nhặt bỏ. Khi đám cây leo phát triển, chúng sẽ hạn chế bớt ánh sáng cho cây Lan và mọc lấn át các cây khác trong nhà kính, chưa kể đến việc chúng là nơi trú ẩn cho các loài sâu bọ có hại.
Nên chừa khoảng trống cho một bồn nước khá sâu để nhúng các cây Lan, cũng như gắn một vòi nước kèm với ống để dễ dàng tưới cây và tạo độ ẩm.