VII. Chăm sóc và nuôi trồng
4. Nhân giống Hoa Lan
4.2 Nhân giống từ chồi
Những loài Lan như Dendrobium và Thunia mọc ra những cây con mới dọc theo thân và có thể cho vào chậu để nuôi trồng.
1. Cây lan Dendrobium này đã mọc ra một số những cây con mới.
2. Dùng kéo tỉa hoặc dao bén cắt mỗi cây con ra khỏi cây mẹ, chú ý rằng nó phải có một bộ rễ thật tốt.
3. Cắm từng cây con vào chậu, dùng vỏ cây mịn hoặc rêu nước.
4. Cố định cây con cho thật vững, rồi tưới nước. Đặt cây vào một lồng ấp đến khi có dấu hiệu của những chỏi mới ở dưới gốc.
Nhân giống lan Epidendrum
Một số loài Lan Epidendrum có dạng sậy cũng sẵn sàng mọc ra những chồi dọc theo các cành già và ở cuối những cành hoa mọc khá dài. Hãy chờ cho chúng mọc ra bộ rễ ổn định vốn phát triển rất nhanh, rồi cần thận cắt chúng ra khỏi phần thân chính bằng một con dao tỉa. Sau đó bạn cắm chúng vào chậu và trồng theo phương pháp thông thường.
Nhân giống lan Phalaenopsis
Loài lan này thưởng mọc ra chồi con từ các cành mang hoa. Đây là điều thường thấy với loài Lan Phalaenopsis Lueddemanniana và những loài có quan hệ họ hàng hoặc giống lai. Nếu bạn muốn có cây con theo cách này, bạn nên xử lý các cành mang hoa với hỗn hợp kích thích, một loại hoóc-môn tăng trưởng có bán ở một số trại ươm giống. Trước tiên hãy cắt bỏ lá chồi nhỏ thường mọc bảo vệ mỗi đốt thân, rồi cho hỗn hợp đó vào. Nếu xử lý thành công, một cây con sẽ mọc ra, tự có lá, rễ và khi đủ lớn có thể cắt ra để đem trồng vào chậu.
Nhân giống lan Vanda và giống lai
Chúng là những loài Lan thân đơn, những không thể dễ dàng được nhân giống. Nói chung, một cây đang sinh trưởng tốt không cần phải mọc thêm những phần khác. Chỉ khi phần thân chính bị hư hỏng và cây bị cản trở trong việc phát triển ở trung tâm, có lẽ vì bị thối hay bị hư hại về mặt vật lý, lúc ấy một chồi mới sẽ mọc lên ở gần gốc.
Có thể khuyến khích khả năng tự nhân giống này ở một số cây lớn, nếu thấy cần thiết, nhúng việc đó không phải không nguy hiểm và bạn chỉ nên làm khi đó là vi lợi ích của chính cây Lan. Một cây Lan đã mọc quá cao với thân khá dài ở phía dưới, cùng những rễ trên không nhú ra dọc theo chiều dài thân, có thể được tách ra bằng cách cắt phân thân chìm ở một điểm nằm dưới lớp lá và bộ rễ trên không. Qua thời gian gốc cây không
lá còn lại trong chậu sẽ mọc ra những chồi mới và có thể tiếp tục sinh trưởng. Ở nhũng nơi không có rễ trên không tại phần trên của cây Lan, bạn có thể kích thích cho chúng mọc ra bằng cách bọc thân cây với rêu nước hoặc những chất giữ ẩm tương tụ, sau đó bọc bằng bao nylon rồi buộc dây lại. Bạn nên giữ cho đám rêu luôn ẩm ướt, như vậy sẽ kích thích rễ mọc ra. Hãy làm điều này trước khi cắt lấy phần trên của cây Lan, vì nếu không bạn sẽ không thành công.
Có thể phải qua một thời gian dài đến 12 tháng trước khi những rễ mới xuất hiện và quá trình này không bảo đảm là sẽ thành công. Bạn sẽ cần thường xuyên kiểm tra phía dưới lớp rêu để biết có rễ nào mọc ra hay không. Ngay khi các rễ cây xuất hiện, hãy gỡ bỏ lớp rêu và tưới nước thường xuyên vào đám rễ đến khi các rễ đó mọc dài một vài phân. Lúc đó có thể cắt cây Lan ở phần trên, cho vào chậu và trồng thành một cây mới.