[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – IV. Lịch sử loài Lan – 2. Những năm vàng son

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – IV. Lịch sử loài Lan – 2. Những năm vàng son

IV. Lịch sử loài hoa Lan

2. Những năm vàng son

Đến cuối thể kỷ 18, để quốc Anh đã buôn bán, thám hiểm khắp địa cầu. Các tàu buôn trở về từ vùng Tân Thế giới chở đầy nhũng giống cây và loài vật mà trước đây họ chưa từng biết đến. Cùng lúc ấy, người ta đã biết thiết kế những nhà kính đầu tiên để nuôi trồng các giống cây nhiệt đới mới tìm thấy, đặc biệt là loài Lan. Những nhà kính đó có kết cấu khổng lồ bằng thép và kính, với hệ thống sưởi bằng ống gang và các nồi hơi lớn đốt bằng nhiên liệu đặc. Với số lượng thép dồi dào tù các xưởng đúc, việc xây dựng các nhà kính đã phát triển thành một nên công nghiệp cung cấp cho vườn bách thảo và những điền trang tư nhân rộng lớn ở nông thôn. Loài lan trỏ thành một biểu tượng về vị thế cho giới nhà giàu và những người nổi tiếng, một nền kinh doanh linh hoạt đã được mở ra để phục vụ cho các yêu cầu này.

Những người nuôi trồng và giới sưu tập tư nhân tài trợ cho những cuộc thám hiểm riêng đến những vùng đất mới để tìm kiếm những loài Lan chưa từng được biết đến, bổ sung cho bộ sưu tập của họ. Có rất nhiều câu chuyện về những cuộc thám hiểm đầy cam go, nhọc nhằn, bệnh tật và ngay cả chết chóc trong những khu rừng mưa nhiệt đới xa xôi trên thế giới, những điều đó cũng không làm giảm bớt lòng hăng say tìm kiếm các loài Lan mới.

Lan sao chổi (Angraecum Sesquipedale) ở Madagascar có một cựa rất dài phía sau bông hoa. Nhờ đó nó mới được thụ phấn bởi một loài bướm đêm có cải lưỡi với độ dài tương tự
Lan sao chổi (Angraecum Sesquipedale) ở Madagascar có một cựa rất dài phía sau bông hoa. Nhờ đó nó mới được thụ phấn bởi một loài bướm đêm có cải lưỡi với độ dài tương tự

https://i.pinimg.com/564x/de/77/0b/de770b2e3d2f8613a3b1b766f170c930.jpgLan sao chổi (Angraecum Sesquipedale) ở Madagascar có một cựa rất dài phía sau bông hoa. Nhờ đó nó mới được thụ phấn bởi một loài bướm đêm có cải lưỡi với độ dài tương tự

Một số câu chuyện ban đầu đã được kể lại liên tục và biến thành giai thoại về loài Lan. Câu chuyện được kể lại nhiều nhất liên quan đến giống lan Angraecum Sesquipedale ở Madagascar và lời tiên đoán của Charles Darwin. Tên thông dụng của loài Lan này là “lan sao chổi”, liên quan đến cái cựa dài nằm phía sau bông hoa. Tên khoa học của nó có nghĩa là “một foot rưỡi” và tuy điều này hơi quá phóng đại, nó cũng nói lên được chiều dài bất thường của phần cựa. Lúc đầu người ta không có một lời giải thích nào hợp lý cho chiều dài kỳ lạ của phần đuôi đó, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ bông hoa, Darwin tuyên bố rằng vì mật hoa nằm ở cuối phần cựa nên phải có một loài buớm đêm nào đó có cái lưỡi dài bằng cựa đó. Chỉ vải năm sau khi Darwin chết, người ta mới phát hiện ra loài bướm đó và nó được đặt tên là Xanthopan Morganii Predicta. Câu chuyện này cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ mong manh giữa một loài Lan với loài côn trùng thụ phấn của riêng nó. Nếu một trong hai đối tác bị diệt vong, đối tác kia cũng chết theo trong môi trường hoang dãl dù vậy nhưng mối tương tác giữa lan và côn trùng vẫn tồn tại hầu như không thay đổi trong hàng ngàn năm qua.

Loài bướm có lưỡi dài đặc biệt Xanthopan Morganii Predicta
Loài bướm có lưỡi dài đặc biệt Xanthopan Morganii Predicta

[Sách Ebook] Phương pháp trồng & chăm sóc Hoa Lan – Thiên Kim – IV. Lịch sử loài Lan – 2. Những năm vàng son

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon