III. Hoa lan ở nơi hoang dã
4. Môi trường nhiệt đới
Rừng mưa nhiệt đới trên khắp thế giới là nơi sinh trưởng của đa số loài Lan cộng sinh, đã tiến hóa ở đó từ khi có rừng. Hàng ngàn chủng loại đã thích ứng với lối sống trên không, vốn cho chúng nhiều lợi thế hơn các loài cây sống trên mặt đất. Chúng bám chặt vào thân cây rừng, thường nằm cao trên tán lá, nơi chúng được hưởng ánh sáng xuyên qua đám lá trong mùa sinh trưởng và chịu đựng toàn bộ ánh sáng mặt trời trong mùa khô. Vào lúc này, cây Lan thường rụng hết lá và bước vào một thời kỳ bán ngủ đông, tự điều chỉnh bản thân theo mùa của cây chủ đến khi các cơn mưa kích động một cuộc sống mới.
Để đối phó với những điều kiện cao điểm của mùa khô và mùa mưa, cây Lan hình thành những phương pháp sống còn của riêng chúng, bao gồm các bộ phận chứa nước, được gọi là túi nước và những bộ rễ trên không được dùng để hút hơi ẩm xung quanh. Hầu hết thời gian trong năm, các cơn mưa vùng nhiệt đới hay các đợt sương mù thường xuyên thổi qua tán lá và cung cấp đầy đủ nhu cầu về hơi ẩm cho các cây Lan.
Rừng mưa nhiệt đới có mặt trên khắp thế giới, kéo dài từ phía Nam vùng Xích đạo đến châu úc và New Zealand, nơi mà chúng trở nên những khu rừng mát mẻ và điều hòa hơn, đồng thời nó cũng là ranh giới xa nhất về phía Nam của giống lan cộng sinh, ở phía Bắc đương xích đạo, lan cộng sinh phát triển qua vùng Trung Mỹ đến Mexico, qua Mã Lai cho đến Philippines và Đông Nam Á, rồi leo đến tận chân dãy núi Himalaya ở Nepal. Các điều kiện sinh sống thay đổi rất nhiều qua các vùng nói trên và các loài Lan đều thích ứng với từng nơi khác nhau. Điều kiện khô ráo của sa mạc hay ẩm ướt của đầm lầy đều không phải là trở ngại cho những loài cây dũng cảm đó: lan là loài luôn hiện diện ở mọi vùng khí hậu mà thiên nhiên đưa ra.
Rừng và tàng cây bao phủ ở mỗi nơi đều khác nhau tùy thuộc vào độ cao và như vậy điều kiện sinh sống cũng thay đổi theo, ở độ cao ngang với mực nước biển, rừng khá dày đặc, ít có ánh nắng mặt trời xâm nhập, trong khi những cây ở vùng cao hơn mọc thưa dần đến tận sườn núi, nơi ít được bảo vệ để chống lại các yếu tố bên ngoài.
Ảnh hưởng của độ cao
Người ta tìm thấy lan ở mọi độ cao, thích ứng với mọi môi trưởng xung quanh và định cư một cách yên ổn tại đó. Trong trồng trọt, chính độ cao mà loài Lan vốn đã thích ứng trong môi trưòng tự nhiên sẽ quyết định nhiệt độ nuôi trồng, vì vậy biết được độ cao mà chúng thường sống quan trọng hơn là biết nơi xuất xứ của chúng.
Nói chung, loài Lan ưa bóng râm, chẳng hạn như giống Phalaenopsis, thường sinh sống ở những vùng ngang với mực nước biển; tán lá to và hầu như mọng nước của chúng có mục tiêu thu hút ánh sáng càng nhiều càng tốt, trong những vùng có bóng râm dày đặc của khu rừng. Tiến lên vùng cao hơn và đến tận ranh giới băng tuyết của dãy núi Andes ở Nam Mỹ, người ta bắt gặp những loài Lan ưa bóng râm và khí hậu mát mẻ như loài Odontoglossum và Masdevallia. Vì không khí loãng ở độ cao khoảng 3.000 m nên sương giá ban đêm không gây tác hại cho chúng, mặc dù ở chế độ nuôi trồng, nhiệt độ xuống gần với độ đóng băng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu cho chúng, ở độ cao 1.250 m trong vùng Khasia Hills ở Ấn Độ, loài Lan xinh đẹp có hoa màu xanh da trời Vanda Coerulea định cư trên những thân cây sồi còi cọc, nằm ngoài ánh nắng mặt trời qua một khoảng thời gian trong năm và phơi mình trước những điều kiện gay gắt của môi trường khô hạn. Ở một thái cực khác, loài Lan cộng sinh Lycaste thường mọc ở dưới những cành cây nghiêng mình qua dòng nước trong những vùng có bóng râm dày đặc. Ở đó, lá của chúng phát triển rất to và có kết cấu mảnh để tận dụng tối đa số ánh sáng ít ỏi.
Một số vùng khô hạn trên thế giới có nhiệt độ rất cao và vài nơi ở châu úc vẫn có những loài Địa Lan kỳ lạ nhất có thể chịu đựng nhiệt độ đặc biệt đó qua một khoảng thời gian trong năm.