[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VII. Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ – B. Bệnh hại

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VII. Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ – B. Bệnh hại
Đánh giá

B. Bệnh hại

1. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannos)

– Triệu chứng: Hình thành một lớp phần màu trắng, xám hoặc màu bạc ở mặt trên của lá, đặc biệt là lá non. Có thể xuất hiện trên thân, búp và cánh hoa. Đầu tiên, nắm xuất hiện ở mép lá làm cho lá có thê bị xoăn lại. Chồi và búp non có thể bị biến dạng hoặc bị chết. Khi bị nặng, cây có thể bị lùn, lá bị quăn và rụng. Lá già thường ít bị nhiễm bệnh.

– Nguyên nhân gây bệnh: Do nắm Sphaerotheca pannos var rosae gây ra. Bào tử trong không khí xâm nhiễm những bộ phận mới, non.

– Điều kiện tối ưu cho bệnh phái triển: Thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa thu. Nhiệt độ trong khoảng 16 – 26°C, ấm độ 40 – 70% ban ngày và 95% vào ban đêm. Nắm có thể qua đông bằng sợi nắm hoặc bào tử tồn tại trên thân cây hoặc lá.

– Quản lý bệnh:

+ Sử dụng cây sạch bệnh.

+ Sử dụng giống kháng, những giống có lá nhẫn thường kháng với hầu hết các loại nắm.

+ Trồng hoa hồng ở những nơi đất có độ thoát nước tốt, tránh trồng ở những nơi bị che bóng, hoặc tránh trồng quá dày.

+ Giữ vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy triệt để lá và cây bị bệnh trong một vụ.

+ Tưới nước lên lá hàng ngày vào buổi sáng.

+ Có thể dùng thuốc Score 250ND với liều lượng 0,2 – 0,3l / ha. Alvil 5SC liều lượng 1l /ha hoặc Bayfidan 250EC với nồng độ 4 ml thuốc/bình 8l, lượng phun 3 – 4 bình/0,1 ha.

2. Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

– Triệu chứng: Là những đốm tròn điển hình ở mặt trên của lá hoặc thân, trên vết bệnh có lông, sợi hoặc không có sợi nấm phát triển ở mặt dưới của lá. Có màu vàng bao quanh vết đốm và phát triển rộng ra toàn bộ lá. Có thể có quả thể nấm màu đen trên vết bệnh ở mặt trên của lá. Vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở những lá sát mặt đất. Lá bị bệnh có thể bị rụng, và toàn bộ cây có thể bị rụng lá.

– Điều kiện tối ưu: Là loại bệnh hay gặp của hoa hồng và các loại cây trồng khác. Thường xuất hiện phô biến vào mùa mưa. Ưa phát triển ở nhiệt độ từ 18 – 24°C và cần ít nhất 7 giờ có nước trên mặt lá để nắm nảy mắm. Nắm có thể qua đông dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử trên thân và lá bị nhiễm bệnh.

– Quản lý bệnh:

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.

+ Sử dụng giống kháng, những giống có lá nhẵn thường kháng với hầu hết các loại nắm.

+ Trồng hoa hồng ở những nơi đất có độ thoát nước tốt, tránh trồng ở những nơi bị che bóng, hoặc tránh trồng quá dày.

+ Giữ vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy triệt để lá và cây bị bệnh trong một vụ.

+ Tưới nước lên lá hàng ngày vào buổi sáng.

+ Tránh làm tổn thương cây trong quá trình trồng cây.

+ Tránh tưới nước lên lá vào những thời điểm/nhiệt độ không phù hợp để làm khô lá trong 1 vài giờ.

+ Phun thuốc Benlate C để phòng trừ bệnh.

3. Thối Botrytis (Botryfis cinerea)

Đây là loại vi sinh vật có khả năng hình thành tính kháng thuốc rất nhanh. Do đó, khi phun thuốc, cần phải thay đổi hoạt chất liên tục và phun thuốc đúng theo phương pháp của nhà sản xuất. Có thể sử dụng Chlorothalonil hoặc Mancozeb.

4. Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)

– Triệu chứng: Là những đốm hình tròn nằm rải rác hoặc hình thành từng nhóm trên lá, thường liên kết lại với nhau. Những đốm mới thường có màu đỏ, nâu sẫm đến màu tía ở mặt trên của lá. Về sau, trung tâm của vết bệnh chuyển màu trắng, viền màu đỏ thẫm.

– Nguyên nhân: Do nấm Sphaceloma rosarum gây ra.

– Điều kiện ưa thích: Ưa thích điều kiện thời tiết mát mẻ và ẩm trong mùa xuân và mùa thu, nhiệt độ trung bình và có nước trên mặt lá, hoặc thân. Chủ yếu lây lan do mưa làm bắn bào tử sang các cây, cành, lá mới.

– Quản lý bệnh:

+ Trồng cây có đủ khoảng cách để thu được ánh sáng mặt trời nhiều nhất và có độ thông thoáng cao để giúp lá khô ráo.

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ vì nắm có khả năng qua đồng trên vết bệnh cũ trên thân, lá.

+ Sử dụng vôi và lưu huỳnh vào cuối mùa đông có thể phòng trừ được bệnh.

+ Đồn tỉa bộ phận bị bệnh, đặc biệt vào mùa thu và mùa đông, đốt tiêu hủy. Nếu sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh đốm đen thì cũng có thể phòng trừ luôn bệnh thán thư.

+ Thường dùng thuốc Topsin M 70ND, với liều lượng 5 – 10 g/8 l nước.

5. Bệnh chấm xám (Pestalozia sp.)

– Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh đạng hình bất định hoặc hình tròn màu xám nâu. Trên vết bệnh thường có các điểm nhỏ li ti màu xám đen sắp xếp một cách tương đối trật tự theo đường vân đồng tâm. Vết bệnh thường lan từ thép lá của các lá chét vào trong phiến lá. Khi gặp thời tiết âm ướt, các lá bệnh dễ thối nát
và rụng.

– Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pestalozia sp gây ra.

– Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc Daconil 500SC, pha nồng độ 0,2% hoặc Roval 50WP với nồng độ 0,15%.

6. Bệnh đốm vòng hay đốm mắt cua (Cercospora resae)

– Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, nhiều vết chi chít làm lá vàng, chóng rụng.

– Nguyên nhân gáy bệnh: Do nắm Cercospora resae gây ra.

– Biện pháp phỏng trừ. Dùng thuốc đặc hiệu Topsin M 70WD, Score 250ND.

7. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

– Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng ô nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mặt màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắc, cây còi cọc.

– Nguyên nhân gây bệnh: Do nằm Phragmidium mucronatum gây ra.

– Biện pháp phòng trừ: Loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ đại. Ngoài thuốc Score 250ND và Anvil 5SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 – 0,4%.

8. Bệnh biến màu lá

– Là loại bệnh sinh lý. Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển:

+ Hàm lượng sắt trong đất thấp pH > 6,5 làm cho sắt trong đất kết vón lại và làm cho cây không hút sắt được.

+ Nồng độ vôi quá cao.

+ Rễ bị tốn thương do thiếu oxy trong đất, do tưới quá nhiều nước hoặc đất thoát nước kém.

+ Nhiệt độ trong đất quá cao và những điều kiện khác làm ảnh hưởng đến việc lưu thông không khí trong đất như che phủ gốc bằng tấm ni lông, hoặc kết cấu của đất quá rắn chắc.

+ Đất chứa hàm lượng Zn, Mg, P hoặc Cu cao.

– Quản lý bệnh:

+ Duy trì độ pH của đất ở mức 6,5 hoặc thấp hơn.

+ Duy trì sự thoát nước của đất.

+ Không nên tưới nước quá nhiều.

+ Giảm độ pH của đất bằng việc bổ sung một số chất như mùn rêu.

+ Cung cấp thêm sắt (chelated Fe III) cho đất.

+ Điều chỉnh phương pháp / tần suất tưới nước.


[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VII. Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ – B. Bệnh hại

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon