B. Giới thiệu các kiểu nhà lưới trồng hồng
Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà có mái che cũng giống như trồng ngoài trời. Trồng ngoài trời đầu tư ít, nên hiệu quả kinh tế thường không cao. Trồng trong nhà cây sinh trưởng tốt ít chịu ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh, tuy đầu tư lớn nhưng cho hiệu quả cao.
Có nhiều loại mẫu nhà che với chỉ phí từ 100.000 – 1.000.000 đồng/m, tùy theo điều kiện kinh tế của từng nơi và từng chủ hộ mà áp dụng cho phù hợp. Ở Việt Nam có 2 kiểu nhà lưới có thể áp dụng.
1. Nhà lưới hiện đại
Một số thông số kỹ thuật trong nhà lưới phù hợp cho đồng bằng Bắc Bộ:
1.1. Thông số thiết kế
– Diện tích nhà lưới: Để đảm bảo đồng bộ cho thiết kế và các thiết bị, nhà lưới cần có diện tích tôi thiểu 240m2.
– Chiều cao nhà lưới điểm thấp nhất của mái so với mặt đất từ 3 – 3,5m, điểm cao nhất của mái so với mặt đất từ 4,0 – 4,5m. Độ dốc mái 30 độ.
– Thiết kế luống: Chân luống rộng 90 – 100cm, mặt luống rộng 60 – 70cm, luống cao 30 – 35cm và rãnh luống rộng 30 – 40cm.
– Hệ thống cửa ra vào: Khung bằng sắt hoặc gỗ, cánh làm bằng lưới chống côn trùng hoặc nilon. Cửa đặt ở vị trí thuận tiện.
– Kết cầu mái nhà: Theo kiểu mái hở (2 hoặc 3 mái). Nếu sử dụng nhà mái kín thì phải có các hệ thống làm mát.
– Chất liệu khung nhà: Bằng sắt hoặc ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, gỗ. Nếu làm bằng khung sắt thì phải sơn chống gỉ, còn bằng khung tre hoặc gỗ thì phải có biện pháp chống mối mọt.
– Tường bao quanh nhà: Cao từ 0,5 – 0,6m, xây tường gạch chỉ, trát vữa xi măng.
– Độ cao nền nhà so với mặt bằng chung xung quanh tối thiểu 20cm.
1.2. Yêu cầu nguyên vật liệu làm nhà lưới
– Mái lợp: 2 lớp bằng tấm nhựa hoặc nilon chuyên dụng, ít bị oxi hóa, đảm bảo ánh sáng đi qua, hạn chế được tia từ ngoại với lớp trên là màng IZOZAI (có tác dụng ngăn tia tử ngoại, chống mưa), lớp dưới là lưới đen có tác dụng giảm nhiệt độ, giảm cường độ ánh sáng trực xạ vào mùa hè và có thể kéo ra hoặc thu vào khi cần thiết.
– Vật liệu bao quanh: Lưới chống côn trùng màu trắng, mật độ mắt lưới từ 80 – 120 lỗ/cm2. Nếu sử dụng nhà kín thì quây 2 lớp, 1 lớp lưới chống côn trùng bên trong và 1 lớp nilon bên ngoài có thể cuộn lên được.
1.4. Các thiết bị trong nhà lưới
– Hệ thống chiếu sáng và che bóng: Vào mùa hè để giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng mạnh cần che lưới đen giảm 30 – 50% ánh sáng trực xạ, nếu tiếp nhận ánh sáng quá nhiều cây sẽ nhỏ, lá vàng và hoa ngắn. Mùa đông nếu cây nhận được ít ánh sáng lá sẽ có màu xanh nhạt và thân cảnh yếu, cần bổ sung đèn
chiếu sáng cường độ cao ít nhất 14 giờ mỗi ngày trong giai đoạn phát triển ban đầu.
– Thông gió: Thông khí thích hợp cần được cung cấp đầy đủ với sự trợ giúp của quạt thông gió, để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp và cũng có thể kiểm soát mức độ âm không khí. Nếu sử dụng nhà lưới kín (mái kín) thì có hệ thống làm mát bằng tắm liên nước và quạt thông gió.
– Hạ nhiệt độ đất: Nhiệt độ đất được điều chỉnh và duy trì ở mức mong muốn băng việc che phủ đất, tưới tiêu thích hợp sẽ tăng chiều dài thân và tăng số chi.
– Hệ thống sưởi: Vào mùa đông sẽ giảm nhiễm nấm (đặc biệt là Phytophthora) từ đất, làm tăng đường kính hoa và chiều dài thân. Hệ thống sưởi ấm được cài đặt bằng cách đặt ống thông qua luống trồng ở độ sâu 50 cm và giữ khoảng cách 70 – 80 cm giữa hai ống. Để tránh gây hại bộ rễ, nhiệt độ của nước chạy qua các đường ống là khoảng 40°C, để nhiệt độ đất 18 – 20 độ C ở độ sâu 10 – 50 cm.
– Hệ thống tưới nhỏ giọt: Đảm bảo độ ẩm đất từ 60 – 70%. Có bể chứa để cung cấp nước tưới cho hệ thống nhỏ giọt. Với diện tích 240 m2 cần bê nước từ 1 – 1,5 m”, bồn đặt cao từ 3 – 4 m so với mặt đất. Dùng dây tưới nhỏ giọt chuyên dụng để dẫnnước đi đến từng cây.
– Các thiết bị khác: Thiết bị đo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…
2. Nhà lưới đơn giản
Đây là kiểu nhà đơn giản, mái nhà có thể dùng lưới thép hoặc khung tre, trên mái phủ màng cản quang và nilon chống mưa, mái che có thê hình vòm khum hoặc hình chữ nhật. Khung nhà có thể bằng tre, gỗ, ống kẽm mạ hoặc cột bê tông.