[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VI. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC – A. Trồng hoa hồng trên ruộng

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VI. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC – A. Trồng hoa hồng trên ruộng
Đánh giá

VI. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

A. Trồng hoa hồng trên ruộng

1. Thời vụ trồng

Hồng thuộc loại cây hoa lưu niên, nghĩa là có thể sống từ năm nọ đến năm kia trên cùng một chỗ. Nếu trồng nhiều trên quy mô lớn thường trồng hồng vào vụ xuân tháng 2 – 3 hoặc vào mùa thu tháng 9 – 10 hàng năm, vì thời tiết lúc này thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây. Còn nếu trồng ít thì mùa nào cũng có thể trồng được, mùa hè chỉ cần che bớt nắng đến khi cây hồng đâm rễ mạnh, còn mùa đông cần tránh hoặc che lúc gió mùa Đông Bắc và nhiệt độ xuống thấp.

2. Kỹ thuật làm đất, lên luống

2.1. Xử lý đất

Đất cần được cải tạo cho tơi xốp bằng việc bón thêm các loại phân hữu cơ hoại mục, mùn rác, than bùn. Nếu hàm lượng muối và Clo trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì phải tưới nước, ngâm ruộng để rửa muối. Đất quá chua có thể trộn thêm than bùn và bón vôi trước khi trồng 1 tuần. Đất cần được xử lý bằng các phương pháp sau:

– Hoá chất: Formalin nồng độ 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần, phun vào đất, rồi dùng nilon đậy lại 5 – 7 ngày, sau đó đỡ nilon, cày lật đất để cho hơi độc bay đi, rồi phơi đất 10 – 15 ngày sau đó mới trồng cây. Bột Basudin có tác dụng diệt khuẩn tốt, trước khi khử trùng cần làm cho đất ẩm ướt, hạt đất nở ra sau đó rắc Basudin vào, liều dùng 15 – 20 kg/ha rồi cày lật đất để cho thuốc tiếp xúc với đất, sau đó tưới nước và dùng nilon đậy lại, sau 5 – 7 ngày thì cày lật đất cho khí độc bay đi. Thời gian tiêu độc tuỳ thuộc vào nhiệt độ, từ khi xử lý đến khi trồng nếu nhiệt độ trên 18°C thì phải 10 – 12 ngày, từ 15 – 18°C là 18 – 25 ngày, khi nhiệt độ đất dưới 8°C cách này không có hiệu quả. Cũng có thể dùng Methyl bromide liều dùng 15 kg/ha, nếu ở nhiệt độ 10 – 20°C thì dùng nilon che phủ 7 – 10 ngày, còn từ 20 – 30°C cần khoảng 3 ngày, phơi đất sau 7 ngày là trồng được.

– Ngâm nước: Xử lý ngâm nước 2 – 3 tuân có thể cải thiện lý, hoá tính của đất, làm tăng kết cấu viên trong đất, tăng khả – năng giữ nước, thoát nước và không khí đất, giảm hiện tượng tích tụ muối trên bề mặt. Luân canh hồng với lúa nước cho hiệu quả tốt.

– Xông hơi: Đặt hoặc chôn ống có nhiều lỗ nhỏ vào luống trồng cây ở độ sâu khoảng 30 cm, dùng nilon che phủ mặt đất, bơm hơi nước nóng ở nhiệt độ 89°C vào ống làm cho lớp đất mặt nóng lên đến 70 – 80°C trong khoảng 60 phút. Sau khi đất nguội đi thì đỡ bỏ nilon, cày lật, bừa đất 2 – 3 lần, cho đất tiếp xúc nhiều với không khí. Tốt nhất là bón thêm một lượng mùn hoặc đạm Nitrat để đất có thêm nhiều loại vi sinh vật, đảm bảo trạng thái cân bằng của đất.

Xông hơi xong chỉ cân đợi nhiệt độ đất hạ xuống là có thể trồng cây ngay, có tác dụng làm tăng kết cầu viên trong đất, làm tăng độ hoà tan của muỗi, cải thiện lý hoá tính của đất. Nhược điểm là phải có các thiết bị kèm theo, tiêu tốn năng lượng, giá thành cao và khó làm trên diện tích rộng. Sau khi xử lý đất, cày bừa, san phăng và lên luống.

2.2. Làm đất, lên luống

Hồng thuộc loại cây không kén đất lắm, đất thích hợp cho hồng là đất thịt hoặc đất thịt pha cát. Trồng hồng nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp, thông thoáng, có pH 5,6 – 6,5 và trảng nắng, nếu thiếu ánh sáng hồng sẽ yếu, ít hoa, màu sắc hoa bị nhạt và ít hương thơm. Đất được làm kỹ, lên luống cao khi trồng. Luống hình thang, mặt luống rộng 60 – 70 cm, rãnh rộng 40 cm, xới đất sâu khoảng
30 cm, bỗ hốc bón phân lót, lắp đất rồi mới trồng cây. Những nơi đất sét nhiều hoặc đất chua trước khi trồng cân phải rắc thêm vôi bột. Vào mùa hè cần che phủ rơm rạ vừa có tác dụng giữ ẩm đất vừa hạn chế cỏ dại.

Hiện nay hồng còn được trồng trong dung dịch đỉnh dưỡng, cây giữ được tuổi thọ lâu hơn khi trồng trên đất. Do hồng trồng trên đất bị các bệnh nắm phá hại nặng, làm cây thoái hoá nhanh.

3. Mật độ trồng

Trồng hàng đôi, hàng cách mép luống 15 – 20 cm. Tuỳ theo giống mà mật độ trồng hồng từ 60.000 – 70.000 cây/ha, với khoảng cách 30 x 35 cm hoặc 30 x 40 cm.

4. Kỹ thuật trồng

Sau khi cành chiết, cành ghép hoặc cành giâm ra rễ đủ tiêu chuẩn đem đánh ra trồng ở ruộng. Đất phải được bón lót phân chuông trước 7 – 10 ngày. Nên trồng vào lúc chiều mát, tỉa bỏ lá già và các cảnh dư thừa. Cắm một nẹp tre nhỏ cạnh cây để giữ cây không bị lay động. Lúc đầu, tưới thật ẩm để đất chặt gốc. Nên trồng cho bầu cây hồng ngập đất, không nên trồng quá sâu khiến cây chậm phát triển. Nên hướng mắt ghép về phía mặt trời đề cho cây khỏe hơn. Nếu cây chiết thì trồng cho tán cây đứng cân đối, nếu là cây ghép còn ít cành thì nên để cành ghép hơi nghiêng, sau này gốc sẽ phát triển mạnh.

Cần chú ý khi mới trồng nên che cho cây vì hồng không chịu đựng được nắng nóng và mưa dầm, cắt tỉa hết tán lá để tránh thoát hơi nước. Nhưng khi cây đã lớn mạnh thì cần nhiều năắng và nước nên vườn hồng không được cớm nắng. Khí hậu nóng ẩm của các tỉnh phía Bắc ảnh hưởng rất lớn đến hồng vì đa số hồng ngày nay được lai tạo từ các miền ôn đới mát mẻ. Khí hậu ở Đà Lạt – Lâm Đồng rất thích hợp với hồng và khi đưa ra trồng ở phía Bắc thường bị thoái hoá nhiều. Vì vậy, để hồng cho hoa chất lượng tốt phải thuần hoá hoặc tốt nhất là ghép với hồng gốc tại địa phương để tăng khả năng thích ứng của cây với điều kiện khí hậu nơi trồng.

5. Kỹ thuật bón phân

Hồng thuộc loại cây phàm ăn, do hồng có thể ra hoa quanh năm nên ngoài việc bón phân lót trước khi trồng, cần phải thường xuyên bón phân thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa. Lượng phân bón cho 01 ha gồm 30 – 35 tắn phân chuồng + 300 kg đạm + 550 kg lân + 22 kg kali + 300 kg vôi bột, nếu đất bí bổ sung thêm rơm rạ hoai mục, xỉ than, vỏ trấu và xơ dừa.

Cần xới xáo, làm cô và bón phân thúc sau trồng 2 – 3 tháng, định kỳ 20 – 25 ngày bón 1 lần hoặc trung bình mỗi tháng một lần. Thường ngâm ủ 30 kg phân hữu cơ + 5 kg phân vi sinh tưới cho 360 ml, mỗi lần tưới hòa thêm 3 kg đạm urê.

Đề cho cành lá tươi tốt xum xuê, hoa ra nhiều và to, có thể dùng khô dâu, hay phân bò đã được ngâm ủ pha loãng với nước để tưới cho hồng hoặc bón bằng cách đào bỏ đất xung quanh cách xa gốc hồng, cho phân vào rồi lấp đất lại (chú ý điểm xới xung quanh gốc hồng ít nhất phải cách gốc từ 10 – 20 cm). Trường hợp đất xung quanh gốc bị dẽ cứng thì xới nhẹ cho vỡ lớp đất mặt để thông thoáng nhưng tuyệt đối không được rải phân gần gốc. Cần chú ý cây hồng thừa hoặc thiếu phân đều có triệu chứng bất thường qua bộ lá và rễ. Kinh nghiệm cho thấy, lá vàng nhạt có thể là thiếu phân đạm, lá rụng sớm có thể là thiếu lân, lá có viễn vàng có thê là thiếu kali. Trường hợp bộ rễ biến dạng khác thường có thể là thiếu vôi, lá trở nên vàng có gân xanh nhợt có thể là thiếu Fe, nếu bộ lá nhỏ và vàng thì nên tưới phân qua lá, nều muốn hoa có màu sắc đậm đà, lâu tàn thì tưới thêm phân kali. Khi cây có nụ không nên tưới phân, tưới nước lên hoa làm hoa bị ướt dễ giập gẫy, mau tàn.

6. Chọn cây giống

Chọn cây mập, khoẻ, nhiều tán lá, đối với hồng lá càng nhiều thì hoa càng đẹp, hoa to, màu sắc đẹp, có hương thơm, ít sâu bệnh, ra hoa quanh năm. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cây giống chiết, giâm và ghép. Theo kinh nghiệm thì cây ghép sống lâu hơn cây chiết vì chịu được mọi thời tiết trồng, ít chết và
lâu bền. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây ghép có thể sống được 4 – 5 năm mà vẫn ra hoa to và đẹp. Để chọn cây giống tốt nên chọn cây có cảnh mập, lá xum xuê nếu là cây chiết. Còn nếu là cây ghép thì chọn trục ghép to khoảng bằng chiếc đũa, chiều cao của trục ít nhất là 25 cm. Các nước trồng hồng chủ yếu bằng
cây ghép mắt hiện nay như Hà Lan, Đức, Ý… còn Trung Quốc, Đài Loan… bằng cây giâm cành.

7. Tưới nước

Cách tưới nước rất quan trọng, phải tuỳ theo từng trường hợp để có cách tưới thích hợp, số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày phụ thuộc vào đất, vào cây. Do bộ lá hồng to và rộng nên cây cân rất nhiều nước. Để cho tán lá xanh tươi phải tưới một, hai lần mỗi ngày. Tưới vào lúc sáng sớm và lúc chiều mát, nhưng không nên tưới quá muộn, bởi vì nước đọng vào ban đêm trên cành lá khiến cây để bị sâu bệnh, nhất là bệnh nắm mốc.

Mặc dù rất cần nước nhưng hồng cũng rất sợ ngập nước, nếu nước ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, đo đất có nhiều chất khí độc như CH4, CO2, làm thối rễ. Cây hồng có tán lá nhiều chừng nào thì cần nhiều nước chừng ấy, nên tuỳ theo tình trạng đất đai, khô ẩm, nắng nhiều hay ít mà tưới. Vào những ngày trời nắng gắt đất khô phải tưới thật đẫm, cách tưới này làm giảm nhiệt độ rất tốt cho cây. Nếu tưới ít, sức nóng của môi trường có thể làm luộc cây, đặc biệt với những cây xum xuê thì cân phải tưới nhiều nước, nếu thiếu cây sẽ héo cả lá và hoa.

Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt phải tưới thật nhiều. Cây sau khi bón phân cần phải tưới nước, các ngày sau đó cũng phải tưới nhiều hơn bình thường. Nếu bỏ khô vài ngày thì cây dễ bị ngộ độc phân bón và lụi dần. Yêu cầu nước trung bình là 3 – 5 l/m2, còn trong mùa hè nóng yêu cầu tối thiểu hàng
ngày có thể lên đến 8 l/m2. Có 2 cách tưới:

– Tưới nước ngập rãnh: Bơm nước ngập 2/3 rãnh, để sau 2 giờ cho rút hết nước.

– Tưới bằng vòi bơm vào mặt luống: Giữa 2 hàng cây làm 1 rãnh nhỏ để khi tưới, nước và phân không bị chảy ra ngoài, không làm bắn lên lá và hoa dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền.

8. Xỹ thuật sửa cành, tạo hình

8.1. Kỹ thuật tạo cành

Sau khi trồng thời kỳ đầu cây sinh trưởng chậm, cành yếu hoa nhỏ, lúc này cần ngắt bỏ hết nụ trên cành chỉ giữ lạt lá. Sau 2 – 3 tháng số lá tăng nhanh, mọc nhiều cành nhánh to, khỏe. Chọn lấy các cành có đường kính từ 1 cm trở lên, ngắt bỏ mầm nách của cành cho hoa, nên để mỗi cây có từ 2 – 4 cành mang hoa, các mầm ra từ thân cành chính có thể cho 2 – 4 cành hoa thương phẩm.

8.2. Tỉa cành, ngắt bỏ mâm nách

Với mục đích tạo dáng cho tán lá cây đẹp, cân đối, không có nhánh vút lên cao quá mức, phải thường xuyên cắt tia những mầm nách, những nhánh hư khô, những nhánh mọc không cần thiết, những cành ốm yếu không còn lá hoặc những lá vàng úa, sâu bệnh để cho cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển rất mạnh, sau cắt tỉa khoảng chừng 15 ngày nhánh cây sẽ ra um tùm, nhất là những chổi non ở dưới gốc và dưới mắt ghép cần loại bỏ, tốt nhất dùng tay vặt bỏ. Cần chú ý hồng rất ưa sáng, có xu hướng nghiêng về phía mặt trời mọc, nên trong quá trình cắt tỉa phải đổi hướng cho các cành ốm yếu phát triển đều.

Khi cắt hoa chỉ để chừa lại trên cành 3 – 4 lá, cành hồng còn lại sẽ ra các chồi mới, chọn 1 – 2 chồi khỏe để lấy hoa tiếp còn lại cắt bỏ toàn bộ. Trường hợp có những cành quá cao thì cắt cho gần bằng những cành khác. Độ chênh lệch không quá 10cm hoặc kéo cành đó nghiêng khoảng 45° nó sẽ đâm tượt rất mạnh ở
gốc. Khi các tượt mới gần hoàn chỉnh thân lá thì cắt bỏ cành nghiêng đi. Lưu ý các vết cắt phải sắc ngọt, không bị giập và có độ xiên so với mặt đất nhằm tránh đọng nước dễ gây bệnh.

Sau mỗi năm nên đốn phớt tức là cắt ngắn ngọn, để cho cây phát nhiều cành to vì hoa chỉ ra ở đầu cành. Cây càng nhiều cành khỏe sẽ cho hoa to và đẹp. Sau vài ba năm lại đốn đau một lần, tức là chặt sát gốc làm cây mọc chồi non trở lại và làm trẻ hóa cây mẹ.

Sau đây là phương pháp cắt tỉa theo mùa:

– Cắt tỉa mùa hè: Sau vụ xuân cây có thể cao từ 1,2 – 2 m, rất vướng cho chăm sóc đồng thời làm giảm chất lượng hoa. Mùa hè hoa hồng thường ở trạng thái bán ngủ nghỉ, hoa nhỏ, cành ngắn. Sau khi cắt hoa ở mùa xuân cây mất nhiều dinh dưỡng nếu tiếp tục cắt hoa sẽ không cho năng suất chất lượng hoa tốt, giá rẻ, nên cần lợi dụng sự ngủ nghỉ của cây ở vụ hè để tích lũy định dưỡng cho cây ra hoa vào vụ đông. Phương pháp cắt tỉa là cắt đau, cắt ngắn thân chính, khống chế ở độ cao 50 – 60 cm với những cây sinh trưởng khỏe, những cây yếu hơn thì vít cành ở trên cao xuống thấp do ưu thế sinh trưởng đỉnh ngọn, các mầm nách ở chỗ uốn cong sẽ nảy lên để giữ cân bằng cho cây. Vít cành vào giữa và cuối tháng 7, trước khi vít 15 ngày ngừng tưới nước để cho cây ở trạng thái ngủ nghỉ, cảnh mềm dẻo dễ uốn đồng thời cắt bỏ cành sâu bệnh và phun thuốc phòng trừ. Độ cao vít cành khoảng 50 – 60 cm có thể uốn trực tiếp hoặc tạo thành vết thương đẻ uốn,
chú ý không để cho cành ra mầm trước. Sau 2 – 3 tháng cành sinh trưởng khỏe mới cắt bỏ cành già. Sau khi ra cành mới, nếu chưa đến kỳ ra hoa cần cắt sửa cành đã thành thục. Ngoài ra cũng có
thể xử lý vít cành với tất cả các cành khác của cây.

– Cắt tỉa mùa đông: Ở những nơi rét nặng như SaPa, Mộc Châu, Lai Châu… Sau khi thu hoa vụ hè, vào mùa đông cây ngủ nghỉ nên cắt tỉa mạnh (đốn đau), giữ thân cành chính ở độ cao 30 – 50 cm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới nhẹ, làm cỏ và lắp thêm đất hay phủ thêm rơm rạ để chống rét cho cây.

8.3. Tĩa nụ, kích thích ra hoa

Khi hồng sinh trưởng phát triển tốt, cành lá xum xuê, lá cành nhiều thì hoa ra cũng nhiều, phải tỉa bớt hoa thứ cấp để có hoa to. Trên ngọn là hoa chính, hai bên nhánh lá kế dưới là hoa phụ. Nếu để nhiều quá, hoa sẽ nhỏ nên cắt bỏ bớt hai hoa ở dưới để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa chính, hoa sẽ to và đẹp. Mỗi nhánh hồng chỉ cần một hoa to là đủ bởi vì cây hồng có đến 6,7 nhánh sẽ ra 6,7 hoa to đẹp. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng để làm tăng năng suất, chất lượng hoa có thể dùng một số phân bón lá như Futonix, Komix, Bayforlan với nồng độ 20ml thuốc/bình phun 8l phun định kỳ 7 ngày 1 lần hoặc kích thích sinh trưởng như Atonik, Spray – N – Grow… Chú ý phun cho hồng trước khi ra hoa sẽ làm tăng năng suất và chất lượng hoa hồng.

Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá GA; và kích phát tố hoa trái của Thiên Nông, sẽ làm cho cây có bộ lá xanh đẹp, cành dài, hoa ra sớm, hoa to và lâu tàn hơn. Cách sử dụng: khi cây có hiện tượng phân hoá mầm hoa, phun 10 – 15 g kích phát tố hoa trái + 50 g phân bón lá/10l nước. Khoảng sau 2 – 3 ngày sau khi đã cắt hoa đợt 1, phun tiếp 15 – 20 g GA; + 50 g phân bón lá, lần phun này nhằm tăng chiều dài của cành hoa. Sau đó định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần, phun 50 g phân bón 14/10l nước, để cho hoa, lá, cành phát triển cân đối. Đến khi cây hồng có hiện tượng phân hoá mầm hoa lại tiếp tục phun như trên.

Muốn hồng ra hoa và nở nhiều vào dịp tết Nguyên đán, vào khoảng cuỗi tháng 11 âm lịch ta cắt các đầu cành bỏ đi từ 4 – 6 mắt lá tính từ ngọn xuống. Chú ý nếu cắt càng gần ngọn hơn thì sẽ có hoa sớm hơn và ngược lại. Khi cắt nên chừa các cành còn lại có độ cao thấp không chênh lệch nhau nhiều, nếu không những cành mập mạnh ở điểm cao sẽ lấn lướt các cành ốm ở điểm thấp. Trường hợp cây hồng ít lá thì dùng cọc cột các cành thấp xuống khoảng 30 – 40 ngày, các tượt mới từ gốc vọt lên sẽ ra hoa. Đối với những giống mọc cành dài mới ra hoa thì cắt cành trước tết khoảng 40 – 45 ngày. Nếu muốn tán cây thấp thì cắt sớm hơn nữa vì cắt thấp cành sẽ ra hoa chậm hơn.

8.4. Thay thân chính

Khi thân chính giả cỗi có thể thay thế bằng cách chọn cành vượt mọc từ mâm ngủ gần gốc, cắt bỏ ngọn ở độ cao 50 cm để làm cành thay thế và sau đó cắt bỏ thân chính.

9. Kỹ thuật bao hoa

Đề tránh côn trùng gây hại và các tác động của môi trường xung quanh. Có thể bao hoa bằng giấy báo, nhưng tốt nhất bao hoa bằng lưới bao, đây là loại lưới bao co giãn được, đẹp và tiện lợi hơn so với bao giấy. Bao khi nụ hoa xuất hiện màu.

10. Năng suất

Năng suất (số lượng cành/m2) hay số lượng cành thu được phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ phân bón. Đối với những giống hoa lớn (Hybrid Tea) có thể sản xuất 100 – 120 cành/m2/năm, còn những giống hoa vừa 150 – 180 m2/năm và nhỏ sẽ thu được từ 200 – 250 m2/năm. Trung bình mỗi cây có thể thu được 15 – 25 cành/năm, với tỷ lệ hoa thương phẩm đạt 75 – 95%. Nhiều hộ dân có xu hướng muốn thu hoạch một số lượng lớn hơn, mặc dù chất lượng đã giảm. Đặc biệt trong những tháng mùa hè chất lượng hoa thường kém và giá thị trường thấp, cây cần được chăm sóc nuôi dưỡng hơn là thu hoa.

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – VI. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC – A. Trồng hoa hồng trên ruộng

Trả lời

0988110300
chat-active-icon