[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – C. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – C. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Đánh giá

C. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Là phương pháp cắt cành của cây mẹ giâm thành cây con. Cành giâm sau khi trồng phải mất khoảng thời gian 8 tháng để ra hoa. Cây hoa hồng với rễ tự nhiên không kháng các bệnh phát sinh từ đất tốt như cây từ gốc ghép. Các cây non ở giai đoạn đầu dễ bị ảnh hưởng bởi nấm mốc. Những bất lợi chính của cành giâm ra rễ là thời gian cho hoa ngắn và sản lượng hoa thấp hơn loại cây ghép, yêu cầu kỹ thuật nhân giống khắt khe hơn. Ưu điểm có hệ số nhân giống cao, cây con giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ, cây sinh trưởng phát triển tốt, phân nhiều cành. Phương pháp này đang được các nước như Trung Quốc, Đài Loan… áp dụng rộng rãi. Sau đây là quy trình kỹ thuật giâm cành:

– Thời vụ nhân giống

Nhân giống hồng bằng giâm cành có thể áp dụng ở mọi thời vụ trong năm, nhưng tốt nhất vẫn là vụ xuân (từ tháng 2 – 4) và vụ thu (từ tháng 9 – 10). Ở 2 thời vụ này cây giống nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao nhất.

– Chuẩn bị giá thể giâm:

Yêu câu giá thể là phải tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, đồng thời có tính giữ ẩm cao. Có thể sử dụng các loại giá thể như cát, cát vàng, trâu hun. Nhưng giá thể tốt nhất vẫn là 2/3 trấu hun + 1⁄3 đất đồi hoặc có thể sử dụng 2/3 trấu hun + 1⁄3 cát vàng, tất cả các loại giá thể trên phải sàng lọc để loại bỏ tạp chất, phơi khô và được khử trùng bằng Viben C 10% trước khi đưa vào giâm. Giá thể sau khi xử lý có thể đóng vào khay nhựa
hoặc bầu nilon để khi cây giống đem trồng còn giữ nguyên được bầu đảm bảo cho cây có độ sống cao.

– Kỹ thuật chọn cắt cành giâm

Vườn hồng dùng để cắt cành cần có chế độ chăm sóc riêng, trong đó bón tăng liều lượng đạm và lân. Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non, tốt nhất là loại cành mang hoa đang ở giai đoạn sử dụng. Chọn mắt giâm là loại mắt ngủ bắt đầu nảy lên bằng hạt tắm, để trong thời gian giâm cành có thể bật lộc ngay đến khi trồng cây có sức sinh trưởng, phát triển tốt. Về kỹ thuật cắt cành, trên 1 cành đã chọn để giâm chỉ nên lẫy đoạn giữa của cành, không nên lấy đoạn ngọn và gốc. Cành cắt để giâm có chiều đài từ 8 – 10 cm, trên đoạn cành có từ I – 3 mắt, nhưng có 2 mắt là tốt nhất, khi cắt cành nên cắt vát khoảng 30 đô, phải dùng kéo cắt sắc ngọt, không để vết cắt bị giập nát, trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2 – 3 lá chét ở cuống lá mắt trên.

– Kỹ thuật pha và nhúng thuốc

Hồng là loại cây thân gỗ tương đối khó ra rễ khi giâm, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng 1 trong 2 loại thuốc điều tiết sinh trưởng là IAA và NAA nồng độ từ 1500 – 2000 ppm. Sau khi cảnh cắt xong đem nhúng nhanh vào dung dịch đã pha sẵn trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút rồi cắm vào giá thể. Nên pha dung dịch thuốc bằng dung môi là cồn 70° vì cồn vừa có tác dụng hoà tan thuốc, vừa có tác dụng diệt khuẩn vết cắt trước khi giâm.

– Kỹ thuật giâm cành

Cành giâm sau khi được cắt đem nhúng ngay vào thuốc rồi giâm vào giá thể được đóng sẵn trong bầu nilon hoặc khay nhựa.

Chú ý cắm cành đứng thăng, sâu từ 1,5 – 2,0 cm, khoảng cách giâm từ 4 – 5 cm kế cả trong khay hoặc đóng bầu nilon (bầu nilon nên làm loại có đường kính từ 4 – 5 cm). Không nên giâmquá dày sẽ ảnh hưởng đến quang hợp hoặc giâm thưa quá sẽ tốn diện tích giâm.

– Kỹ thuật tưới phun nước

Phải đảm bảo độ âm cho cây. Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể trong 3 ngày sau giâm đạt ở mức 100% là tốt nhất, sau đó có thể giảm độ ẩm giá thể xuống 80 – 90%. Trong điều kiện chưa áp dụng được công nghệ cao tạo độ ẩm bằng chế độ tự động, thì có thể tưới ẩm theo phương pháp thủ công bằng bình, phun nhẹ lên bề mặt luống giâm. Trong giai đoạn đầu khi cành chưa xuất hiện rễ (sau giâm từ 10 – 15 ngày), công việc tưới phun nước càng đòi hỏi chặt chẽ hơn. Sau khi hình thành rễ bất định, giai đoạn này rễ có khả năng hút nước từ giá thể thì ẩm độ giá thêể được đảm bảo từ 80 – 85%.

– Kỹ thuật chăm sóc cành giâm

Phải thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa vì những cành lá này là môi trường truyền nhiễm bệnh. Sau khi giâm từ 5 – 10 ngày cân phun lên cành giâm một số loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón lá, 10 ngày sau phun lại 1 lần (mỗi lứa giâm phun khoảng 2 lần). Làm như vậy sẽ duy trì được dinh dưỡng nuôi cành, tạo được bộ phận thân lá xanh tốt và cành có khả – năng bật lộc sớm, đến khi trồng cây có khả năng hỏi cây nhanh, cây sinh trưởng khoẻ. Các loại chế phẩm thường sử dụng là Atonik 1,8% DD với liều lượng 10 mi/bình 8 / hoặc Komix, phân bón lá Thiên Nông…

Trong thời gian giâm cành phải theo dõi sâu bệnh trên cành giâm, có thể là tàn dư sâu bệnh từ cây mẹ hoặc có thể là sâu bệnh hại mới xuất hiện để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – C. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon