Rệp Vảy – Loài Rệp hại chích hút nhựa cây

Rệp Vảy – Loài Rệp hại chích hút nhựa cây
Đánh giá

Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn về một loài Rệp sống bám trên cây là Rệp Vảy. Loài Rệp này thường hay xuất hiện ở Hoa Hồng, Hoa Lan… Người ta gọi nó là Rệp Vảy vì nhìn nó giống như những chiếc Vảy.

Có hai loại Rệp Vảy là loại màu nâu hoặc loại màu trắng( xanh)

Rệp Vảy màu nâu có vỏ nhỏ tầm 3 đến 5 minimet, màu nâu, nó nổi lên trên bề mặt rất dễ phát hiện. Vị trí nó hay bám là phần thân lá, mặt lá, những cây nhiều Rệp thì sẽ nhiều chi chít trên mặt lá.

Rệp Vảy màu trắng (xanh) sẽ nhỏ hơn Rệp Vảy màu nâu một chút, ẩn mình hơn, nó nằm sâu bên trong các ngách hoa và lá cây nên sẽ khó để diệt trừ.

Cách thức để Rệp Vảy tồn tại là chúng hút, chích nhựa cây rồi tiết ra một chất ngọt, tạo thành lớp muội đen bao phủ khiến cây bị giảm khả năng quang hợp. Khi chúng hút dinh dưỡng của cây thì sẽ làm cho cây dần mất đi sức sống, lá và thân của cây sẽ bị vàng rồi hỏng và héo rụng dần, dẫn tới cây không cho ra hoa và quả như mong muốn, nếu bệnh nặng cây có thể chết.

Mùa phát triển của Rệp Vảy chính là mùa khô hoặc đầu mùa mưa, chúng sẽ phát triển mạnh vào những ngày nắng mưa xen kẽ, thời tiết thất thường khi trời mưa nhiều làm cho độ ẩm cao.

Cách thức lây lan của Rệp Vảy:

Loại bệnh này phát triển rất nhanh nhưng yếu tố làm chúng phát tán nhanh lại chính là loài Kiến. Khi Rệp hút chất dinh dưỡng của cây để sống, chúng sẽ tiết ra chất ngọt như mật đường để dụ Kiến đến. Khi Kiến thấy cây không còn mật đường tức là đã hết chất dinh dưỡng, lúc đó chúng sẽ di chuyển Rệp sang một cây mới khác. Ngoài ra các yếu tố khác như dụng cụ lao động, gió hoặc nước cũng là trung gian để Rệp di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Có trị được Rệp Vảy không?

Hoàn toàn có thể diệt được Rệp, đặc biệt là Rệp trên Hoa Hồng. Điều đầu tiên mà người trồng cây nên biết là không nên có những suy nghĩ tiêu cực khi sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây cảnh. Vì suy cho cùng cây cảnh là để ngắm chứ không phải để ăn, giống như con người khi ốm thì cần phải được uống thuốc. Có điều khi sử dụng thuốc trừ sâu thì cần đảm bảo đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã ghi trên bao bì. Nếu cây có biểu hiện bệnh quá nặng thì nên tách cây ra khỏi các cây xung quanh và đưa cây bị bệnh vào khu vực chăm sóc đặc biệt. Còn với cây mới bị bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể dùng bàn chải đánh răng để cạo rồi đốt chúng đi, tránh nguy cơ lây nhiễm cho cây khác.

Có thể dùng cồn sát khuẩn thấm vào bông rồi lau trực tiếp lên trên chỗ có Rệp, điều này chỉ áp dụng được với các cây bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ. Cây nặng thì cần mua thuốc trị Rệp.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon