Phần 16 – Chương II: Thang điểm đánh giá Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Giá trị thẩm mỹ của Bonsai được đánh giá theo thang điểm dựa trên tính nghệ thuật và kỹ thuật tạo tác cho từng giá trị của các yếu tố, tạo thành nên tác phẩm.

Thang điểm sau đây, được giới thiệu dựa trên cấu trúc thang điểm đã áp dụng trong các cuộc triển lãm Bonsai qua các Hội Hoa Xuân.

Tính thẩm mỹ (30 điểm)

  • Tính tự nhiên của cây.
  • Sự hài hòa của các yếu tố rễ – thân – cành – lá
  • Sự hài hoà giữa cây và chậu
  • Tính độc đoán, ấn tượng

Thời gian tính (10 điểm)

  • Tuổi cây thực tế và tuổi nghệ thuật của cây

Rễ (15 điểm)

  • Hình dạng cấu trúc rễ
  • Sự bố trí và tính thể hiện

Thân (15 điểm)

  • Đường nét của thân
  • Tỉ lệ thân – gốc
  • Màu sắc thân cây

Cành (15 điểm)

  • Nét, dáng, góc của cành
  • Vị trí và sự phân bố hướng cành trong không gian

Tán lá (10 điểm)

  • Độ dày và sự phân chia của các nhánh phụ
  • Màu sắc, kích thước của lá, hoa, trái

Chủng loại (15 điểm)

  • Được xét đến về độ khó nuôi trồng của loài

Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm Bonsai hiện còn có nhiều tranh luận. Thang điểm đánh giá, chỉ nhằm mục đích cụ thể hoá các giá trị một cách chung nhất, để dễ dàng so sáng và phân tích, khi đánh giá các tác phẩm trong đợt triển lãm.

Những điểm số khô khan, lạnh lùng khó mà có tiếng nói chung và sự đồng điệu với sự sáng tạo nghệ thuật, mà sự sáng tạo này lại mang đây màu sắc và dấu ấn riêng biệt của cá nhân.

Nhìn chung, một tác phẩm đẹp, phải bộc lộ được ấn tượng thầm mỹ, độc đáo, nổi trội hơn hẳn các tác phẩm khác về các yếu tố cơ bản.

Tinh túy của nghệ thuật Bonsai là tính thẩm mỹ của tác phẩm phải tự nhiên, tạo ra cho người thưởng ngoạn một cảm giác thật sống động như đang đứng trước một tác phẩm đẹp của tự nhiên.

Một cây Bonsai đạt giải

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon