Phần 04 – Chương II – Mục A: Cắt tỉa (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai

Bonsai có rất nhiều kiểu dáng riêng biệt, mặc dù không có những hình dạng tuyệt đối để làm chuẩn. Nhưng khi tạo dáng cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Nên biết loại bỏ những chỉ tiết thừa, rườm rà và biết giấu đi các khuyết điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của cây.

Vẻ đẹp mỹ thuật của Bonsai còn là sự đơn giản hóa trên cấu trúc của cây. Điều này có được do kỹ thuật cắt tỉa.

Những cây được chọn làm Bonsai nguyên liệu, cho dù đã có một số nét cơ bản nào đó, nhưng trong quá trình nuôi trồng, thưởng thức, nó cũng phải được cắt tỉa và tạo dáng liên tục, mới tạo ra được một cây Bonsai có thẩm mỹ cao trong tương lai.

Hình dáng, kích thước, phong cách của cây sẽ dần được thành hình bằng cách cắt tỉa.

Chúng ta có thể khống chế được sự phát triển của cây bằng cách trồng cây trong chậu nhỏ, cho nó trải nhiều nắng, tưới ít nước, cung cấp ít đình dưỡng, để làm cho bộ rễ của nó phát triển yếu đi, đưa đến kết quả cây sẽ phát triển chậm lại. Nhưng sự hạn chế lâu đài các yếu tố đó sẽ làm cho cây bị suy yếu dần, dễ đưa cây đến chỗ chết. Đó không phải là phương pháp tốt để tạo ra cây Bonsai có kích thước nhỏ.

Khi đã định đáng cho cây được rồi, cần phải luôn kiểm soát sự phát triển của cây, giữ vững kích thước cho nó bằng việc cắt tỉa. Sự cắt tỉa còn giúp loại bỏ những cành, chồi không hợp lý, để tập trung dưỡng chất cho những cành quan trọng của cây phát triển tốt nhất.

Cắt tỉa là một cóng việc được thực hiện trong suốt quá trình sống của cây. nhằm mục đích:

  • Tạo ra được kiểu dáng, bố cục thích hợp. Hình thành nên tỉ lệ cây hài hòa hợp lý theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai.
  • Vì cây Bonsal được trồng trong chậu cạn, cho nên sự phát triển của bộ rễ có giới hạn. Kỹ thuật cất tỉa còn giúp cho việc tạo ra sự cân bằng sinh học giữa bộ lá và rễ trong chậu, giúp cho cây phát triển lâu bên trong điều kiện nuôi trồng Bonsai.
  • Khống chế các cành, nhánh phát triển bất hợp lý, tạo ra một cấu trúc đơn giản. vừa đủ, một cách hài hòa. Đây còn là một tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai.
  • Việc cắt tỉa đúng thời điểm và đúng kỹ thuật còn giúp cho cây trẻ hóa, phục tráng, chống lão hóa.

Có các hình thức cắt tỉa sau:

Cắt thân chính

Việc cắt tỉa đầu tiên ở Bonsai được bắt đầu từ thân chính, bởi vì kiểu đáng, phong cách cây trong tương lai được quyết định từ bước cơ bản này.

Trước khi cắt thân cần phải xác định trước:

  • Kiểu dáng của cây.
  • Chiểu cao của cây trong tương lai khi hoàn thành.

Từ đó mới xác định vị trí cắt, cách cắt cho thật chính xác.

Tiêu chuẩn đẹp của thân là: Gốc nở ngọn thon, tỉ lệ hợp lý giữa đường kính gốc và chiều cao cây nên là 1/6. Cho nên khi quyết định cắt chọn thân chính, cần nghiên cứu kỹ vị trí và hướng phát triển của thân trong không gian để chọn ra mức độ cắt phù hợp.

Sau đó sẽ dùng cành nhỏ bên đưới hoặc chồi mới phát triển, dựng lên thay thế ngọn cây mới. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần trong quá trình tạo dáng cho cây Bonsal.

Sau khi cắt nên chú ý bảo vệ vết cắt, chống sự thấm nước vào vết cắt làm hư mục vết cắt về sau này. Nên để cây mới cắt vào chỗ mát, ẩm để tránh mất nước cho cây.

Chú ý vết cắt nên ở phía sau, hoặc hướng về phía bên trái hoặc bên phải của chính diện.

Nên cắt theo trình tự từ thân lớn đến cành chính, từ cành lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong.

Đối với một số loài cây như Tùng, Thông … không nên cắt quá mạnh tay trong cùng một lúc, mà cần phải cất từng phần, giữ lại một số cành lá trên cây, chờ cho cây sinh chổi mới và phát triển mạnh, mới tiến hành rút ngắn tiếp tục lần sau, để tránh bị chết cây.

Bougainvillea Bonsai Cuttings
Cây có thân trụ cao, hình thể không đẹp. Xác định vị trí và tỉ lệ của vết cắt như sau: Vị trí cao nhất của vết cắt xéo có độ cao bằng 2 – 5 lần đường kính thân. Vị trí của mặt cắt thấp bằng đường kính thân. Sau khi cắt, nên bôi thuốc để bảo vệ mặt cắt khỏi bị hư mục. Nên thực hiện vào đầu mua cây tăng trưởng để vết thương mau liền da.
Bougainvillea Cuttings ~ Bonsai Adventure | A Guide to Bonsai Tree Care and Techniques
Sau một thời gian chồi mới phát triển, chỉ giữ lại một chồi phát triển cao nhất và mạnh nhất để làm ngọn. Diệt các chồi khác để tập trung sinh lực cho chồi đỉnh phát triển mạnh, như vậy vết cắt sẽ mau liền da, phần ngọi mới và thân cũ sẽ mau đạt tới kích thước tương hợp.
Sau 1 – 2 năm, phần ngọn đã lớn, có kích thước tương hợp với phần thân bên dưới, mới tiến hành cắt lần thứ hai, theo hướng ngược lại, cũng theo tỷ lệ 1/2 như trước
Two trees on my bench, which to work first…..  The left hand one is the tree I teased at the end of the Clump style willow leaf fig from a sawn off root ball post. The rig…
Quá trình cắt thân chính được lặp lại có thể nhiều lần trong nhiều năm. Trong quá trình này có thể đồng thời giữ lại một số cành cơ bản trong tương lai ở những vị trí thích hợp. Nên lưu ý đến kích thước cuối cùng của cây để tạo ngọn cho phù hợp.
an irreverant blog by a questing bonsai artist
Cách cắt tạo thân chính từ một cây lớn có tiềm năng. Chọn kiểu thân nghiêng trên cây thân thẳng có nhiều cành lớn. Bằng cách tận dụng cành lớn để biến thành thân chính của dáng nghiêng. Đây là cách phổ biến để tạo Bonsai ở các nhà vườn và khai thác trong tự nhiên.
An Ingenious Technique | Bonsai Bark
Cũng có cách căt staoj cây Bonsai có một thân từ cây nhiều thân. Như ảnh có thể loại bỏ 2/3 thân để giữ lại một thân duy nhất. Bôi thuốc bảo vệ các vết cắt lớn và nên thực hiện kỹ thuật này vào mùa cây tăng trưởng mạnh.

Cắt cành

Trước khi bắt tay vào việc cắt cành, cần thiết phải xác định được nên cắt bỏ nhánh nào? Vị trí? Dài ngắn bao nhiêu? Sao cho các nhành còn lại sau khi cắt có sự hài hoà, tạo ra được một cấu trúc hợp lý theo tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai

Giá trị thẩm mỹ của Bonsai phụ thuộc lớn vào việc này. Cắt cành nhằm mục đích tạo dáng cho cây. Nhưng nó còn nhằm mục đích tạo ra sự đơn giản cho cây một cách vừa đủ.

Việc loại bỏ một số cành, nhánh sẽ làm bớt đi sự rườm rà của cây, tạo ra sự thông thoáng của không gian trong tầm nhìn. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho việc tập trung dưỡng chất nuôi cây ở những cành cần thiết, giúp cho các cành còn lại quang hợp tốt hơn.

Một cành đẹp cũng phải có tiêu chuẩn như ở thân, thuân nhọn ở gốc cành đến ngọn cành, có cành chính phụ rõ ràng.

Độ dài cành nên có kích thước từ 6 đến 8 lần đường kính của thân tại vị trí của cành đó

Kích thước cành không nên quá 1/3 đường kính thân tại vị trí của cành

Khi tiết hành cắt tỉa cần chú ý:

Pruning Bonsai, cutting branches to shape the tree - Bonsai Empire
Cành chính đầu tiên của cây nên ở vị trí khoảng 1/3 chiều cao thân. Đây là cành lớn nhất trên cây. Những cành khách xếp luân phiên xen kẽ lên đến ngọn. Có kích thước và tỉ lệ nhỏ dần. Vị trí xuất phát của cành nên ở nhữnh góc chuyển thân là đẹp nhất. Nên giữ số lượng cành vừa đủ, không quá nhiều cũng như quá ít. Những cành không cần thiết nên loại bỏ hoàn toàn.
The Journal of the Toronto Bonsai Society - President's Message
Khi cắt cành lớn, vết cắt nên sát vào thân. Cắt lõm vào thân là tốt nhất, khi hồi phục vỏ cây sẽ liên lạc với thân, vết sẹp sẽ đẹp mắt. Nếu cắt phẳng, vết cắt sẽ hồi phục lâu hơn và sẹo hơi lồi ra. Cắt còn dư một đoạn chân cành sẽ lâu liền sẹo và vết sẹo sẽ lồi lên không đẹp mắt.

Cách cắt tỉa, tạo bố cục cho tán cây

Ficus Natalensis bonsai five years after I started styling it from a young cutting. #indoorbonsaitrees
Cành lớn ở dưới, cành nhỏ ở trên, các cành xếp đặt theo vòng xoáy trôn ốc từ dưới lên tới ngọn. Các cành ở ngọn, ngắn và sát vào thân, tạo ra chóp hình nón. Các cành trên ngọn cần được cắt tỉa thường xuyên hơn.
Wann man einen Bonsai am Stamm schneidet oder sägt?
Cần loại bỏ những cành mọc ở các vị trí không hợp lý, để tạo ra sự đơn giản cho tán cây. Nếu không có những quyết định dứt khoát trong việc loại bỏ những cành thừa, vô ích, sẽ không bao giờ có được một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao được.
My Bonsai Obsession: A New Front for my "Big" Elm
Cần cắt bỏ những cành mọc đối xứng qua trục thân. Chỉ giữ một trong hai cành dựa trên bố cục tổng thể. Những cành như thế tạo ra sự cân xứng, cứng nhắc trong bố cục. Tính thẩm mỹ không cao.
Căt bỏ những nhánh mọc chụm tại một vị trí. Những nhánh này tạo ra sự rối rắm trong bố cục của bộ cành. Hơn nữa chúng lại cạnh tranh dinh dưỡng với những cành quan trọng của cây.
Honeysuckle winter
Cắt bỏ những nhánh mọc vòng qua thân chính. Đó là các cành lỗi, phi tự nhiên. Trong tự nhiên không có trường hợp cành mọc và uống vòng qua thân chính. Nhưng ở Bonsai bằng kỹ thuật uốn sửa cũng có một số cây được ra như thế để nhằm mục đích lấp đầy không gian của tán cây. Đây là lỗi mượn cành.
*Bonsai
Khôg để cho cành xuất phát từ phần lõm của thân. Đây là những cành không đẹp mắt, nó làm thu hẹp thêm những đường cong đẹp, cần khoe ra cho tầm nhìn thưởng ngoạn. Nhiều người cho rằng đó là rất sai về nguyên tắc âm dương của cây. Cành phải xuất phát từ phần lồi của thân, đó là vị trí dương.

 

Más Más
Trong quá trình phát triển các nhánh phụ thường mọc theo nhiều hướng khác nhau, đan chéo, lộn xộn. Nên cắt bỏ tán cây thưa, thoáng và tạo ra không gian hợp lý cho cây.

Việc cắt cành, còn kích thích cho cây mọc ra nhiều chồi mới non trẻ hơn giúp cho việc tạo dáng được thuận lợi hơn nhiều. Đối với cây mọc thẳng thì những cành trên cao nên được cắt tỉa nhiều hơn, so với cành bên dưới, để hạn chế ưu thế ngọn, giúp các cành dưới có điều kiện phát triển tổt hơn

Cắt tỉa chồi nụ

Là một công việc cắt tỉa tương đối quan trọng, được thực hiện liên tục trong suốt quá trình phát triển của cây.

Mục đích của sự phát triển này là:

  • Khống chế sự tăng trưởng của cây một cách có ý đồ
  • Giữ vững kích thước của hình dáng cây
  • Duy trì được tỉ lệ của thân và cành, nhánh
  • Hạn chế sự phát triển tự do của cành, nhánh.
  • Làm tăng cường sự phân nhánh chi tiết của cành
  • Tạp ra sự thay đổi bố cục cây trong tương lai
剪定-庭木・広葉樹・針葉樹の剪定方法や知識-便利屋らいふぱる
Cắt bỏ bớt những chồi nụ mọc dày, hướng vào trong cấu trúc của cành, tạo sự rối rắm, dày đặc. Một bộ cành đẹp cần thông thoáng có thể quan sát rõ, các chi tiết của cành.
剪定-庭木・広葉樹・針葉樹の剪定方法や知識-便利屋らいふぱる
Hướng của nhánh con trong tương lai sau khi tỉa chồi mọc sai hướng. Bộ cành sẽ có cấu trúc thoáng, đẹp mắt.

Cắt tỉa chồi ngọn

Là cách bấm bỏ các ngọn của cành nhánh, nhằm giúp cho các chồi nách bên trong có cơ hội phát triển. Có thể dùng dao kéo hoặc tay bấm bỏ các chồi non mới phát triển ở phần đỉnh ngọn, các đầu ngọn thường phát triển mạnh mẽ sẽ ức chế sự hoạt động của các chồi nách bên trong.

Chồi ngọn khi bấm tỉa, nên định hướng cho phần cành sẽ phát triển trong tương lai hướng xuống dưới là đúng nhất.

Cách cắt đúng là làm sao để chồi mới mọc ra ở phía dưới. Cấu trúc của bộ cành trong tương lai sẽ hướng dẫn xuống dưới, điều này sẽ làm tăng tính thời gian về mặt cảm giác khi quan sát cây. Cắt sai sẽ khiến chồi phát triển ở mặt trên cành và hướng lên trên tạo ra hình ảnh cây còn non. Dù có uốn sửa vẫn để lại nét không đẹp trên cấu trúc của cành.

Cắt tìa chổi nòn và cành nhỏ còn có tác dụng tạo ra một bộ xương cành có chi tiết đẹp. Trên cấu trúc cành sẽ có những nét cứng như chữ L, mềm mại như chữ C, thẳng như chữ I phối hợp với nhau trông thật tự nhiên và đẹp mắt.

Việc cắt tỉa chồi nụ, chồi ngọn nên được thực hiện thường xuyên, để tạo điều kiện cho các chồi nách ở phía bên trong của cành không bị ức chế, và có cơ hội phát triển tạo nên mạng xương cành chi tiết trên cấu trúc cành.

Cắt tỉa lá

Là phương pháp được sử dụng cho hầu hết những loại cây lá lớn, cây xanh thường niên, cây rụng lá, ngoại trừ cho cây có hoa, có trái.

Việc tỉa lá có mục đích:

  • Kích thích sự sinh trưởng của các chổi nách, tạo ra nhiều chổi non mới.
  • Làm giảm kích thước của lá. hungdesign@c:
  • Làm mới cho bộ lá cây, có màu sắc mới đẹp hơn.
  • Ngăn ngừa sự mất nước, làm giảm trạng thái sốc của cây do thay chậu.

Nên lưu ý mỗi lần cắt bỏ lá là tạo ra một chu kỳ sinh trưởng mới cho cây, cho nên không thực hiện việc bỏ lá quá nhiều lần trong năm, đễ làm cho cây bị suy yếu.

Không nên cắt bỏ lá đối với cây bị yếu, chỉ thực hiện trên cây khoẻ mạnh. Việc cắt tỉa lá phần nào đó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Không nên giữ lại lá ở phần đỉnh ngọn, cành, sau khi cắt bỏ bộ lá. Vì định dưỡng sẽ tập trung ở các phân đó, các cành bên dưới và ở phía trong của cành sẽ bị ức chế khó ra lá mới, cành sẽ phát triển đài ra và có ít xương cành chỉ tiết .

Sau khi tỉa lá nên để cây nơi bóng râm, cho đến khi cây ra lá mới, tường là khoảng sau l tháng.

Đừng bón phân cho cây sau khi tỉa lá, cũng như không nên tưới mước quá nhiều, chậu cây sẽ không khô một cách bình thường khi còn lá, dễ dẫn đến cây bị hư, thối rễ.

Cắt cắt đúng là cắt bỏ toàn bộ phiến lá, chỉ giữ lại cuống lá để không ảnh hưởng đến chồi nách. Đỉnh ngọn non cũng nên loại bỏ để hạn chế ưu thế ngọn, giúp cho các chồi nách có cơ hội hoạt động. Cách cắt sai là cắt một phần lá và để lại một phần lá, nhất là ở các lá non. Các phần lá này sẽ lâu rụng, nó vẫn hoạt động, chồi mới sẽ khó phát triển do bị ức chế

Cắt tỉa rễ

Những người mới bắt đầu với Bonsai thường e ngại việc cắt tỉa rễ cho cây, do lo sợ cây bị ảnh hưởng, dễ chết. Tuy nhiên đây là một việc cần làm để giúp cho cây khỏe mạnh và phát triển tốt trong điều kiện của chậu cạn.

Việc cắt tỉa rễ nhằm các mục đích:

  • Loại bỏ những rễ hư hại, sâu bệnh, già cỗi không còn tác dụng trong việc hấp thu dưỡng chất.
  • Kích thích cho cây tạo ra bộ rễ mới, non trẻ làm cho cây được phục tráng.
  • Tạo cho cây có bộ rễ hợp lý, đẹp hơn trong chậu cạn.
  • Góp phần hạn chế sự tăng trưởng của cây, khống chế chiều cao của cây.
Willow-leaf Fig (Ficus salicaria) grown from a cutting in 2012 getting a heavy root prune to go from a large grow tub into a bonsai pot
Cắt ngắt các rễ lớn, để cho rễ nhỏ gọn, phù hợp với chậu trồng cạn. Những rễ phát triển qúa lớn và mạnh, cần cắt bớt để hạn chết sự phát triển của nó. Những rễ sâu bệnh, bị hư hại nên loại bỏ hoàn toàn. Các rễ nhỏ cũng được cắt bỏ bớt để hạn chế số lượng. Lưu ý vết cắt nên sắc ngọt, tránh bầm dầm sẽ giúp cho bộ rễ mau phục hồi và ít nhiễm bệnh.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon