Bonsai là kết quả của sự sáng tạo. Một cây thông qua những tắc động lý thuật như cất tỉa, uốn sửa sẽ trở thành cây Bonsai có tính chất như cây trong tự nhiên, nhưng được thu nhỏ lại về kích thước.
Để đạt được điều này, đầu tiên đòi hỏi người tạo tác cần nắm rõ tập tính của cây, quá trình sống và sự phát triển của nó, cùng sự hiểu biết về những tác động của tự nhiên như nắng, gió, nước, dnh đưỡng ảnh hưởng đến quá trình sống của cây một cách cụ thể.
Bonsai là một cơ thể sống riêng biệt. Cho nên, đù có hai cây phát triển từ một loại hạt, cùng một chế độ nuôi trồng, chúng vẫn có những sai biệt về hình dạng. Người tạo tác cần dựa trên những đặc điểm riêng của từng cây, mà xác định rõ hình dạng, kiểu dáng cây để đưa ra những quyết định chuẩn xác cho việc tạo tác.
Cần phải hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của cây, các đặc điểm vật lý, sự phát triển, cũng như mối quần hệ về hình dáng của nó với môi trường sống, việc tạo dáng phụ thuộc rất nhiều vào các điểm đặc thù này.
Cây sẽ thay đồi hình dạng dần theo quá trình sống, cho dù là nó được trồng trong chậu cạn. Do đó cần xác định rõ hình dạng, kiểu dáng, tỉ lệ của cây trước tiên, để khi cắt tỉa, uốn sửa, mới tạo ra được một cây Bonsai đẹp và hợp lý.
Cần phải nghiên cứu các điểm mạnh của từng cây, khai thác và phát triển điểm mạnh đó lên và cũng thông qua các kỹ thuật uốn sửa để điều chỉnh lại các lỗi của nó.
Sau khi đã xác định được hình dáng cơ bản của cây, dựa trên dáng cơ bản đó sẽ giúp ta định hình được phong cách thích hợp cho nó, và dùng kiểu dáng đó làm nền tảng cho việc tạo tác.
Mục đích cuối cùng của việc tạo hình này là tái tạo lại hình ảnh của một cây có những ấn tượng thẩm mỹ, tác động vào cảm giác của người xem như hình ảnh của một cây trong tự nhiên nhưng được thu nhỏ lại về mặt kích thước.