Paphiopedilum fairrieanum

Đánh giá

Paphiopedilum fairrieanum (Lindley) Stein

Lưu ý: Bài này khá dài, vì vậy tôi xin phép được đăng làm hai kỳ.

Tên gọi xưa

Cypripedium fairrieanum Lindley

Cùng loài

Cordula fairrieanum (Lindley) Rolfe

Dẫn nhập

Trong một giống thường có nhiều chủng loại cùng sự lúng túng khi định danh, nhưng Paphiopedilum fairrieanum là một ngoại lệ bởi nó khá dễ xác định. Các cây này với những tính chất đặc trưng của phân giống Paphiopedilum như lá xanh xỉn, trên mỗi vòi hoa chỉ mang một hoa, với cái “tai” trông rất cân đối ở hai bên mũi hài, đó là đặc điểm thuộc về hình thái học của hoa, và bởi thế mà chúng được xác định là một nhánh độc lập – Ceratopetalum. Các cánh hoa phần lớn là hướng lên trên và đặc biệt đầu cánh hoa lại cong về sau. Lá đài sau được tô điểm thêm những sọc tím đỏ.

Paphiopedilum fairrieanum thường mọc ở nơi hoang dã cùng với Paph. venustum. Bởi vậy không quá là lạ lẫm một khi có những loài lai, như cây Paph, x pradhanii đã được mô tả vào năm 1979 bởi Pradhan.

Pahiopedilum fairrieanum du nhập lần đầu tiên vào năm 1857 tại nước Anh, trong tạp chí Curtis’s Botanical, ông W. J. Hooker đã viết như sau: “Chúng tôi tin rằng, các cây được sưu tập ở cửa hàng của East Indian Orchids, Steven’s Rooms là cây được gửi đến từ Assam”. Thời điểm cuối 1857, các cây đã ra hoa trước đó ở Burnham, Somerset, trong vườn sưu tập Hornsey Nursery của Reis, và trong bộ sưu tập của Mr. Farrie ở Liverpool, rồi được đưa đi triển lãm ở Willis Rooms thuộc Hội Làm vườn London vào tháng 10 cùng năm, ở đó ông John Lindley đã bị thu hút và ông công bố một loài mới với tên gọi của ông Fairrie. Van Houtte (1810-1876) – nhà làm vườn của Bỉ đã viết trong cuốn Flore des serres rằng, ông ấy đã nhập cây này từ Bhutan (nước láng giềng của Assam), nhưng khi bán ra lại không có tên trong các bản giải thích của ông ta. Không thể đánh giá được tính xác thức trong bản tường trình, tuy nhiên những hồ sơ cũ còn được lưu giữ bởi những người buôn lan của nước Anh trên lục địa, có thể cũng đã xuất bán lại cho rằng đó là những cây do họ nhập về.

Tính chính xác về nguồn gốc cây Lan hài này vẫn còn là bí ẩn qua nhiều năm. Mặc dù theo Hooker cho biết “Assam” là nguồn gốc nơi chúng sinh ra, nhưng trên các quảng cáo thì lại nói cây Lan này được mua bởi Steven’s Rooms, từ Ấn độ, và cũng không có thêm thông tin gì nữa cho đến nay. Sai lầm khi xử lý cây Lan để nó vào nơi có nhiệt độ quá cao, máy điều hòa không khí đã hỏng nên loài Paph. fairrieanum gần như biến mất ở Anh vào cuối thế kỷ. Năm 1905, cây còn sống duy nhất là của Sir Trevor Lawrence ở Anh. Trên lục địa, ông Opoix có bốn cây nhỏ được trồng trong nhà kính của Senate ở Paris, song dường như những cây này không được ổn lắm. Một bài báo được xuất hiện trên tạp chí La Revue Horticale năm 1903, trong đó Opoix nói rằng các cây do ông sưu tập được là từ nhà sưu tập tên là Simons, là một nhà bào chế đã sống nhiều năm ở thị trấn Nowgong (nay gọi là Nagaon) thuộc trung tâm bang Assam, thung lũng Brahmaputra, và ông ta là người có nhiều thời gian rảnh rỗi với những cuộc dạo chơi vào Khasia và Mikir Hills.

Loài lan hài tuyệt diệu này có nhu cầu khá là cao. Sander & Co. của St. Albans đã có một giải pháp đúng khi nhập khẩu Paph. fairrieanum vào thời điểm công ty của ông ta đang gặp khó khăn về tài chính và cần có một cú sốc để cứu vớt tình hình đó. Vì thế, Frederick Sander, có thể gọi là một “ông vua lan”, vào gần cuối năm 1904 đã ra giá là 1.000£ cho một cây Paph. fairrieanum và không bao gồm những giải thích về nguồn gốc của nó. Hy vọng rằng cơ hội này sẽ làm lộ ra những kẻ đi săn lùng lan trong khu vực. Tuy nhiên việc ông Sander có trả đúng số tiền với giá trên hay không thì chưa chắc chắn. Một người sưu tập lan của Sander trong khu vực là Micholitz đã từ chối tham gia vào các nhóm săn lùng lan. Ông đã viết gửi các nhân viên rằng:

“Thực sự tôi rất lấy làm tiếc bởi việc kinh doanh Paph. fairrieanum không được như ý muốn, bởi không chắc rằng có nhiều người thật sự tham gia vào việc sưu tập này, và chưa ai khẳng định rằng số lượng loài này là nhiều (nghĩa là người ấy biết được một số lượng cây đủ lớn để khai thác, vì thế mà sự định giá ở trên dần bị quên lãng). Cho phép tôi nói rằng, khi ông lớn tiếng công bố với thế giới về quy mô lớn lao để có thể trả cái giá 1.000£ chỉ là suy nghĩ trong tưởng tượng của ông, điều đó khiến tôi tin rằng trước sau gì ông cũng nhảy xuống sông từ cây cầu ở London”.

(Còn tiếp…)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon